(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chính thức tuyên bố tái tranh cử hồi đầu tháng 3. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi này sẽ lại bước vào một chiến dịch bầu cử khó khăn tới đây. Trong 5 năm đầu tiên, ông đã rất cố gắng, đầy khát vọng, song đáng tiếc phải đối mặt với nhiều “nhiệm vụ bất khả thi”.
Hiện tượng chính trường
Vào một ngày của tháng 8 năm 2014, ông Macron khi đó mới 36 tuổi và vẫn còn là một nhân viên ngân hàng trước đó 6 năm, đã được bầu làm Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Kỹ thuật số của Pháp - một trong những bộ ngành quan trọng nhất đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Đó có thể nói là một vị trí mơ ước, thậm chí được xem như nấc thang thành công cao nhất mà một chính khách trẻ như ông có thể đạt được.
Tổng thống Macron mang khát vọng giúp Pháp và EU có tầm ảnh hưởng lớn hơn trên trường quốc tế về cả kinh tế lẫn địa chính trị.
Nhưng không, chỉ sau đó đúng 2 năm, cũng vào một ngày của tháng 8, Macron đã bất ngờ xin từ chức bộ trưởng để bước vào một tham vọng lớn hơn nhiều. Đó là tranh cử vị trí tổng thống, bất chấp bị cả Tổng thống đương nhiệm khi đó là Francois Hollande khiển trách. Thậm chí Macron không chỉ tranh cử đơn thuần, mà còn từ bỏ Đảng Xã hội để thành lập một đảng hoàn toàn mới - Đảng Tiến bước! (En Marche!). Rõ ràng đó là một quyết định điên rồ với rất nhiều người, chứ không muốn nói gây sốc với cả nước Pháp và châu Âu.
Tuy nhiên, Macron sau đó đã làm nên điều thần kỳ, tạo ra một hiện tượng lớn khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 7/5/2017, với việc vượt qua đối thủ chính Marine Le Pen ở vòng 2 với tỷ lệ phiếu bầu là 66,1% so với 33,9%.
Đúng như lời hứa trong chiến dịch tranh cử cách đây 5 năm, cho đến khi nhiệm kỳ của mình sắp kết thúc, nhà lãnh đạo trẻ nhất của Pháp kể từ thời Napoléon vẫn giữ vững vai trò mà ông đặt cho mình sau chiến thắng bất ngờ vào năm 2017: Đó là một tổng thống giàu sức mạnh ngoại giao, đưa Pháp trở lại vị thế hàng đầu trên chính trường quốc tế và tiến hành một "cuộc cách mạng dân chủ".
Mặc dù nhiệm vụ lớn cuối cùng của Macron, tức ngăn chặn một cuộc xung đột quân sự lớn nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai, đã kết thúc trong thất bại, nhưng rõ ràng đó không phải là do ông thiếu cố gắng.
Nhà lãnh đạo Pháp vẫn tìm cách ngăn chặn Nga tấn công vào Ukraine, ngay cả khi các quan chức Mỹ cảnh báo rằng điều tồi tệ sắp xảy ra. Macron đã vội vã đến Moscow vào đầu tháng 2, cầu xin hòa bình trong cuộc đàm phán con thoi với người đồng cấp Nga tại một chiếc bàn khổng lồ. Ông trở lại với những cam kết từ Putin và tiếp tục đàm phán với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Khi đó, Macron có lẽ vẫn tin rằng ông đã bảo đảm hòa bình cho thế giới.
Những hy vọng đó đã tan biến chưa đầy 2 tuần sau, đầu tiên là việc Nga công nhận các nước cộng hòa ly khai Donbas, sau đó là điều mà tất cả đều lo sợ: một chiến dịch quân sự tổng lực vào Ukraine.
Nhiệm kỳ 5 năm của Tổng thống Macron còn phải chứng kiến một điều được xem là thất bại của Pháp nữa trên trường quốc tế. Đó là việc Pháp quyết định rút quân khỏi Mali, nơi quân đội Pháp đã sa lầy trong một cuộc chiến khó khăn kéo dài 9 năm với các phiến quân chống lại chính phủ nước này.
Những thất bại trên trường quốc tế cho thấy sự bất lực của Pháp, nhưng nguyên nhân không phải bởi Macron, mà ông thực ra chỉ là người làm tốt nhất có thể để khiến những thất bại đó trở nên ít bẽ bàng hơn. Không thể phủ nhận, Macron đã tìm cách thiết lập và vun đắp mối quan hệ thân thiết với các cường quốc, kể cả đồng minh hay đối thủ.
“Nhiệm vụ bất khả thi”
Thực ra, không có nhà lãnh đạo nước ngoài nào mà Macron cố gắng lay chuyển nhiều hơn Tổng thống Vladimir Putin của Nga, người mà ông đã chiêu đãi trọng thể tại Cung điện Versailles vào tháng 5/2017, chỉ 2 tuần sau khi nhậm chức. Hai năm sau, ông lại tiếp đón Putin, lần này là tại Fort de Brégançon, nơi nghỉ dưỡng mùa hè của các tổng thống Pháp.
“Một nước Nga quay lưng lại với châu Âu không phải là lợi ích của chúng tôi”, Macron tuyên bố vào thời điểm đó. Macron đã áp dụng chiến lược tương tự với một vị khách khó tính khác, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump. Chỉ vài tuần sau chiêu đãi Putin tại Versailles, tổng thống Pháp đã tổ chức bữa tối với Trump tại Tháp Eiffel.
Ban đầu, phong cách ngoại giao nhiệt huyết và lãng mạn đúng chất Pháp của Macron dường như đã phát huy tác dụng. Ông Trump dành lời khen ngợi cho vị tân Tổng thống Pháp, cùng với những cái bắt tay đầy hào hứng và cử chỉ đầy thân thiện khi hai người gặp lại nhau tại Nhà Trắng vào năm sau. Nhưng sau tất cả, Macron đã tỏ ra bất lực trong việc ngăn Trump rút khỏi hiệp định khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran!
Việc thuyết phục ông Putin là một nhiệm vụ quá khó khăn cho ông Macron do khoảng cách giữa 2 bên là quá xa, về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Bên cạnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine và sự bất ổn về chương trình hạt nhân của Iran, Macron còn phải đối mặt với một loạt thách thức ngoại giao khác. Và dường như chúng đều theo cùng một kịch bản: cố gắng, hứa hẹn và kết thúc trong thất bại!
Rất có thể, lý do cũng bởi ông Macron còn khá trẻ và chỉ mới nổi lên trên chính trường quốc tế. Sự nhiệt huyết, có phần cương quyết của vị tổng thống trẻ tuổi này, có thể gây ấn tượng trong những cuộc gặp ban đầu, song lại ít nhiều gây ra những rắc rối cho ông ở những cuộc đàm phán dài hơi và đòi hỏi những cái đầu lạnh.
Đáng ngạc nhiên là quan hệ giữa Pháp và Mỹ đã nhanh chóng chạm mức thấp lịch sử dưới thời Tổng thống Joe Biden. Như đã biết, Mỹ và Anh đã bí mật ký hiệp ước AUKUS với Úc khiến Pháp đánh mất một hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD. Pháp đã đáp trả bằng cách triệu hồi đại sứ của họ từ Mỹ. Phải mất 30 phút điện đàm giữa Macron và Biden, sau đó là cuộc gặp ở Rome, để 2 nước hàn gắn mọi thứ.
Sự thất vọng sẽ đổi màu kỳ vọng?
Tất nhiên, nhiệm kỳ 5 năm của ông Macron không chỉ có quyết tâm, hứa hẹn và rồi thất bại. Bên cạnh việc củng cố lại tầm ảnh hưởng của Pháp tại châu Phi, ông Macron rõ ràng được đánh giá đã phần nào làm “hồi sinh” vai trò của EU trong vấn đề địa chính trị và an ninh khu vực - nhiệm vụ mà tổ chức này từng gần như hoàn toàn phó mặc cho NATO vốn do Mỹ đóng vai trò dẫn dắt.
Khi Macron bước vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ, vị trí chủ tịch luân phiên EU mà Pháp nắm giữ đã tạo cơ hội cho ông tập trung vào chính sách đối ngoại chiến lược của mình: thúc đẩy hội nhập châu Âu và phát triển "quyền tự chủ chiến lược".
Trong 6 tháng Pháp nắm quyền chủ tịch EU, Macron đã chuyển trọng tâm của khối sang lĩnh vực an ninh, kêu gọi nhiều hơn trong chính sách đối ngoại và quốc phòng. Ông nói trong một cuộc họp báo vào tháng 12: “Chúng ta cần chuyển từ một châu Âu trong biên giới sang một châu Âu hùng mạnh trên thế giới, hoàn toàn có chủ quyền, tự do lựa chọn và làm chủ vận mệnh".
Nhưng rồi chỉ đúng 3 tháng sau, một cuộc chiến đã nổ ra trước cửa ngõ EU, khiến ngay cả Đức cũng nhanh chóng đưa ra quyết định lịch sử trong việc tăng cường chi tiêu quân sự. Thế giới rõ ràng đã thay đổi so với những thập kỷ gần đây.
Song cũng bởi vậy, phong cách ngoại giao nhiệt huyết, táo bạo và đầy tham vọng của Macron có thể sẽ phát huy hiệu quả trên chính trường quốc tế tới đây. Tất nhiên, nhận định trên chỉ có ý nghĩa nếu nhà lãnh đạo trẻ tuổi này tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp từ ngày 10/4 đến 24/4 tới đây.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Gần 10 năm qua, với tấm lòng nhân ái và tinh thần sẵn sàng sẻ chia, anh Trần Đức Sơn (49 tuổi), một người thợ xây ở thôn Tân Tùng Sơn, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đã âm thầm đóng góp những giọt máu quý giá của mình để cứu giúp người bệnh. Đến nay, anh đã 10 lần tham gia hiến máu tình nguyện, trở thành một tấm gương sáng về lòng nhân đạo giữa cuộc sống đời thường.
(CLO) Có bao nhiêu loài kiến trên Trái đất? Trước đây, câu hỏi này gần như không thể trả lời. Nhưng nhờ các phương pháp nghiên cứu hiện đại, cùng với sự hỗ trợ của AI và học máy, các nhà khoa học giờ đã bắt đầu làm sáng tỏ những bí ẩn từng không có lời giải.
(CLO) Dù có bàn thắng dẫn trước, U17 Thái Lan vẫn không thể tránh khỏi thất bại 1-3 trước chủ nhà U17 Saudi Arabia ở lượt trận thứ hai bảng A vòng chung kết U17 châu Á 2025. Trận thua thứ hai liên tiếp đã chính thức khiến đội bóng trẻ xứ Chùa Vàng sớm dừng bước và tan mộng World Cup.
(CLO) Hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra mức thuế quan mới, theo các quan chức cấp cao cho biết vào Chủ nhật.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Chuỗi trận bất bại kéo dài hơn nửa năm của Liverpool tại Ngoại hạng Anh đã bị chặn đứng sau thất bại 2-3 trước chủ nhà Fulham ở vòng 31. Đây là trận thua đầu tiên của The Kop kể từ tháng 9/2024, khiến cuộc đua vô địch trở nên nóng hơn trong giai đoạn nước rút.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Trong một nghịch lý đáng báo động, Trung Quốc - quốc gia từng chứng kiến nạn đói kinh hoàng những năm 1960 - giờ đây đang vật lộn với cuộc khủng hoảng béo phì chưa từng có.
(CLO) Tối 6/4, fanpage và kênh TikTok của hoa hậu Thùy Tiên đồng loạt biến mất. Khi truy cập vào fanpage mang tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên, người dùng nhận được thông báo: "Không thể tìm thấy tài khoản này". Tương tự khi truy cập vào kênh TikTok có hơn 5,5 triệu lượt theo dõi của Thùy Tiên, cũng nhận thông báo nói trên.
(CLO) Liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục quảng bá, giới thiệu kẹo rau củ Kera sai sự thật, tài liệu điều tra đến nay xác định, hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên có liên quan đến vụ án. Hiện phía cơ quan Công an đang tích cực điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
(CLO) Nhận định U17 Việt Nam vs U17 Nhật Bản, 22h ngày 7/4 tại VCK U17 châu Á 2025; dự đoán tỉ số U17 Việt Nam vs U17 Nhật Bản cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Rạng sáng 7/4 (giờ Việt Nam), Man Utd và Man City đã không ghi được bất cứ bàn thắng nào và chấp nhận chia điểm với trận hòa không bàn thắng tại vòng 31 Ngoại hạng Anh 2024/25.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.