(CLO) Thiếu hàng ngàn giáo viên, hàng trăm trường học vẫn đang được trưng dụng làm bệnh viện điều trị Covid-19, khu cách ly tập trung, điểm tiêm vaccine... Đó là tình cảnh của TP. HCM trước thềm năm học mới 2021 - 2022.
Cần thêm gần 6.000 giáo viên, nhân viên
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP. HCM, trong năm học 2021-2022, TP. HCM sẽ có 2.392 trường học ở tất cả các bậc học, tăng thêm 26 trường so với năm học 2020-2021.
Với số học sinh tăng thêm trong năm học mới gần 31.000 học sinh đòi hỏi TP. HCM phải tuyển dụng thêm cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Không những vậy, sĩ số học sinh/lớp, nhất là ở bậc tiểu học (trên 45 học sinh/lớp) sẽ là áp lực lớn cho ngành giáo dục TP. HCM trong công tác quản lý và chất lượng giảng dạy tại các đơn vị.
Hiện Sở GD&ĐT TP. HCM dự kiến tuyển dụng thêm 5.963 giáo viên, nhân viên ở các trường phổ thông, mầm non để phục vụ cho công tác giảng dạy cho năm học 2021-2022.
Trong báo cáo về công tác chuẩn bị năm học 2021 - 2022, Sở GD&ĐT TP. HCM cho biết, năm học 2021 - 2022 TP. HCM dự kiến tuyển 437 viên chức (388 giáo viên và 49 nhân viên) để bổ sung nhu cầu giáo viên đối với các trường THPT và đơn vị trực thuộc chưa được phân cấp tuyển dụng.
Riêng ở các quận, huyện và TP. Thủ Đức có nhu cầu tuyển dụng 5.526 viên chức. Để chuẩn bị nhân sự cho năm học 2021 - 2022, ngay trong tháng 8/2021, các địa phương sẽ tổ chức tuyển dụng viên chức cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc theo phân cấp quản lý.
Đối với công tác tuyển dụng nhân sự cho các trường THPT và các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT TP. HCM sẽ được tổ chức theo hình thức thi tuyển.
Tuy nhiên theo kế hoạch của Sở GD&ĐT TP. HCM, công tác tuyển dụng kéo dài từ nay đến tháng 11/2021 mới hoàn thành. Theo đó, để có thể đáp ứng nhu cầu giảng dạy tại các đơn vị trong thời gian đầu năm học mới, các nhà trường sẽ phải tạm ký hợp đồng giáo viên.
Nhiều trường học được trưng dụng phục vụ phòng chống dịch
Khoảng 2 tuần nữa là học sinh cả nước bước vào năm học mới 2021-2022, nhưng nhiều trường học ở TP. HCM vẫn đang được trưng dụng để làm bệnh viện, khu cách ly tập trung, tiêm vaccine, xét nghiệm…
Đã vậy, dịch bệnh Covid-19 ở TP. HCM vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp nên việc khi nào thôi trưng dụng để phục vụ công tác phòng chống dịch là chưa thể xác định được.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở GD&ĐT TP. HCM, hiện trên địa bàn TP. HCM có đến hàng trăm trường học ở tất cả các quận, huyện và TP. Thủ Đức được trưng dụng để làm khu cách ly tập trung, bệnh viện thu dung, bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19, điểm xét nghiệm, tiêm vaccine Covid-19...
Theo kế hoạch, vào năm học mới, khi học sinh đi học thì số trường này sẽ được trả lại và phun khử khuẩn, vệ sinh sạch sẽ trước khi bàn giao từ 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, kế hoạch năm học mới lại phụ thuộc lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của TP. HCM hiện nay.
Hiệu trưởng một trường THPT ở quận 10 chia sẻ, trường đã được trưng dụng làm bệnh viện thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 từ nhiều tuần nay. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, năm học mới khó có thể khai giảng vào ngày 5/9 như mọi năm. Mặc dù nhà trường đã chuẩn bị sẵn kịch bản dạy trực tuyến khi năm học mới bắt đầu nhưng đến nay trường vẫn chưa có thông tin thời điểm bàn giao lại mặt bằng. Đó là chưa nói sau khi trường học được trả mặt bằng thì cũng cần thời gian để khử khuẩn toàn bộ trường.
Trong đợt dịch này, quận Bình Tân xuất hiện nhiều diễn biến tiêu cực do đó hầu hết các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn đã được lực lượng y tế trưng dụng để phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Hiện các trường đang chờ UBND TP. HCM chốt lịch khai giảng, có kế hoạch học sinh tập trung trở lại để ngành y tế bàn giao lại trường học, rồi tổ chức phun khử khuẩn, vệ sinh trước khi đón năm học mới.
Tương tự, hàng chục trường học tại quận 8 cũng đang được trưng dụng để làm khu cách ly tập trung, điểm tiêm chủng. Tại huyện Bình Chánh, hiện cũng có khoảng hơn 25 trường học đang được ngành y tế trưng dụng để phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19...
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.