Trái cây Việt Nam vào thị trường Trung Quốc: Bài toán của giá trị thương hiệu sạch

Thứ tư, 25/04/2018 16:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều thời điểm trong năm, hàng trăm xe tải chở các loại hoa quả tươi của Việt Nam như dưa hấu, thanh long... lại đổ dồn về các cửa khẩu, xếp hàng vài km chờ sang Trung Quốc. Không ít chủ hàng phải bán đổ bán tháo, chấp nhận lỗ vốn để đưa xe về vì nguy cơ nông sản bị hỏng và chi phí trong lúc chờ đợi cao nếu ùn tắc kéo dài nhiều ngày.

Việc buôn bán nông sản qua biên giới giữa hai nước phần nhiều khi có hợp đồng, không có cam kết nên việc bán hàng gặp nhiều khó khăn. Khi lượng hàng mang lên nhiều lại bị tư thương Trung Quốc ép giá. Thực tế là nhiều trái cây Việt Nam được đóng thùng thô sơ, khi đến biên giới, thương nhân nước này mới phân loại và đóng gói lại làm gia tăng giá trị gấp 3 lần. Trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu qua 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, trước khi chuyển đi tiêu thụ trên phạm vi rộng hơn. 

Theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, trái cây nhập khẩu cơ bản được hưởng thuế suất 0% nhưng để mở cửa thị trường, cơ quan quản lý 2 nước phải hoàn tất thủ tục đăng ký và đánh giá rủi ro theo quy định của Trung Quốc. Ngoài ra, mặt hàng này còn bị chỉ định cửa khẩu thông quan theo quy định của Trung Quốc, có thể coi là rào cản của họ để bảo hộ sản xuất trong nước. Đặc biệt là từ ngày 1/4/2018, Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu hoa quả nước này khi làm thủ tục xin Giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu phải cung cấp thêm hình ảnh chụp bao bì chứa thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm. 

Báo Công luận
 Phần lớn doanh nghiệp đều thiếu thông tin về thị trường và các quy định của Trung Quốc. 

Thông tin bao gồm: tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Bên cạnh đó, ngành chức năng Trung Quốc cũng khuyến cáo doanh nghiệp có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Đặc biệt, AQSIQ muốn sang Việt Nam kiểm tra vùng trồng, nhà máy đóng gói trái cây và tương lai có thể sẽ quản lý nhập khẩu mặt hàng này theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc như các thị trường Mỹ, Nhật Bản đang áp dụng. Do đó, các vùng trồng, DN cần nắm thông tin để sản xuất theo yêu cầu thị trường. 

Thực chất quy định siết chặt kiểm dịch mà Việt Nam và Trung Quốc cam kết thực hiện là rất cần thiết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Không nên coi đó là rào cản mà đây là điều kiện tốt để các địa phương tổ chức lại việc sản xuất, kinh doanh trái cây theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu đó thì cửa xuất khẩu luôn rộng mở ở mọi thị trường chứ không riêng gì Trung Quốc. Còn theo các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, các quy định đăng ký vườn trồng, cơ sở bao gói... mà Trung Quốc yêu cầu thực chất là tiêu chuẩn Viet GAP và Global GAP (chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc) mà thế giới đang áp dụng phổ biến. 

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam nhưng nông dân vẫn không hiểu về thị trường này. Nhìn sang Thái Lan vừa mới đây, thông qua tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới Alibaba, Thái Lan và Trung Quốc đã ký kết quyết định trao đổi hàng hoá hai bên. Với thế mạnh về sầu riêng, Thái Lan đã bán sản phẩm đặc thù này trên mạng internet và kết quả thu về khiến nhiều người choáng váng. 

Tổng cộng, 200 tấn sầu riêng Monthong đã được bán hết sạch chỉ sau 1 phút. Một quả sầu riêng Monthong có giá 200 tệ (khoảng 700 ngàn đồng) và nặng tới 5 kg. Dự kiến sẽ có khoảng 2 triệu quả sầu riêng được bán trong thời gian tới. Đặc biệt, hai bên ký với nhau hợp đồng trị giá 478 triệu USD và Thái Lan sẽ cung cấp nông sản chất lượng cao cho Trung Quốc. 

Kết quả bán sầu riêng của Thái Lan cho khách hàng Trung Quốc trở thành niềm mơ ước của nông sản Việt Nam. Nhiều năm nay, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là hoa quả tươi chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo Tổng cục Hải quan, thị trường Trung Quốc hiện chiếm đến 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Tuy nhiên, hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (ACFTA) được ký kết và có hiệu lực từ năm 2010 nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết cơ hội từ Hiệp định này. Thực trạng doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro do thiếu thông tin thị trường và các quy định của Trung Quốc đã được chứng minh qua hằng năm, khi trái cây Việt thất thế trên thị trường Trung Quốc. 

Hiệp định ACFTA đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn giữ thói quen xuất khẩu qua các kênh thương mại không chính thức, chưa hiểu rõ và tận dụng được tốt các quy định của Hiệp định ACFTA nên gặp nhiều khó khăn và rủi ro khi xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc. Phần lớn doanh nghiệp đều thiếu thông tin về thị trường và các quy định của Trung Quốc. 

Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục chế biến thương mại Nông Lâm Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đáp ứng những tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe như vậy, cần phải có những doanh nghiệp xuất khẩu được đầu tư lớn về vốn, khoa học công nghệ và am hiểu thị trường. Những doanh nghiệp như vậy chúng ta lại đang thiếu. “Cần phải có sự liên kết giữa quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối để tránh xảy ra tình trạng ứ đọng khi vào chính vụ. Ngoài ra, các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ trong việc bảo quản nông sản”, ông Hòa nhận định. Có thể thấy những nhà sản xuất nông sản nói chung và trái cây nói riêng đang bỏ qua nhu cầu thị trường. 

Mỗi vụ trái cây được mùa là mỗi lần người trồng càng điêu đứng với giá bán rẻ như cho. Do không có định hướng quy hoạch cụ thể và thiếu ứng dụng khoa học công nghệ, những người nông dân vẫn “mạnh ai nấy trồng” và sản phẩm đầu ra đều nhắm đến một thị trường chung và dễ tính là Trung Quốc. Khi thị trường này ách tắc, thương lái ngừng thu mua thì người chịu thiệt thòi cuối cùng vẫn là nông dân. 

Để cây ăn quả trở thành hàng hóa thực sự, cái khó khăn nhất phải tạo được thị trường cho cây ăn quả. Trong khi đó, để hình thành thị trường tiêu thụ thực sự, cần phải có sự liên kết tổ chức sản xuất rất chặt chẽ, đặc biệt là vai trò của doanh nghiệp để hỗ trợ nông dân trong tiêu thụ tươi sản phẩm. Thị trường Trung Quốc đa dạng, nhu cầu lớn nhưng cạnh tranh ngày càng gay gắt, đã đến lúc Việt Nam phải thay đổi tư duy để bắt kịp thị trường này. 

Huyền Thu

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp