(CLO) Bỏ ra hơn 30 tỉ để nắm giữ 65% cổ phần nhưng như vậy chưa đủ để Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) nắm quyền điều hành Hãng phim truyện Việt Nam. Vivaso còn phải thực hiện 7 cam kết quan trọng. Đó là các cam kết gì? [caption id="attachment_184716" align="aligncenter" width="800"]
Hai tháng sau CPH, các nghệ sĩ VFS nói nhà đầu tư không tuân thủ cam kết. Ảnh: V.H[/caption] Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) được thành lập từ năm 1953 và cho ra đời nhiều tác phẩm điện ảnh có giá trị. Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ, VFS liên tục thua lỗ và phải thực hiện cổ phần hóa vào năm 2016. Theo Bộ VHTTDL, lũy kế nợ của Hãng phim tính đến ngày 30/09/2014 (thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa) là 39 tỷ đồng. Trong đó, lỗ từ năm 2004 đến 30/09/2014 là 37tỷ đồng; Số lỗ từ năm 1998 trở về trước là 1,9 tỷ đồng (chưa tìm được nguyên nhân). Công ty đã tiến hành giải trình khoản lỗ lũy kế và cho thấy rằng hoạt động làm phim do Nhà nước đặt hàng từ năm 2004 đến 30/09/2014 có số lỗ lũy kế là 34 đồng; số lỗ lũy kế của hoạt động tự doanh từ năm 2004 đến 30/09/2014 là 3,3 tỷ đồng. Theo phương án cổ phần hóa, VFS bán ra 3,25 triệu cổ phần (tương đương 65% vốn điều lệ) cho nhà đầu tư chiến lược đã được chọn là Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso). Số cổ phần bán đấu giá ra công chúng là 525.000 cổ phần (10,5%); Nhà nước vẫn nắm giữ 20% vốn; 4,5% vốn còn lại bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên của công ty. Nhiều ý kiến cho rằng, Vivaso đầu tư vào VFS chỉ vì đơn vị này đang quản lý nhiều khu “đất vàng” có giá trị lớn như như khu trụ sở chính tại số 4 Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) với diện tích sử dụng gần 5.500 m2; 905m2 ở Hoàng Hoa Thám làm khu chứa đạo cụ, đoàn xe; khu đất rộng 6.382 m2 tại Đông Anh (Hà Nội) là trường quay phim; số 6 Thái Văn Lung (TP Hồ Chí Minh). https://www.youtube.com/watch?v=Ra4uwP79DDY Là nhà đầu tư chiến lược được chọn, khi đầu tư vào VFS, Vivaso phải cam kết với Nhà nước, Bộ VHTT&DL 7 điểm:
Thứ nhất là, 90% doanh thu doanh nghiệp cổ phần hóa phải từ phim chứ không mặt hàng khác. Thứ hai là, cam kết trả tiền thuê đất Hãng phim Việt Nam nợ. Thứ ba là, cam kết đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc làm phim. Thứ tư là, cam kết tuân thủ phương pháp sử dụng đất sau cổ phần hóa để phục vụ sản xuất phim Thứ năm là, cam kết sử dụng toàn bộ số lao động của Hãng phim có nguyện vọng về công ty cổ phần; Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Thứ sáu là, cam kết sử dụng toàn bộ số tiền thu được từ cổ phần hóa đầu tư sản xuất phim, xây dựng cơ sở vật chất, trả nợ, còn lại 20% đấu thầu sản xuất phim. Thứ bảy là, cam kết cử người vào Hội đồng gồm: 1 người trong Hội đồng quản trị, 1 người trong Ban giám đốc và 1 người trong Ban kiểm soát. Sau khi hoàn tất các thủ tục, ngày 20/5/2017, Đại hội cổ đông lần thứ nhất đã diễn ra và ngày 23/6/2017, Bộ VHTT&DL có văn bản thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Hãng phim truyện Việt Nam. [caption id="attachment_184717" align="aligncenter" width="800"]
Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân bức xúc: Quá trình cổ phần hóa có nhiều bất thường. Ảnh: V.H[/caption] Tuy nhiên, 2 tháng sau khi cổ phần hóa, các nghệ sĩ của VFS bắt đầu xung đột với ban lãnh đạo mới của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Hãng phim truyện Việt Nam. Chi hội Hãng phim truyện Việt Nam đã có đơn kêu cứu gửi đến Hội Điện ảnh Việt Nam trong đó có đoạn: "
Sau hai tháng cổ phần, Vivaso đã không giữ đúng cam kết về trả lương cho cán bộ công nhân viên. Mức lương không theo một căn cứ nào, gây bất bình cho cán bộ, công nhân viên.” Ngày 19/9/2017, Hãng phim truyện Việt Nam đã tổ chức một cuộc gặp gỡ với cán bộ, nhân viên trong công ty và báo giới. Cuộc gặp gỡ nhanh chóng biến thành cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các nghệ sĩ với ban lãnh đạo mới – Cuộc tranh cãi buộc Chính phủ phải vào cuộc. Ngày 20/9/2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ thị sát trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam tại số 4 Thụy Khuê, Hà Nội. Và chiều 21/9, tại cuộc họp về việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng để thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim này. Ý kiến này có lẽ đã giải tỏa nhiều bức xúc của các nghệ sĩ trong suốt thời gian qua sau quá trình cổ phần hóa.
Hoàng Lan
Video Nguyễn Mạnh