TP. HCM kiến nghị nhiều giải pháp để doanh nghiệp ổn định sản xuất

Thứ tư, 18/08/2021 12:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về đề xuất giải pháp duy trì, ổn định sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua, tình hình hoạt động và sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. UBND TP. HCM đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành một số nội dung liên quan đến giải pháp duy trì, ổn định sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Thống nhất về lưu thông

Theo UBND TP. HCM, hiện có tình trạng nông dân các tỉnh đã tổ chức trồng trọt, thậm chí đã gần thu hoạch sản phẩm phải phá bỏ giữa chừng vì nhận thấy không thể tiêu thụ sản phẩm được như thời gian qua, nguy cơ ngừng sản xuất sẽ khiến mùa vụ chậm trễ, ảnh hưởng cả chất và sản lượng sản xuất sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu cho ngành sản xuất lương thực, thực phẩm về sau.

Lưu thông hàng hoá phải được thông suốt. Ảnh: Thái Sơn

Lưu thông hàng hoá phải được thông suốt. Ảnh: Thái Sơn

Để tránh đứt gãy nguồn nguyên liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, xuất khẩu và đời sống người dân, TP. kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh phải đặt hoạt động sản xuất nông nghiệp là thiết yếu, cần được ưu tiên, tạo mọi điều kiện duy trì sản xuất.

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1015  về việc vận chuyển hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch Covid-19, chỉ kiểm tra phương tiện vận chuyển hàng hoá tại nhà máy, tại kho, không kiểm tra trên đường.

Bộ GTVT chủ trì phối hợp với Bộ Công an và Bộ Y tế ban hành phương thức kiểm tra phương tiện vận chuyển người và hàng hóa lưu thông qua các chất kiểm soát dịch bệnh để thống nhất áp dụng trong khu vực thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 và trên cả nước; xây dựng luồng, tuyến ưu tiên cho các xe vận chuyển hàng hóa lưu thông tại các chất kiểm soát dịch bệnh tại địa phương, tránh ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm.

Kịp thời hỗ trợ nguồn vốn 

Các doanh nghiệp cần được ưu tiên nguồn vốn từ ngân hàng thông qua hỗ trợ cho vay mới và giảm lãi suất cho vay để gia tăng, tiếp tục ổn định sản xuất, tránh nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng.

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp lương thực, thực phẩm và các doanh nghiệp sản xuất vật tư tiêu hao phục vụ ngành y tế trên địa bàn Thành phố về miễn giảm lãi suất vay và cho vay mới với hạn mức tín dụng cao hơn;

Trong khó khăn, các doanh nghiệp rất cần được hỗ trợ nguồn vốn vay.

Trong khó khăn, các doanh nghiệp rất cần được hỗ trợ nguồn vốn vay.

Đẩy nhanh quá trình giải ngân các khoản vay; chủ động về nguồn vốn gắn với các chương trình tín dụng ưu đãi, gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi để bổ sung nguồn vốn nhằm thu mua dự trữ nguyên liệu, vật tư hàng hóa dành cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu nhằm bình ổn thị trường và phục hồi sản xuất sau khi dịch được kiểm soát.

Chỉ đạo ngành ngân hàng chủ động về nguồn vốn gắn với các chương trình tín dụng ưu đãi, gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi để dự trữ nguyên liệu, vật tư hàng hóa dành cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu nhằm bình ổn thị trường và phục hồi sản xuất sau khi dịch được kiểm soát.

Điều chỉnh nâng hạn mức định giá những tài sản thế chấp để tăng giá trị vốn vay lưu động từ 70% lên 85%, nhằm giảm áp lực phải tìm thêm tài sản thế chấp.

Chỉ đạo ngành ngân hàng có chính sách ưu đãi, tăng mức hỗ trợ về vốn, về lãi suất cho các doanh nghiệp 3T nhằm hỗ trợ giảm tối đa chi phí cho các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả và tiếp tục tăng trưởng tốt sau khi dịch được kiểm soát.

Tháo gỡ mô hình "3 tại chỗ"

Hiện nhiều doanh nghiệp không thể kéo dài mô hình "3 tại chỗ" do không đủ cơ sở vật chất để bảo đảm tốt điều kiện an toàn dịch, tâm lý người lao động bất an khi bị tập trung trong một không gian hẹp thời gian dài, không được gặp gia đình (nhất là đối tượng lao động nữ).

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng mô hình

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng mô hình "3 tại chỗ" kéo dài.

TP. kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Hướng dẫn thống nhất chung về tiêu chí chủ yếu bắt buộc phải tuân thủ để bảo đảm an toàn phòng chống dịch trong tất cả lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và cách thức kiểm tra, giám sát, từ đó tạo điều kiện các doanh nghiệp chủ động bố trí phù hợp tình hình thực tiễn và được phép hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện an toàn phòng chống dịch (không phân biệt ngành nghề).

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện mô hình sản xuất 3T giảm chi phí như: giảm giá điện sản xuất hoặc miễn giá điện sinh hoạt của công nhân như đối với các khu cách ly, hỗ trợ xét nghiệm Covid-19 cho công nhân miễn phí, hỗ trợ phun thuốc khử khuẩn, tiêm vaccine...

Ngoài ra, UBND TP.HCM còn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng đối với một số ngành nghề dịch vụ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách miễn, giảm tiền thuê đất; 

Chấp thuận dịch Covid-19 đang diễn ra là tai nạn bất khả kháng để doanh nghiệp được giảm 50% tiền thuê đất trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, kiến nghị việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở dữ liệu phải đồng bộ, không sử dụng quá nhiều ứng dụng làm trùng lắp, chồng chéo; gây khó khăn mỗi lần sử dụng

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

(CLO) Diễn đàn Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, Thúc đẩy tăng trưởng bền vững sẽ là một bước quan trọng trong việc thảo luận, chia sẻ ý kiến và đề xuất các giải pháp tiên tiến để đối mặt với những thách thức và khai thác những cơ hội trong thời đại số hóa và bảo vệ môi trường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

(CLO) Một tòa án Nga đã ra lệnh tịch thu 439,5 triệu USD của Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), một tuần sau khi công ty cho vay VTB do Điện Kremlin điều hành tiến hành hành động pháp lý chống lại ngân hàng lớn nhất của Mỹ để thu lại số tiền bị mắc kẹt dưới chế độ trừng phạt của Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

(CLO) Thời gian gần đây, xác ve sầu bất ngờ được thương lái thu mua với giá hàng triệu đồng/kg. Mức thu nhập này khiến nhiều người bỏ việc để đi “săn” xác ve sầu nhưng cuối cùng lại nhận về cái kết ngỡ ngàng.

Thị trường - Doanh nghiệp