TP.HCM: Đồng loạt mở cửa trở lại 40 chợ truyền thống, hết cảnh người dân xếp hàng dài mua rau

Thứ ba, 20/07/2021 08:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) TP.HCM vừa công bố danh sách các chợ truyền thống đang hoạt động ở trên các quận huyện thuộc địa bản.

TP.HCM đồng loạt mở cửa trở lại 40 chợ truyền thống. Ảnh: TL

TP.HCM đồng loạt mở cửa trở lại 40 chợ truyền thống. Ảnh: TL

Sở Công Thương TP.HCM vừa công bố danh sách các chợ truyền thống đang hoạt động ở trên các quận huyện thuộc địa bản.

Theo đó, danh sách các chợ bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố gồm 40 chợ (đã bao gồm chợ mở cửa trở lại) được cập nhật đến ngày 19/7.

Tất cả các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đều có số lượng siêu thị, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đang hoạt động khá nhiều và phân bố rộng khắp địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, Thành phố đã có 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Trong đó, 2.787 cửa hàng tiện lợi và 101 siêu thị trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, Thành phố cũng có 388 điểm bán hàng bình ổn lưu động được phân bổ khắp các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Việc cung ứng, phân phối hàng hoá cho người dân Thành phố do đó đã chuyển sang tập trung vào các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi… làm gia tăng áp lực cung ứng cho những kênh này và tạo nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch.

Trước đó, Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã có chủ trương giao Sở Công Thương Thành phố xem xét thực hiện mở cửa một số chợ truyền thống an toàn, thí điểm cho mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả… trên địa bàn nhằm đảm bảo việc cung ứng hàng hoá, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với các chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động thì chỉ được mở trong điều kiện đảm bảo an toàn, kiểm soát dịch; có biện pháp kiểm soát hướng dẫn lưu lượng, mật độ tiểu thương bán hàng, mật độ người đi chợ đảm bảo 5K.

Các chợ tổ chức mua bán tránh tiếp xúc tối đa giữa tiểu thương và người mua, khuyến khích bán hàng đồng giá. Nếu không gian chợ chưa đảm bảo thì có thể sử dụng các mặt bằng phù hợp để tiểu thương và người dân họp chợ an toàn. Việc tạm dừng hoạt động hoặc mở lại chợ sẽ do Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ tình hình dịch và điều kiện thực tế quyết định.

Nhằm giúp cho việc hoạt động trở lại của các chợ truyền thống được hiệu quả, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã có hướng dẫn đến ban quản lý và tiểu thương tại các chợ giải pháp thí điểm về phương án tổ chức kinh doanh thực phẩm tươi sống; sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để đặt lịch và quản lý khách đi chợ.

Sở cũng hướng dẫn các chợ các điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch như: nguyên tắc 5K, phân luồng, bán hàng theo gói để đẩy nhanh thời gian mua hàng của người dân...H

Hiện Tp. Hồ Chí Minh có 39 chợ vẫn còn hoạt động, chủ yếu tập trung ở thành phố Thủ Đức, quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi cùng 3 chợ vừa mở cửa trở lại sau thời gian ngưng hoạt động là chợ Phú Thọ (Quận 11), chợ An Đông (Quận 5) và chợ Kiến Thành (quận Bình Tân).

Các quận, huyện còn lại đang xây dựng phương án và sẽ sớm tiếp tục tổ chức mở lại thêm nhiều chợ trên địa bàn. Dự kiến, có khoảng 40 chợ truyền thống sẽ sớm mở lại nếu đáp ứng các điều kiện trên.

Về ngăn chặn việc tăng giá khi mở lại chợ truyền thống, theo ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương, việc giá cả các mặt hàng thực phẩm tăng những ngày qua không liên quan đến việc đầu cơ tích trữ mà do hệ thống phân phối gặp khó khăn do dịch.

Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị cũng cố gắng kiềm giá bán dẫn đến sự chênh lệch giá trong siêu thị và ngoài chợ. Nhiều người đã lợi dụng việc chênh lệch giá này để gom hàng từ siêu thị mang ra ngoài bán lại giá cao.

Thời gian qua, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức các đoàn thanh tra, giám sát, kịp thời tham mưu với Ủy ban nhân dân Thành phố để có chỉ đạo ngăn chặn việc tăng giá thực phẩm, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.

Trong ngày mai 20/7, Sở Công Thương Thành phố sẽ có buổi làm việc với Cục Quản lý thị trường Tp. Hồ Chí Minh để bàn phương án tăng cường kiểm soát các hệ thống phân phối, kiên quyết xử lý các trường hợp lợi dụng việc chênh lệch giá để thu gom thực phẩm, hàng hoá về bán nâng giá.

Trước đó, khi các tỉnh miền Tây Nam Bộ đồng loạt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã chủ động làm việc với nhiều doanh nghiệp đầu mối, đơn vị cung ứng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước để tính toán nguồn hàng nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trong mùa dịch.

Đến nay, tình hình đi mua sắm của người dân Tp. Hồ Chí Minh đã giảm rõ rệt về số lượng người mua hàng cũng như số lượng hàng hoá tiêu thụ.

Trong khi đó, lượng hàng doanh nghiệp chuẩn bị ngày một tăng lên, điểm bán nhiều hơn, các chuyến hàng lưu động nhiều, có khi còn hàng tồn phải mang về. Áp lực lên hệ thống phân phối lương thực, thực phẩm trên địa bàn Thành phố có thể nói là đã tạm ổn.

Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp