(CLO) Ngành công nghiệp thời trang trên toàn cầu hiện tại có trị giá hơn 2,5 nghìn tỉ USD. Trong đó có các tên tuổi như: Bernard Arnault, Amancio Ortega, Francois Pinault… trở thành những tỉ phú sở hữu khối tài sản khổng lồ lên đến hàng chục tỉ USD.
Thời trang là một trong những lĩnh vực chưa bao giờ thôi được đại chúng quan tâm, săn đón và sẵn sàng rút ví để đeo đuổi. Ngành công nghiệp toàn cầu trị giá tới 2,5 nghìn tỉ USD này đã giúp những những “tay chơi” hàng đầu trong giới, từ các nhà thiết kế, CEO, nhà sáng lập thương hiệu đến những người thừa kế... trở nên giàu có đến kinh ngạc.
Mới đây, Business Insider vừa tổng hợp danh sách những người giàu nhất trong làng thời trang thế giới dựa theo bảng xếp hạng tỉ phú của Forbes cũng như số liệu từ Bloomberg.
Trong đó, 10 “gã khổng lồ” của giới thời trang toàn cầu bao gồm nhà đồng sáng lập Nike, tỉ phú đứng sau thương hiệu Uniqlo, ông trùm bán lẻ sở hữu Zara, chủ tịch tập đoàn LVMH…
Sandra Ortega Mera: 6,91 tỉ USD
Nữ đại gia 52 tuổi gia nhập danh sách những người giàu nhất làng mốt toàn cầu nhờ là con gái của Amancio Ortega - doanh nhân người Tây Ban Nha sáng lập nên tập đoàn thời trang Inditex.
Đây là doanh nghiệp tỉ đô này nổi tiếng với việc sở hữu chuỗi cửa hàng quần áo và phụ kiện Zara. Ái nữ của ông trùm U.90 và người vợ đầu Rosalia Mera hiện là người phụ nữ giàu nhất Tây Ban Nha, danh hiệu được kế thừa từ người mẹ quá cố của bà.
Theo Forbes, mặc dù không tham gia điều hành doanh nghiệp của cha, Sandra Ortega Mera vẫn giàu "nứt vách" nhờ nắm giữ khoảng 4,5% cổ phần tại Inditex
Heinrich Deichmann: 7,12 tỉ USD
Heinrich Deichmann, một tỉ phú người Đức hiện là Giám đốc điều hành của nhà sản xuất giày quốc tế Deichmann. Đây là doanh nghiệp giàu có được ông nội của ông thành lập vào năm 1913. Danh tiếng của thương hiệu này đến từ việc tạo ra các sản phẩm giày dép chất lượng, giá cả phải chăng, đây cũng chính là tiêu chí đã ăn sâu vào lịch sử tồn tại và phát triển của hãng.
Ngày nay, Deichmann trở thành nhà bán lẻ giày lớn nhất châu Âu với hơn 4.200 cửa hàng trải khắp khu vực và tấn công sang thị trường Mỹ. Với danh tiếng và quy mô rộng khắp của Deichmann, không quá ngạc nhiên khi thương hiệu này giúp Heinrich Deichmann trở thành những đại gia hàng đầu làng thời trang thế giới.
Stefan Persson: 16,6 tỉ USD
Ông trùm kinh doanh người Thụy Điển sở hữu khối tài sản kếch xù kể trên nhờ có tới 35% cổ phần của công ty thời trang H&M, đây là một trong những hãng bán lẻ quần áo và phụ kiện đắt khách nhất thế giới. Stefan Persson từ chức chủ tịch công ty vào tháng 5.2020 và con trai của ông là Karl-Johan tiếp quản vai trò này.
Ngoài thương hiệu cùng tên, tập đoàn H&M còn sở hữu các thương hiệu đắt giá khác như Weekday, COS và Monki. Theo báo cáo thường niên của tập đoàn, các thương hiệu này đã mang về cho doanh nghiệp hơn 22 tỉ USD doanh thu ròng trong 2018.
Ngoài ra, “Gã khổng lồ” của ngành thời trang nhanh (Fast-fashion) Thụy Điển có khoảng 4.900 cửa hàng tại 73 thị trường khắp thế giới.
Leonardo Del Vecchio: 20,9 tỉ USD
Leonardo Del Vecchio có mặt trong danh sách những nhân vật giàu nhất làng thời trang quốc tế là do ông đã sáng lập nên tập đoàn mắt kính khổng lồ của Ý mang tên Luxottica. Các thương hiệu nổi tiếng nhất của tập đoàn này phải kể đến Rayban, Persol, Oakley…
Ngoài ra, họ cũng sản xuất kính râm và gọng kính cho các thương hiệu xa xỉ như: Chanel, Prada, Armani, Burberry, Versace, D&G… Năm 2018, Luxottica hợp nhất với Essilor của Pháp và trở thành nhà sản xuất kiêm bán lẻ kính râm và kính thuốc lớn nhất thế giới.
Tadashi Yanai: 31,9 tỉ USD
Đại gia người Nhật Tadashi Yanai là nhà sáng lập đế chế thời trang Fast Retailing, tập đoàn bán lẻ quần áo lớn nhất châu Á và là công ty mẹ của Uniqlo.
Theo Bloomberg, ông lớn làng mốt xứ phù tang bắt đầu sự nghiệp từ một tiệm may ven đường của cha mình ở vùng ngoại ô hẻo lánh. Yanai sau đó đã đổi tên công ty thành Fast Retailing vào đầu những năm 1990 để phản ánh chiến lược kinh doanh thời trang nhanh của mình.
Được biết, nhà sáng lập tài năng ra mắt hàng Uniqlo đầu tiên vào năm 1984 và đã mở rộng thương hiệu lên hơn 2.000 cửa hàng tại ít nhất 20 quốc gia, vùng lãnh thổ. Fast Retailing hiện có cửa hàng trải khắp thế giới, đem về doanh thu khoảng 20,8 tỉ USD trong năm 2019.
Alain và Gerard Wertheimer: 32,3 tỉ USD
Alain Wertheimer đồng sở hữu hãng thời trang Pháp Chanel cùng với em trai Gerard Wertheimer. Alain hiện là chủ tịch của hãng mốt xa xỉ bậc nhất thế giới trong khi Gerard quản lý bộ phận đồng hồ của công ty ở Thụy Sĩ.
Ngoài ra, anh em nhà Wertheimer thừa kế đế chế thời trang khét tiếng từ ông nội của họ - Pierre Wertheimer, người đã thành lập thương hiệu cùng Gabrielle "Coco" Chanel vào năm 1913. Alain và Gerard Wertheimer mỗi người sở hữu 32,3 tỉ USD, đưa họ trở thành một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất đến làng thời trang toàn cầu.
The New York Times gọi anh em đại gia này là “tỉ phú trầm lặng nhất làng mốt”. Gerard Wertheimer nói với trang báo: “Nhắc đến Chanel phải nói đến Coco Chanel, Karl Lagerfeld, đó là những người làm việc và sáng tạo tại Chanel chứ không phải nhà Wertheimer”. Phil Knight: 40,4 tỉ USD
Phil Knight không chỉ là ông trùm khét tiếng của ngành thời trang mà còn được biết đến là một trong những tỉ phú giàu nhất hành tinh. Đại gia 82 tuổi từng là một vận động viên điền kinh sau đó cùng sáng lập hãng giày Nike với Bill Bowerman - huấn luyện viên thời đại học của ông, vào năm 1964.
Trải qua hơn nửa thế kỷ phát triển, Nike thu về 37,4 tỉ USD và có hơn 75.400 nhân viên trong năm 2020. Theo Forbes, Phil Knight đã nghỉ hưu với tư cách là chủ tịch của Nike vào năm 2016 sau 52 năm lèo lái thương hiệu.
Ngoài ra, Phil Knight không chỉ là một doanh nhân nhạy bén, tài giỏi, ông còn là một nhà từ thiện tích cực và đã quyên góp 2 tỉ USD cho các tổ chức khác nhau.
Francois Pinault: 42,6 tỉ USD
Với khối tài sản lên đến 42,6 tỉ USD, không có gì đáng kinh ngạc khi Francois Pinault đứng thứ ba trong danh sách. Tỉ phú người Pháp là nhà sáng lập kiêm chủ sở hữu của tập đoàn xa xỉ Kering, ông lớn đứng sau các hãng thời trang biểu tượng như Gucci hay Alexander McQueen.
Theo đó, doanh nhân khét tiếng kiêm nhà sưu tập nghệ thuật này còn nắm trong tay nhiều tài sản giá trị. Ông là người giàu thứ ba tại Pháp sau Bernard Arnault và Francoise Bettencourt Meyers.
Amancio Ortega: 59,6 tỉ USD
Amancio Ortega ông vua của ngành thời trang Tây Ban Nha trở thành chủ nhân của khối tài sản gần 60 tỉ USD nhờ công việc kinh doanh thuận lợi của tập đoàn bán lẻ Inditex.
Đây là doanh nghiệp được vị tỉ phú lừng danh này thành lập năm 1975 cùng người vợ cũ Rosalia Mera. Amancio Ortega sở hữu 59% cổ phần của công ty. Inditex là nhà bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới với việc sở hữu loạt thương hiệu quen thuộc như: Zara, Pull & Bear, Bershka, Massimo Dutti, Stradivarius…
Bernard Arnault: 88 tỉ USD
Ông trùm kinh doanh người Pháp Bernard Arnault đang là cái tên “thống trị” làng mốt thế giới với khối tài sản cao nhất trong danh sách với 88 tỉ USD. Đại gia 71 tuổi hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của LVMH, tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới.
Không những là nhân vật giàu nhất trong ngành công nghiệp thời trang, tỉ phú sinh năm 1949 còn là người giàu thứ ba thế giới, chỉ sau Bill Gates và Jeff Bezos. LVMH là công ty mẹ của nhiều thương hiệu đắt đỏ như: Louis Vuitton, Christian Dior, Hublot, Bulgari, Fendi, Givenchy, Celine…
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Mang số báo danh 28, Hoàng Châu Anh - Thí sinh đến từ vùng đất Cao Bằng địa linh nhân kiệt – đang là một trong những ứng cử viên nổi bật nhất tại cuộc thi Hoa hậu Di Sản Áo Dài Việt Nam 2024.
(CLO) Hãng phim Universal Pictures vừa hé lộ đoạn trailer (đoạn quảng cáo ngắn) đầu tiên của How to Train Your Dragon (tựa Việt: Bí kíp luyện rồng) phiên bản người đóng, khơi dậy sự phấn khích từ hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới.
(CLO) Huỳnh Hiểu Minh hiện phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về cả danh tiếng lẫn sự nghiệp khi bộ phim mới của anh có doanh thu giảm mạnh, tỷ lệ trả lại vé lên tới 10%.
(CLO) Trên mạng xã hội, không ít khán giả cho rằng trang phục của em út BlackPink ngày càng "kiệm vải". Bên cạnh vấn đề trang phục, khán giả cũng kêu ca việc giá vé tham gia sự kiện quá đắt, lên tới khoảng hơn 1.200 USD cho 80 phút trình diễn.
(CLO) Hollywood bước vào mùa Giáng sinh với "Red One" – bộ phim hành động phiêu lưu đậm màu sắc lễ hội, do Dwayne Johnson và Chris Evans thủ vai chính, đang đứng đầu phòng vé ở Bắc Mỹ vào cuối tuần.
(CLO) "Cu li không bao giờ khóc" chỉ thu được khoảng 148 triệu đồng sau 2 ngày công chiếu. Bộ phim từng được đặt nhiều kỳ vọng này không cạnh tranh được với loạt phim ngoại như "Cười xuyên biên giới", "Red One: Mật mã đỏ"...
(CLO) Hãng phim Disney vừa chính thức loại khỏi lịch chiếu phần tiếp của Star Wars (tựa Việt: Chiến tranh giữa các vì sao), dự kiến phát hành vào ngày 18/12/2026. Thay vào đó, Ice Age 6 (Kỷ băng hà 6) sẽ được phát hành vào cùng thời điểm.
(CLO) Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM nhận định chưa có chế tài xử lý trường hợp ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát ở nước ngoài dù đang trong thời gian bị cấm diễn 9 tháng.