Top 10 trường đại học lâu đời nhất thế giới

Thứ hai, 21/09/2020 22:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những trường đại học như Al Quaraouiyine, Morocco, được thành lập từ năm 859, đây đều là những trường đại học lâu đời nhất thế giới hiện nay vẫn đang hoạt động, tiêu biểu nhất là đại học Al-Azhar, Ai Cập, năm 970.

Hiện trên thế giới có rất nhiều trường đại học có tuổi đời hàng trăm năm, nhưng lại hoạt động ngắt quãng hoặc đóng cửa. Tuy nhiên, lại có những trường đại học vẫn hoạt động bình thường mặc dù đã rất lâu đời và khá nổi tiếng trên thế giới.

10 trường đại học được giới thiệu dưới đây đã trải qua nhiều quy trình sáp nhập, đổi thay để phù hợp với từng thời đại, liên tục tuyển sinh và hoạt động xuyên suốt từ quá trình thành lập. Trong số đó, có nhiều trường vẫn giữ được bản sắc, danh tiếng và sự cạnh tranh của đại học trẻ.

1. Đại học Al Quaraouiyine (Fez, Morocco)

Đại học Al Quaraouiyine được thành lập từ năm 859 bởi bà Fatima al-Fihri, Đại học Al Quaraouiyine mở cửa liên tục và là trường cấp bằng đầu tiên trên thế giới, được tổ chức UNESCO và kỷ lục Guinness công nhận.

1

Sau đó, trường được sáp nhập vào hệ thống đại học công của Morocco vào năm 1963, tập trung vào các khía cạnh như Hồi Giáo, ngôn ngữ Ả Rập, pháp luật...

Các nhân vật nổi tiếng đã tốt nghiệp trường Al Quaraouiyine là triết gia Averroes hay triết gia Do Thái Maimonides vào thế kỷ 12.

2. Đại học Al-Azhar (Cairo, Ai Cập)

Đại học Al-Azhar thành lập năm 970, Đại học Al-Azhar là trường đại học cấp bằng lâu nhất của Ai Cập, được coi là trường danh giá nhất của Hồi Giáo dòng Sunni.

Trường hiện quản lý hệ thống đại học toàn quốc với khoảng 2 triệu sinh viên, mục đích là truyền bá Hồi giáo và huấn luyện quan chức tôn giáo của Ai Cập. Thư viện của trường Al-Azhar được đánh giá là quan trọng thứ hai của Ai Cập, chỉ sau thư viện quốc gia.

2

Cựu sinh viên nổi tiếng của trường là Muhammad Ma Jian, người đầu tiên dịch kinh Qur’an sang tiếng Trung Quốc, hay Saad Zaghlul, nhà lãnh đạo cuộc cách mạng 1919 ở Ai Cập chống chế độ đô hộ Anh quốc.

3. Đại học Bologna (Bologna, Italy)

Đại học Bologna thành lập năm 1088, Đại học Bologna là trường lâu đời nhất được mở cửa liên tục ở phương Tây. Với 11 đại học nhỏ, trường Bologna là nơi khai sinh ra khái niệm universitas, hay university trong tiếng Anh, tiền thân của toàn bộ đại học hiện đại ở châu Âu.

3

Nổi tiếng với sự tập trung giảng dạy văn học cổ điển và hệ thống luật dân sự, trường Bologna là cái nôi của luật pháp châu Âu dưới thời Trung đại, tạo nền tảng cho hệ thống luật dân sự hiện đại của châu Âu và nhiều nước khác. Cho đến giai đoạn cận đại, trường Bologna chỉ tập trung vào bậc học tiến sĩ, tuy nhiên đến nay sinh viên có thể theo học cả chương trình cử nhân và thạc sĩ ở đây.

Trường Bologna đã có vô số cá nhân nổi tiếng từng theo học, ví dụ nhà khoa học Copernicus, người đi đầu trong thuyết Nhật Tâm, giáo hoàng Alexander VI hay giáo hoàng Nicholas V.

4. Đại học Oxford (Oxford, Anh)

Đại học Oxford bắt đầu giảng dạy từ năm 1096, đây là một trong những hệ thống trường lâu đời và danh giá nhất thế giới. Với 38 trường thành viên, Đại học Oxford giảng dạy gần như mọi ngành học với hơn 23.000 sinh viên đến từ khắp thế giới.

Dù không có ngày thành tập chính thức, việc giảng dạy ở Oxford đã được bắt đầu từ năm 1096. Số lượng sinh viên dần tăng lên khi vua Henry II cấm người Anh theo học tại Đại học Paris (Pháp), khiến trường Oxford tăng số sinh viên nhanh chóng.

4

Trường được công nhận là đại học vào năm 1231, nhận quyết định hoàng gia vào năm 1248.

Bên cạnh đó, đại học Oxford có lịch sử đồ sộ, với nhiều học sinh và giảng viên nổi tiếng. 27 thủ tướng Anh, 30 lãnh đạo quốc tế, nhiều nhà khoa học vĩ đại như Albert Einstein, Stephen Hawkings và 29 học giả nhận giải Nobels đều có thời gian học tập, giảng dạy ở đây.

5. Đại học Salamanca (Salamanca, Tây Ban Nha)

Đại học Salamanca thành lập năm 1134, Salamanca là trường đại học công của Tây Ban Nha, tập trung nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn với 28.000 sinh viên đại học và cao học. Trường đặc biệt nổi bật với các ngành ngôn ngữ, luật và kinh tế.

5

Trường Salamanca nhận được sự công nhận của hoàng gia Tây Ban Nha, đứng đầu bởi vua Alfonso IX vào năm 1218, với nhiều trường đại học trực thuộc giảng dạy thiện nguyện cho học giả có hoàn cảnh khó khăn. Kinh phí hoạt động được cung cấp bởi hoàng gia Tây Ban Nha và chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, từ thế kỷ 18 khi nguồn trợ cấp bị dừng lại, trường Salamanca bắt đầu thu học phí.

6. Đại học Paris (Paris, Pháp)

Đại học Paris thành lập năm 1160, Đại học Paris đã có tầm ảnh hưởng tới giới học thuật quốc tế từ thời Trung Cổ, đặc biệt là trong các ngành nhân văn như thần học hay triết học.

Kể từ năm 1970, Đại học Paris được phân tách ra 13 đại học nhỏ độc lập, sau đó một số lại liên kết tạo thành các nhóm mới, ví dụ nhóm trường Sorbonne nổi tiếng của Paris.

6

Ngoài ra, đại học Paris nổi tiếng với nhiều học sinh và giảng viên có tầm ảnh hưởng quốc tế như giáo hoàng La Mã, triết gia Voltaire, nhà văn Balzac và 49 học giả từng nhận giải Nobels.

Hai người nổi tiếng nhất trong thời hiện đại của Đại học Paris là nhà khoa học Pierre và Marie Curie, những người tiên phong trong các nghiên cứu về tính phóng xạ trong nguyên tử.

7. Đại học Cambridge (Cambridge, Anh)

Đại học Cambridge thành lập năm 1209, Đại học Cambridge đã sánh vai cùng người đàn anh Oxford, trở thành một trong những đại học danh giá và lâu đời nhất thế giới. Trường nổi tiếng khi có một trong những nhà xuất bản lâu đời và lớn nhất thế giới - Nhà xuất bản Đại học Cambridge.

Từ khi thành lập, trường đã mở 31 đại học trực thuộc cùng hơn 100 khoa nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo 20.000 sinh viên, cung cấp 15 triệu đầu sách trong hơn 100 thư viện.

7

Các nhà khoa học, nhân vật có ảnh hưởng từng học như nhà tự nhiên học Charles Darwin, nhà vật lý học Stephen Hawking. Bên cạnh đó, 116 học giả từng nhận giải Nobels đã nghiên cứu và giảng dạy tại đây.

8. Đại học Padua (Pardua, Italy)

Đại học Padua thành lập năm 1222, Đại học Padua là một trong những trường nổi bật nhất của châu Âu trong thời kỳ hiện đại, trực thuộc Chính phủ Italy kể từ năm 1873 khi đất nước này được thống nhất. Trường hiện có gần 60.000 sinh viên theo học nhiều chuyên ngành, từ triết học, văn học đến thiên văn, y học.

8

Nhờ lịch sử lâu đời, trường đã đào tạo nhiều tri thức nổi tiếng của nhân loại, trong đó có Nicolaus Copernicus, nhà thiên văn đi đầu trong thuyết Nhật Tâm, người cũng đã có thời gian học ở đây sau khi rời khỏi Bologna.

9. Đại học Naples Federico II (Naples, Itay)

Đại học Naples Federico II thành lập năm 1224, Đại học Naples Federico II là trường công được trợ cấp bởi chính phủ, không có yếu tố tôn giáo tại thành phố vịnh Naples bên cạnh núi lửa Vesuvius.

Trường có 3 khoa: Khoa học và Công nghệ, Khoa học Đời sống, và Khoa học Xã hội và Nhân văn, giảng dạy cho gần 80.000 sinh viên.

10. Đại học Toulouse (Toulouse, Pháp)

Đại học Toulouse thành lập năm 1229, Đại học Toulouse tập trung giảng dạy thần học, luật học và y tế, trước khi bị phân tách vào năm 1793 trong thời kỳ Cách mạng Pháp.

Báo Công luận

Hiện, các trường đại học nhỏ liên kết với nhau tạo thành nhóm đại học Toulouse (UFTMP), thừa hưởng toàn bộ tinh hoa hàng trăm năm của trường Toulouse.

PV

Tin khác

TP HCM: Tỷ lệ chọi vào trường Phổ thông Năng khiếu cao nhất trong 6 năm

TP HCM: Tỷ lệ chọi vào trường Phổ thông Năng khiếu cao nhất trong 6 năm

(CLO) Năm 2024, trường Phổ thông Năng khiếu tuyển sinh 595 chỉ tiêu cho 7 lớp 10, tỷ lệ chọi trung bình khoảng 1/6,5. Tỷ lệ chọi này cao hơn so với mức 1/5,2 của năm ngoái và cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Giáo dục
Nam Định đưa ra lưu ý với thí sinh trước kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024 – 2025

Nam Định đưa ra lưu ý với thí sinh trước kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024 – 2025

(CLO) Một trong những lưu ý đối với thí sinh trước kỳ thi vào lớp 10 tại Nam Định là phải có trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản, mật khẩu được cấp để đăng nhập vào phần mềm quản lý thi. Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì liên hệ với trường THCS nơi thí sinh đang học để được hỗ trợ.

Giáo dục
Vụ phát đơn 'xin không thi lớp 10': Kiểm điểm lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm

Vụ phát đơn 'xin không thi lớp 10': Kiểm điểm lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm

(CLO) Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn đã chủ trì tổ chức cuộc họp chấn chỉnh, kiểm điểm lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng các cá nhân liên quan vụ việc phát đơn “xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10” tại trường THCS Nguyễn Văn Bứa.

Giáo dục
Bắc Ninh: Nghiêm cấm nhà trường, giáo viên vận động hoặc ép buộc học sinh bỏ thi tuyển sinh vào lớp 10

Bắc Ninh: Nghiêm cấm nhà trường, giáo viên vận động hoặc ép buộc học sinh bỏ thi tuyển sinh vào lớp 10

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu tuyệt đối không được vận động, ép học sinh không được đăng ký dự thi tuyển sinh vào THPT công lập. Nếu phát hiện vi phạm thì trước hết người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm.

Giáo dục
Chuyển đổi số trong giáo dục còn nhiều thách thức

Chuyển đổi số trong giáo dục còn nhiều thách thức

(CLO) Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đòi hỏi người lao động phải có năng lực số. Nhà trường chính là nơi đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực thiết yếu đó.

Giáo dục