TP. Hồ Chí Minh: Không “trị” được ngập lụt, đừng mơ phát triển!

Thứ năm, 29/10/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) TP.HCM hiện giờ mỗi khi mưa lớn, nhiều tuyến đường lại thành sông, tàn phá đời sống, tài sản, hoạt động làm ăn, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Chính quyền TP. năm nào cũng hô hào chống ngập, đưa ra các giải pháp hay ho, nhưng năm nào cũng ngập lại hoàn… ngập.

Từ đầu tháng 8 tới thời điểm này của năm 2020, TP.HCM đã trải qua nhiều trận ngập hãi hùng. Theo Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - nguyên Phó Phòng Dự báo Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ, thì “mùa mưa năm nay sẽ kéo dài đến tháng 11”.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tiếp xúc với người dân vùng ngập nước tại quận Thủ Đức - Ảnh: LDO

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tiếp xúc với người dân vùng ngập nước tại quận Thủ Đức - Ảnh: LDO

Sau ngập sẽ luôn là “bài ca” khó khăn, thiếu thốn. Thật vậy, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM vẫn cho rằng, các tuyến đường ngập nặng thì hệ thống cống thoát nước đầu tư đã lâu, đường kính cống nhỏ, nhiều đoạn bị lún, võng,... nên mỗi khi mưa lớn thoát nước không kịp. Thêm nữa, nguồn lực đầu tư cho hệ thống thoát nước TP. mới đạt 20%-25% yêu cầu…

Nhưng chuyên gia đô thị, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa cho rằng, gần 15 năm nay (tính từ 2001), tiền chi chống ngập có lẽ phải trên dưới 2 tỷ USD (TP. dành 6% tổng ngân sách/năm phát triển cơ sở hạ tầng cho chống ngập). Nếu tính cả tiền bạc, công sức của dân bỏ ra nữa thì chi phí phải gấp đôi ba lần như thế nữa mà tương lai vẫn mù mịt. Việc này rơi vào một vòng luẩn quẩn là tăng ngân sách cho chống ngập, năm nay xóa được một số điểm năm tiếp theo triều cường nâng cao hơn lại tái ngập, điểm ngập mới gia tăng, ngân sách lại tiếp tục tăng,…

Vào đầu tháng 6/2020, TP.HCM lại đề xuất thu phí chống ngập là 3.668 đồng/m2/tháng, nhưng cũng không thể trả lời được các câu hỏi: Vì sao các công trình chống ngập được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả chống ngập không cao?; Vì sao mới đầu mùa mưa mà khu trung tâm TP. đã bị ngập nước?; Thu phí chống ngập thì có hết ngập?;…

TP. còn ngập thì ngân sách còn phải xuất tiền và người dân, doanh nghiệp phải thiệt hại cả về cơ hội, tiền bạc… Đó tiếp tục là con đường màu tối.

2. Từ kinh nghiệm của Hà Lan, TP.HCM muốn khô ráo ngay cả trong mùa mưa thì chỉ có 2 cách: Một là nâng cốt nền toàn bộ TP. (trừ phần Cần Giờ) lên từ 1,5 -2m (sau năm 2070 có thể lại nâng tiếp). Hai là làm đê bao quanh TP. (chiều dài hàng ngàn km).

Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, cả hai cách trên đều không thể bởi TP.HCM nằm trên nền đất yếu, không chân, nâng nền hay làm tường bao đều quá khó khăn, tốn kém. Nên theo chuyên gia, TP. phải thay đổi tư duy và phương cách chống ngập. Cụ thể, trước hết phải chuyển từ “chống ngập triệt để” sang “điều tiết nước có tính toán”; từ “chống ngập bị động” sang “thích nghi tích cực”.

Bằng kỹ thuật GIS và viễn thám, các nhà khoa học nhận thấy TP.HCM được chia ra thành nhiều vùng có cao độ khác nhau, chức năng và vai trò về kinh tế chính trị khác nhau. Do vậy, TP. cần phải “chia” để “trị” nước ngập. Sẽ có những khu vực chống ngập triệt để như vùng lõi, nhưng khu vực ngoại thành trũng thấp chấp nhận ngập nhưng thời gian ngắn và nông.

Bản đồ ngập lụt, triều cường TP.HCM năm 2020 giúp người dân và doanh nghiệp tính toán kế hoạch kinh doanh, đi lại, làm việc.

Bản đồ ngập lụt, triều cường TP.HCM năm 2020 giúp người dân và doanh nghiệp tính toán kế hoạch kinh doanh, đi lại, làm việc.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn đề xuất nhiều giải pháp cụ thể: Có những vùng không chống nữa mà chủ động để cho ngập, khơi thông các dòng chảy chủ động chuyển nước về khu vực đó (như phía Đông, phía Nam); Hạ độ cao của các trục đường đang thành các con đê ngăn nước thoát ra sông, kênh, chủ động cho nước chảy tràn trên bề mặt để dồn về vùng trũng; Bỏ một số nhà hoặc dãy nhà ở những điểm nghẽn tạo đường thoát nước từ lòng đường lái về phía có định hướng; Khôi phục lại tình trạng vùng ngập nước ở các quận 11, Bình Chánh, Nhà Bè, quận 7, quận 8, trước 1990 vốn là ao, hồ;…

Khi tái lập lại các vùng trũng thấp, gom được nước về thì việc xử lý trở nên dễ dàng, chẳng hạn xây đê bao cô lập vùng nước, lập hệ thống hồ điều tiết, hồ chứa nước tạm... Như thế TP. vừa có được một vùng chứa nước an toàn mà lại góp phần điều tiết khí hậu, chưa kể nếu biết tận dụng sẽ hình thành các khu du lịch sinh thái…

Các ý kiến chuyên gia đều có căn cứ khoa học, nhưng sẽ là mộng mơ nếu nhìn vào thực tế khách quan, khi mà mọi ngóc ngách nội đô đều bị bê tông hóa, khu vực trũng thấp ngoại thành, nhất là phía Đông và phía Nam giờ ken đặc nhà cao tầng, các dự án phân lô, bán nền…

3. Chiều 25/10, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng đoàn công tác Thành ủy và UBND TP. khảo sát thực địa một số điểm ngập tại quận Thủ Đức. Gặp gỡ một số hộ dân, ông Nên chia sẻ với những khó khăn mà người dân gặp phải, đồng thời cho biết TP. sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ngập nước, trong đó tập trung xử lý các điểm ngập ở quận Thủ Đức.

Người dân TP.HCM nhiều năm qua luôn phải bì bõm trong nước dữ mỗi khi mưa lớn.

Người dân TP.HCM nhiều năm qua luôn phải bì bõm trong nước dữ mỗi khi mưa lớn.

Tại buổi làm việc về công tác giảm ngập sau đó, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Hòa Bình cho biết đầu năm 2008, TP. có 126 tuyến đường trục chính bị ngập do mưa. Đến năm 2016 còn 40 tuyến đường. Với các dự án đang thực hiện thì đến hết 2020 sẽ giải quyết được thêm 25 tuyến đường hết ngập. Về các điểm ngập do triều, TP. có 9 tuyến đường trục chính, trong đó ngập nặng nhất là đường Lương Định Của và Huỳnh Tấn Phát. 7 tuyến đường bị ngập nhẹ là đường Nguyễn Văn Hưởng, xa lộ Hà Nội, QL50, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn, tỉnh lộ 10,...

Nhưng không phải ai cũng để ý là chỉ trước đó 02 ngày, vào tối 23/10, sau một cơn mưa lớn, khu vực trung tâm TP, các giao lộ đoạn Nguyễn Thị Nghĩa – Lê Lai – Phạm Ngũ Lão (quận 1), đường đã hóa thành sông. Thế nên, các thống kê về điểm ngập, tuyến đường ngập cần phải rà soát, không được phép chạy theo thành tích.

Về vấn nạn ngập lụt và sự bế tắc, tậm tịt trong chống ngập của TP, KTS Phạm Đức Cường - Hội KTS TP.HCM cho rằng, nguyên nhân gây ra việc ngập lụt ở TP. phần lớn đến từ việc bê tông hóa. Bên cạnh đó, là hệ thống kênh, rạch thoát nước cũng bị phá bỏ, thu hẹp bởi hiện tượng xây dựng quá nhiều... “Nếu cơ quan chức năng không phê duyệt ồ ạt, không chỉ chăm chăm phát triển cao ốc mà quên đi hạ tầng thoát nước thì làm sao có thể ngập được”, KTS Phạm Đức Cường nói.

TP.HCM suốt hàng chục năm qua, chưa cá nhân, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm về việc làm bể vỡ quy hoạch đô thị; chưa cá nhân, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm khi hết dự án thoát nước, chống ngập trăm tỷ, ngàn tỷ ngân sách bỏ ra mà ngập vẫn hoàn ngập. Từ đó, khiến dư luận hoài nghi về nhóm lợi ích, rằng có sự bớt xén, chia chác nhau hay không?

Đô thị hóa bất chấp tại TP.HCM là “chuyện đã rồi”, và hiện việc chống ngập không chạy theo kịp nữa. Các nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân đành chờ đợi lãnh đạo TP. đưa ra những giải pháp quyết liệt, táo bạo, không có vùng cấm, như phá hủy các công trình, dự án lấn sông lấp rạch, trừng phạt các cá nhân, đơn vị gây hậu quả khi phá vỡ quy hoạch đô thị, cấp phép hình thành các dự án lấn sông, lấp rạch, phá hoại công tác chống ngập,…

Có thế, TP.HCM mới gỡ được “cục xương mắc cổ” trên con đường phát triển.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn