Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS) lãi quý 2/2021 giảm mạnh, vì sao?

Thứ bảy, 31/07/2021 11:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Mã: PVS) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2/2021 với lợi nhuận ảm đạm. Đồng thời, tổng tài sản tại PVS tính đến cuối kỳ giảm 6% so với đầu năm.

Lợi nhuận của PVS đã giảm mạnh trong quý II.

Lợi nhuận của PVS đã giảm mạnh trong quý II.

Lãi ròng quý 2/2021 "bốc hơi" 39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo tài chính quý 2/2021, PVS ghi nhận doanh thu thuần giảm 44% so với cùng kỳ, đạt 3.063 tỷ đồng. Dù vậy, giá vốn giảm nhanh hơn đã giúp lãi gộp tăng 6,5%, đạt 261 tỷ đồng. Biên lãi gộp được cải thiện từ 4,4% lên 8,5%.

Trong kỳ, PVS đã tiết giảm 65% chi phí tài chính, về mức 14 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí bán hàng tăng 21% lên 27 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 119% lên 238 tỷ đồng.

PVS cho biết trong nửa đầu năm, Công ty thực hiện phân loại chi phí nhân viên của các bộ phận gián tiếp vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Thu nhập khác lại giảm mạnh 92% xuống còn 13 tỷ đồng do các khoản dự phòng hoàn nhập trong quý thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Sau cùng, PVS báo lãi sau thuế đạt 183 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ 2020; lãi ròng quý 2/2021 ở mức 164 tỷ đồng, giảm 39% so cùng kỳ.

Tính chung 6 tháng đầu năm, PVS ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.677 tỷ đồng và lãi ròng 308 tỷ đồng, giảm lần lượt 35% và 19% so cùng kỳ.

2

Năm 2021, PVS đặt mục tiêu doanh thu 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, công ty đã đạt khoảng 57% mục tiêu doanh thu và 44% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trong báo cáo mới nhất, chứng khoán MB Securities (MBS) dự báo năm 2021 PVS có thể đạt 16.570 tỷ đồng doanh thu và 920 tỷ đồng lãi trước thuế, lần lượt giảm 18% và 10% so với thực hiện 2020.

Trong đó lãi gộp dự kiến đạt 856 tỷ đồng, tăng 10%. Lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết đạt 478 tỷ đồng, bằng 250% so với 2020 do có thêm FSO Sao vàng đi vào hoạt động, MV12 khắc phục được sự cố và các dự án khác hoạt động ổn định.

Thu nhập khác từ hoàn nhập dự phòng các công trình xây dựng đạt 150 tỷ đồng, bằng 20% của năm 2020. Năm 2021, các dự án có thể hoàn nhập một phần là Gallaf và Sử tử trắng fullfield.

Con số dự báo này lớn hơn nhiều so với kế hoạch đề ra của PVS khi MBS nhận xét là "khá thận trọng".

Dự báo về các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVS trong năm 2021, MBS xác định lĩnh vực cơ khí dầu khí vẫn là một điểm trũng khi các dự án mới quy mô lớn như Nam Du U Minh, Lô B chưa có.

Trong dài hạn 2021-2025, MBS dự báo PVS có cơ hội tham gia nhiều dự án lớn của ngành dầu khí như: Lô B- Ô Môn, Nam Du - U Minh, Cá Voi Xanh, Báo Vàng, Sư tử Trắng giai đoạn hai.

Các dự án trên bờ như LNG Thị Vải Mở rộng, LNG Sơn Mỹ, LNG Long An, dự án Đường ống Đông-Tây nam bộ, dự án điện khí NT3&4, dự án Nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất,... PVS cũng sẽ mở rộng tham gia thị trường Năng lượng ngoài khơi trong nước và khu vực.

Hàng tồn kho tăng 33%

Về tình hình tài chính tại PVS, tính tới 30/6/2021, tổng tài sản của PVS giảm 6,4% xuống còn gần 24.589 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 7.237 tỷ đồng, chiếm 29% tổng tài sản; khoản phải thu ngắn hạn đạt gần 4.868 tỷ đồng, chiếm 20% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 4.812 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng tài sản.

Ngoài ra, giá trị hàng tồn kho tại PVS đã tăng 33% so với đầu năm, lên 2.813 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, cũng tại thời điểm 30/6/2021, nợ phải trả ghi nhận 11.652 tỷ đồng, giảm 13% sau nửa năm. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 8.172 tỷ đồng, nợ dài hạn chiếm 3.480 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, tổng nợ vay tại PVS ghi nhận 1.185 tỷ đồng, giảm gần 2% so với thời điểm đầu năm. Nợ vay chiếm khoảng 9% vốn chủ sở hữu.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 29/07, giá cổ phiếu PVS giao dịch mức 25.000 đồng/cp, tăng 3,7% so với phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên, giá cổ phiếu PVS đã giảm 18% kể từ đỉnh 30.500 đồng/cp lập vào cuối tháng 6/2021.

Thanh Thư

Bình Luận

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp