TP. HCM: Công nhân ‘ngại’ gửi con vào trường mầm non công lập

Thứ hai, 12/09/2022 13:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không ít phụ huynh là công nhân đang rơi vào tình trạng "bế tắc" bởi mức lương ít ỏi không đủ gửi con vào trường mầm non tư thục. Còn việc gửi con vào trường công lại khó hơn, vì trường không nhận giữ sau 17h, nghỉ giữ trẻ vào thứ 7,...

Tăng ca, không thể đón con vào… giờ hành chính

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP. HCM, hiện thành phố có 16 khu chế xuất, khu công nghiệp với 776 trường mầm non, 1.177 nhóm, lớp độc lập tư thục. Đến nay đã có 24 trường mầm non ở vị trí liền kề và bên trong khuôn viên của các khu chế xuất, khu công nghiệp, cơ bản đáp ứng nhu cầu gửi con của công nhân. Tuy nhiên, nhiều công nhân không lựa chọn trường công để gửi con.

tp hcm cong nhan ngai gui con vao truong mam non cong lap hinh 1

Không ít phụ huynh là công nhân, vẫn còn đang chật vật chuyện gửi con vào trường mầm non. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Chị Thúy Kiều (ngụ TP. Thủ Đức, TP. HCM) chia sẻ, do làm công nhân, chị phải gửi con vào trường mầm non công lập Hiệp Bình Chánh để tiết kiệm chi phí, bởi học phí ở trường công sẽ rẻ hơn so với trường tư. Tuy nhiên, để nguồn thu lớn hơn phần chi, hai vợ chồng chị phải liên tục tăng ca nên thời gian đón con học về là rất muộn, so với các bạn đồng trang lứa.

“Nhiều lúc tới đón mà con khóc mếu máo, sớm nhất cũng 18h mới tan ca và đến đón dược. Vì mới lên thành phố nên giấy tờ cả nhà vẫn còn dưới quê. May mắn được chủ nhà trọ hỗ trợ đi đăng ký tạm trú dài hạn mới cho con vào trường công học”, chị Kiều nói.

Hơn hết, không chỉ gặp khó khăn vì trường công hoạt động tới 17h là nghỉ, phụ huynh còn “đau đầu” bởi phần lớn các trường đều nghỉ thứ 7, khiến các công nhân không biết phải gửi con ở đâu.

“Hơn 2 tháng gửi con ở trường công, vợ chồng tôi quyết định cho con học ở trường tư luôn. Chi phí có cao hơn gấp đôi nhưng cũng đỡ nghĩ được chút. Không biết lâu dài thế nào vì giá cả cái gì cũng tăng, vợ chồng tôi cũng chưa rõ sắp tới có gánh nổi chi phí cho con đi học, sinh hoạt trong gia đình không”, chị Kiều bộc bạch.

Đồng cảm với gia đình chị Thúy Kiều, anh Linh (quê An Giang) cũng vừa chạy đôn chạy đáo để chuyển trường cho con từ công lập sang tư thục. Là một công nhân, nhiều lúc anh tan ca rất muộn vào 20h nên việc gửi con ở trường công là điều không thể.

“Khi đến nơi thì cô giáo đã về hết, con thì khóc vì đói. Các cô cũng thương con lắm nên không thể trách được. Ở đây khác dưới quê vì ở dưới tôi còn nhờ cô giáo đưa con về nhà rồi tối đến đón sau. Ở thành phố thì người ta đâu có chịu. Một số trường họ nhận giữ trẻ khuya thì lại xa nơi mình ở, giá cao. Giờ cả nhà cũng đành chịu chứ nếu không gửi thì con mình ai giữ, chúng tôi cũng không quá thân thiết ai trên này nên cũng chưa dám tin tưởng gửi nhờ cho ai”, anh Linh thở dài.

Không chỉ mệt mỏi vì tìm trường cho con, mới đây, gia đình chị Tuyết Mai (ngụ huyện Bình Chánh) cũng quyết định sống xa con, gửi bé về quê cho ông bà chăm sóc vì không kham nổi chi phí cho con học trường tư.

“Gia đình tôi chuyển trọ 2 lần, mà đâu phải ở đâu chủ trọ họ cũng cho mình nhập hộ khẩu. Vậy nên khó cho con vào trường công lắm. Vào trường tư thì học phí đắt gấp đôi, là công nhân vừa mới lên lập nghiệp nên chúng tôi đâu thể chi trả nồi. Hiện tại chấp nhận gửi con về quê cho ông bà, sau này lựa tình hình rồi tính tiếp”, chị Mai nói.

Cần có chính sách phát triển trường công ở khu công nghiệp

Trước đó, tại buổi giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật đối với giáo dục mầm non tại khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP. HCM, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhận định, công nhân khó gửi con vào các trường công nên phải gửi ở các hệ thống trường tư.

tp hcm cong nhan ngai gui con vao truong mam non cong lap hinh 2

Dù chi phí cao, không thể phủ nhận sự thật là các công nhân vẫn chọn trường mầm non tư thục để gửi con vì trường nhận trông trẻ ngoài giờ hành chính, làm việc cả thứ 7.

Được biết, các chuyên gia xác định có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là thời gian đón trẻ ở các trường công đa phần là 16h30, không phù hợp với công nhân. Hầu hết công nhân phải tăng ca tới khuya nên không thể đưa đón con như người làm giờ hành chính. Cùng với đó, trường công lập đòi hỏi cha mẹ trẻ phải có hộ khẩu, tạm trú dài hạn trong khi nhiều công nhân chưa đáp ứng được.

Theo các chuyên gia, Chính phủ cần có thêm nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển trường mầm non ngoài công lập tại các khu công nghiệp tại TP. HCM. Cơ quan quản lý cũng cần có những giải pháp để doanh nghiệp phải có thêm trách nhiệm trong việc xây dựng các cơ sở trường hợp cho con công nhân.

Đại diện Hội Phụ nữ TP. HCM cho biết, các xóm trọ quanh các khu công nghiệp có nhiều nhóm trẻ tự phát. Một người nhận giữ 3-5 trẻ cho công nhân. Để giúp các trẻ được an toàn, trước đây thành phố phối hợp các trường sư phạm mầm non mở lớp đào tạo ngắn hạn, dạy các kỹ năng chăm sóc trẻ cho những trường hợp này. Hiện, các địa phương duy trì một cô phụ trách mầm non kết nối, hỗ trợ các nhóm trẻ ở khu dân cư.

Phó chủ tịch UBND TP. HCM Dương Anh Đức cũng cho rằng, Chính phủ cần có chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế khuyến khích đầu tư, phát triển trường mầm non ngoài công lập ở các khu công nghiệp. Chính quyền cần "luật hóa" trách nhiệm của doanh nghiệp sử dụng lao động trong đóng góp vào đầu tư trường học cho con công nhân.

Tính đến cuối năm học 2021-2022, TP. HCM có hơn 3.100 cơ sở giáo dục mầm non nhận gần 305.000 trẻ. Trong đó các địa bàn có khu chế xuất, công nghiệp như Tân Phú, Bình Tân, huyện Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, TP .Thủ Đức... có hơn 770 trường và gần 1.180 nhóm lớp tư thục nhận hơn 142.000 trẻ.

TP. HCM có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp với gần 278.000 công nhân, trong đó trên 53% là nữ và phần lớn trong độ tuổi sinh con. Tuy vậy, trong nội bộ và liền kề các khu công nghiệp chỉ mới có 24 trường mầm non, đáp ứng chỗ học cho gần 8.900 trẻ.

Thúy Vy

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

(CLO) Chiều 19/9, đám cháy lớn đã bùng phát tại một xưởng in trên đường Quang Tiến (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với cột khói bốc cao hàng chục mét, thiêu rụi khoảng 400m2 nhà xưởng.

Đời sống
Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày mai

Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày mai

(CLO) Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 4 đã nằm trên khu vực phía Nam Lào. Dự báo, mưa lớn vẫn còn tiếp tục ở vùng Thanh Hoá đến Quảng Trị trong đêm nay kéo dài đến hết ngày 20/9, mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Đời sống
Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

(CLO) ​​Khi phát hiện hai người trên xe máy bị cây to đè trúng người, người dân Nghệ An đã tri hô, hỗ trợ chặt cành cây, đưa hai nạn nhân thoát ra ngoài an toàn.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 20/9, khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn, có nơi trên 350mm. Dự báo đến ngày 21/9, mưa lớn ở Trung Bộ sẽ giảm dần.

Đời sống
Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

(CLO) Hiện nay, việc thu gom, tiêu thụ cây rừng gãy đổ do bão gặp rất nhiều khó khăn. Để hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, doanh nghiệp tái khởi động sản xuất, ngày 19/9 UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp với người dân và các sở ngành liên quan để bàn giải pháp hỗ trợ liên quan đến nội dung này.

Đời sống