(CLO) Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.
Ngày 10/1, Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các lệnh cấm vận đối với Gazprom Neft và Surgutneftegas, các công ty thăm dò, sản xuất và bán dầu. Ngoài các nhà sản xuất dầu khí lớn, Mỹ còn nhắm tới hơn 30 nhà cung cấp dịch vụ mỏ dầu, công ty bảo hiểm liên quan đến Nga.
Lệnh trừng phạt cũng nhằm vào 183 tàu đã vận chuyển dầu của Nga nhiều tàu trong số đó thuộc cái gọi là “hạm đội bóng đêm” bao gồm các tàu chở dầu cũ được vận hành bởi những doanh nghiệp không thuộc phương Tây.
Bộ Tài chính Mỹ cũng hủy bỏ một điều khoản miễn trừ trừng phạt các ngân hàng Nga làm trung gian thanh toán năng lượng. Các biện pháp này cho phép một khoảng thời gian tạm dừng cho đến ngày 12/3 để các đơn vị bị xử phạt hoàn tất các giao dịch năng lượng.
Có thể nói, đây là các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất đối với ngành năng lượng của Nga. Trong một cuộc họp báo, đại diện Bộ Tài chính Mỹ cho biết, mục tiêu chính của gói kích thích quy mô lớn này không chỉ làm giảm thu nhập, mà còn phá hủy năng lực sản xuất của Nga, cũng như kích thích các nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Ngành năng lượng của Nga và thị trường dầu mỏ toàn cầu bị ảnh hưởng ra sao?
Gazprom Neft tuyên bố rằng trong 2 năm qua, công ty này đã liên tục chuẩn bị cho nhiều kịch bản cấm vận tiêu cực khác nhau. TASS dẫn nguồn tin từ bộ phận báo chí của công ty cho biết, kể từ năm 2022, Gazprom Neft đã phải chịu nhiều lệnh cấm vận đơn phương của nước ngoài, vì vậy các hạn chế này đều được tính đến trong chiến lược hoạt động của công ty. “Công ty sẽ tiếp tục hoạt động và duy trì sự ổn định trong kinh doanh”.
Theo Stanislav Mitrakhovich, chuyên gia hàng đầu của Quỹ An ninh Năng lượng quốc gia Nga cho rằng, các hạn chế mới được Mỹ đưa ra có thể làm tăng chi phí về mặt tái trang bị công nghệ, số lượng trung gian giữa các nhà nhập khẩu và tăng chiết khẩu đối với dầu thô của Nga. Tuy nhiên, ngành năng lượng Nga sẽ vượt qua thách thức này; bởi lẽ, không chỉ lần này mới bị cấm vận. Theo Argus, mức chiết khấu hiện nay là 13 USD/thùng, song vào năm 2022, mức chiết khẩu lên tới hơn 30 USD/thùng.
Trong khi đó, Phó Tổng Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Nga Alexander Frolov, nhận định rằng những hạn chế đối với các công ty dầu mỏ cụ thể sẽ đòi hỏi Nga phải tái cấu trúc một số quy trình. “Từ đầu năm 2022, các lệnh trừng phạt đã được áp đặt ngay lập tức đối với ngành lọc dầu, đối với ngành dịch vụ mỏ dầu của Nga, việc cung cấp công nghệ, thiết bị và dịch vụ đã bị hạn chế. Giờ đây, các hạn chế không còn áp dụng đối với toàn bộ ngành nữa, mà đối với từng doanh nghiệp riêng lẻ. Hơn nữa, các biện pháp cấm vận thứ cấp là có thể xảy ra”, tờ Izvestia dẫn nhận định của Alexander Frolov.
Theo Alexander Frolov, trong 3 năm qua, các công ty dầu mỏ của Nga đã phải rất vất vả để điều chỉnh quy trình sản xuất, chiến lược kinh doanh của mình để phù hợp với bối cảnh mới, thực tế bị bao vây cấm vận.
Đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu, các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga sẽ gây ra những tác động tiêu cực, đặc biệt là có thể làm biến động giá dầu khí thế giới. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào quyết định giữ nguyên hoặc hủy bỏ ở một mức độ nào đó của Chính quyền Tổng thống Donald Trump sắp tới.
Alexander Frolov cho rằng, tân Tổng thống Mỹ khó có thể chấp nhận giá dầu ở mức 120 USD/thùng. Với Nga, đây là một “món quà” bởi ngành năng lượng là ngành công nghiệp mũi nhọn và mang lại phần lớn ngân sách quốc gia của nước này. Tuy nhiên, việc giá nhiên liệu tăng ở Mỹ, người dân địa phương khó có thể hài lòng. Khi đó, mức độ tín nhiệm của cử tri Mỹ đối với tân Tổng thống Donald Trump sẽ khó tránh khỏi bị tác động, ảnh hưởng.
Mục đích phía sau gói cấm vận của Mỹ
Vào tháng 11/2024, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và Washington ngày càng leo thang, phía Mỹ đã đưa ra gói trừng phạt đối với ngành ngân hàng Nga. Hiện nay, ngành năng lượng Nga cũng đang bị gây sức ép đến mức “nghẹt thở”.
Giới phân tích cho rằng, áp lực trừng phạt Nga từ Mỹ gia tăng trong những tháng gần đây có thể là do sự thay đổi quyền lực sắp tới tại Nhà Trắng. Đầu tiên, Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra những tuyên bố cam kết giải quyết nhanh chóng cuộc xung đột ở Ukraine, có vẻ như điều này không được chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Joe Biden và Ukraine “vừa lòng”.
Thứ hai, ông Trump công khai bày tỏ sẵn sàng đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời cáo buộc chính quyền Tổng thống Joe Biden “đổ thêm dầu vào lửa” cuộc khủng hoảng Ukraine và kéo các nước NATO sa lầy vào cuộc xung đột này.
Ngoài ra, sau khi Quốc hội Mỹ chính thức công nhận kết quả bầu cử tổng thống ngày 6/1, ông Trump đã nói về quá trình chuyển giao quyền lực không diễn ra suôn sẻ như đã hứa. Giới quan sát cho rằng, không loại trừ khả năng ông Trump muốn “ám chỉ” những hành động cứng rắn của chính quyền sắp mãn nhiệm, bao gồm các lệnh trừng phạt mới, cung cấp vũ khí cho Ukraine và cho phép quân đội Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ nhằm tấn công vào lãnh thổ Nga.
Theo Dmitry Novikov, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia Nga cho rằng, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đang cố gắng để lại di sản khó khăn cho những người kế nhiệm. Trong bối cảnh hiện nay, chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ mất nhiều thời gian để tái cấu trúc và khó khăn trong việc giải quyết các ưu tiên trong chính sách đối nội, đối ngoại. Điều này sẽ hạ thấp uy tín của Đảng Cộng hòa, ngược lại, củng cố vị thế của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử liên bang tiếp theo.
Bên cạnh đó, nếu Tổng thống Donald trump muốn dỡ bỏ từng phần lệnh cấm vận đối với Nga, ông sẽ cần phải có được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ. Nếu điều này gây bất lợi cho Washington, không loại trừ khả năng ông Trump sẽ lại bị lôi vào những vấn đề pháp lý liên quan đế “mối quan hệ gần gũi” với Nga như những gì ông đã trải qua vì cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Cũng theo Dmitry Novikov, việc áp dụng các lệnh cấm vận mới về nguyên tắc là sự tiếp nối đường lối chung được cách chính quyền Mỹ gần đây xây dựng. Sự xuất hiện của Tổng thống Donald Trump sẽ không có nghĩa là sẽ có bước chuyển hướng tích cực trong quan hệ Mỹ-Nga và chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ tìm cách duy trì ưu thế trên trường quốc tế. Thực tế, trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump cũng đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Nga và đưa ra nhiều quyết định đẩy căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa hai cường quốc.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, số liệu đến hết ngày 11/1/2025, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 88.488 căn (trong đó 48.989 căn nhà đã khánh thành và khởi công mới 35.899 căn nhà). Tết Nguyên đán 2025, dự kiến có nhiều hộ được đón tết trong ngôi nhà mới và có nhiều gia đình sẽ tiếp tục được nhận ngôi nhà khang trang.
(CLO) Vụ nổ nghiêm trọng tại nhà hàng Kojot ở thành phố Most, phía tây bắc Cộng hòa Séc, đã khiến 6 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương, theo cơ quan cứu hộ cho biết vào ngày 12/1.
(CLO) Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Kiều Hưng (SN 1995, trú tại thôn Quỳnh Ngọc, xã Ea Na, huyện Krông Ana) để làm rõ hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
(CLO) Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ không tham dự phiên điều trần đầu tiên trong tiến trình xét xử quyết định luận tội ông, dự kiến diễn ra vào tuần tới, do lo ngại về an toàn cá nhân.
(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đào tạo doanh nhân làm thế nào để vẫn có lợi ích, lợi nhuận, nhưng vẫn yêu nước, trách nhiệm dân tộc, trách nhiệm xã hội, kinh doanh giữ tín, không lợi mình hại người, biết đem tinh thần “kiến lợi tư nghĩa”.
(CLO) Liên đoàn cờ tướng Trung Quốc (CXA) vừa công bố một thông báo chấn động, khi 41 cao thủ cờ tướng bị xử lý vì hành vi mua bán độ. Trong số này, ba "kỳ vương" nổi danh là Trịnh Duy Đồng, Triệu Hâm Hâm và Uông Dương bị cấm thi đấu trọn đời, theo đài CCTV đưa tin ngày 12/1.
(CLO) Tính đến sáng ngày 12/1/2025, số người bị ảnh hưởng bởi đợt lũ lụt nghiêm trọng tại bang Johor của Malaysia đã vượt quá 3.000 người, tăng so với con số 2.524 người vào tối hôm trước.
(CLO) Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, thị trường Philippines đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 47,4% trong tổng lượng và chiếm 46,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
(CLO) Hàng nghìn người đã tập trung tại thị trấn Riesa, bang Sachsen của Đức, để phản đối đại hội quan trọng của đảng cực hữu Alternative für Deutschland (AfD).
(CLO) Các quan chức từ Hoa Kỳ và EU đã thúc giục các nhà xuất khẩu Ấn Độ đánh giá cẩn thận hoạt động thương mại của họ với Nga để đảm bảo tuân thủ các lệnh trừng phạt của họ, theo báo cáo của tờ Hindu Business Line.
(CLO) Cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ Y tế đề xuất với Chính phủ bổ sung danh mục thuốc bảo hiểm y tế có giá trị cao hơn, các loại thuốc điều trị ung thư nhằm mục tiêu giảm bớt khó khăn cho người dân.
(CLO) Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden vào thứ Bảy đã trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống, danh hiệu dân sự cao quý nhất của Mỹ, cho Giáo hoàng Francis - theo thông báo từ Nhà Trắng.
(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.
(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?
(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.
(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.
(CLO) Các nhà khoa học chỉ ra rằng cơn bão Helene tại Mỹ, cháy rừng ở Amazon, những trận mưa trái mùa cực lớn ở Nam Á và các thảm họa thiên nhiên khác trong năm 2024 đều gây ra nhiều thiệt hại thảm khốc hơn do biến đổi khí hậu.
(CLO) Năm 2024 đã trở thành một năm đầy thử thách, không chỉ vì các biến động địa chính trị mà còn do những xung đột kéo dài và sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ.
(CLO) Chỉ trong vòng một tuần vừa qua, khi thế giới đang nhộn nhịp đón Giáng sinh và Năm mới, thế giới đã xảy ra một loạt vụ tai nạn hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.