TP HCM kiến nghị loạt cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ đường Vành đai 4

Chủ nhật, 01/09/2024 17:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) UBND TP HCM đã làm rõ về các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết để đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 4. Địa phương đã đề xuất các nội dung mới về vốn, thủ tục, thẩm quyền, vấn đề khai thác khoáng sản và cơ chế quản lý sau đầu tư.

Chủ tịch UBND TP HCM vừa ký văn bản trình Thủ tướng về hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng đường vành đai 4 TP HCM. Dự án tổng thể sẽ đi qua địa phận TP HCM và các tỉnh: Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, TP HCM và các tỉnh cơ bản đã hoàn thành hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án xây dựng đường vành đai 4 TP HCM. 

tp hcm kien nghi loat co che dac thu de day nhanh tien do duong vanh dai 4 hinh 1

Phối cảnh đường vành đai 4 TP HCM

Bài liên quan

Sau công văn trên, UBND TP HCM đã làm rõ về các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết để đẩy nhanh tiến độ dự án. Địa phương đã đề xuất các nội dung mới về vốn, thủ tục, thẩm quyền, vấn đề khai thác khoáng sản và cơ chế quản lý sau đầu tư.

Cụ thể, TP HCM đề xuất với Thủ tướng về việc UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản, sử dụng ngân sách địa phương cùng nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các dự án thành phần thuộc Vành đai 4 TP HCM. Ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của phần dự án tiếp giáp (cầu nối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai, cầu Thủ Biên nối Đồng Nai và Bình Dương).

Ngân sách Trung ương hỗ trợ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 50% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án. Tỉnh Long An được ngân sách Trung ương hỗ trợ 75% tổng mức vốn tham gia dự án.

TP HCM cũng kiến nghị tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia không vượt quá 70% tổng mức đầu tư dự án. UBND các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An được phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật trong các đồ án đã được Thủ tướng phê duyệt.

Tổng mức đầu tư các dự án thành phần của Vành đai 4 TP HCM ở từng địa phương được chuyển tiếp kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2026-2030. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần cần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A.

Thành phố cũng đề xuất cơ chế cho phép thông qua chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 TP HCM trên cơ sở quy mô, hướng tuyến đã nghiên cứu trong hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Sau khi cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh đồ án quy hoạch có liên quan trước khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

TP HCM kiến nghị giao UBND các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện đầu tư sau khi Quốc hội quyết định chủ trương. Trong 2 năm kể từ khi Nghị quyết xây dựng dự án Vành đai 4 TP HCM được Quốc hội thông qua, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Thành phố cũng đưa ra cơ chế đặc thù khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với Vành đai 4 TP HCM. Sau khi đầu tư và quyết toán vốn, Vành đai 4 TP HCM được áp dụng cơ chế quản lý công trình.

Vành đai 4 TP HCM có tổng chiều dài khoảng 207km. Đoạn dự án do TP HCM thực hiện là 17,3km; đoạn do tỉnh Long An thực hiện là 78,3km; đoạn do tỉnh Bình Dương thực hiện là 47,46km; đoạn do tỉnh Đồng Nai thực hiện là 45,54km; đoạn do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện là 18,23km.

Giai đoạn 1, toàn dự án sẽ được thực hiện giải phóng một lần theo quy hoạch được duyệt. Tuyến vành đai 4 TP HCM có quy mô 4 làn xe cao tốc, bố trí làn dừng khẩn cấp liên tục, 23 nút giao và có đường song hành, đường dân sinh 2 bên theo nhu cầu giao thông từng địa phương.

Khái toán tổng mức đầu tư dự án vành đai 4 TP HCM hơn 128.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương gần 40.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương gần 31.000 tỷ đồng và phần còn lại là vốn của các nhà đầu tư.

Kỳ Hoa

Tin khác

Thử tải cầu Long Biên và cầu Đuống, sẵn sàng chạy tàu trở lại

Thử tải cầu Long Biên và cầu Đuống, sẵn sàng chạy tàu trở lại

(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), tàu hỏa sẽ hoạt động trở lại qua cầu Long Biên và cầu Đuống bắt đầu từ 13h chiều nay (ngày 13/9) sau khi đã được thử tải bảo đảm an toàn.

Giao thông
Hà Nội: Tập trung xử lý cây xanh gãy đổ, bảo đảm an toàn giao thông

Hà Nội: Tập trung xử lý cây xanh gãy đổ, bảo đảm an toàn giao thông

(CLO) Những ngày qua, các lực lượng chức năng TP Hà Nội đã tập trung tối đa nhân lực, thiết bị để xử lý một khối lượng lớn cây xanh gãy đổ sau bão số 3 nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.

Giao thông
Thi công Quốc lộ 19 làm nứt nhà dân ở Gia Lai: Nhiều hộ không đồng ý mức đền bù

Thi công Quốc lộ 19 làm nứt nhà dân ở Gia Lai: Nhiều hộ không đồng ý mức đền bù

(CLO) Quá trình thi công lu rung Quốc lộ 19 (Gia Lai) đã làm hàng chục nhà dân bị nứt toác, hư hỏng. Trước thực trạng này, đơn vị thi công đã phối hợp với bên bảo hiểm lên phương án đền bù, hỗ trợ tuy nhiên người dân không đồng ý và cho rằng mức đền bù quá thấp.

Giao thông
Quốc lộ 1A đoạn qua Thanh Hóa vẫn bị ngập nước

Quốc lộ 1A đoạn qua Thanh Hóa vẫn bị ngập nước

(CLO) Tuyến quốc lộ 1A qua địa bàn 2 xã Yên Dương và Hà Bình, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa bị ngập, giao thông qua đây gặp nhiều khó khăn.

Giao thông
Khôi phục nhanh nhất các tuyến vận tải huyết mạch, bảo đảm an toàn giao thông

Khôi phục nhanh nhất các tuyến vận tải huyết mạch, bảo đảm an toàn giao thông

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công điện số 38/CĐ-BGTVT gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy và các cầu vượt sông do ảnh hưởng của mưa, lũ sau bão số 3.

Giao thông