(CLO) Các nhà nghiên cứu của Liên hợp quốc cảnh báo rằng nhân loại đang tiến gần đến những điểm tới hạn không thể đảo ngược, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến khả năng ứng phó với thảm họa của chúng ta.
Một báo cáo mới công bố của Đại học Liên hợp quốc (UNU) ở Đức đã đưa ra một loạt các điểm bùng phát rủi ro đang đến gần, đồng thời cho biết việc có tầm nhìn xa về những điều này cho thấy nhân loại vẫn có thể hành động để ngăn chặn chúng.
Nhân loại cần giữ gìn hành tinh xanh này cho thế hệ mai sau. Ảnh: BSS
Điểm tới hạn được kích hoạt bởi sự gia tăng nhỏ trong động lực nhưng nhanh chóng dẫn đến những tác động lớn. Và các điểm tới hạn rủi ro khác với các điểm tới hạn về khí hậu mà thế giới đang trên bờ vực: chặng hạn như sự sụp đổ của rừng nhiệt đới Amazon và sự biến đổi của dòng hải lưu quan trọng ở Đại Tây Dương.
“Điểm tới hạn khí hậu” là những thay đổi quy mô lớn do hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người gây ra, trong khi “điểm tới hạn rủi ro” liên quan trực tiếp hơn đến cuộc sống của con người thông qua các hệ thống sinh thái và xã hội phức tạp.
Phân tích của Đại học UNU cũng cảnh báo về những điểm bùng phát tiếp theo như tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm vốn rất quan trọng để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm. Những “điểm bùng phát rủi ro” này bao gồm cả việc mất đi các sông băng trên những dãy núi - nguồn cung cấp nước ở nhiều nơi trên thế giới hoặc việc tích tụ các mảnh vụn không gian làm hỏng các vệ tinh, nhất là các vệ tinh cảnh báo thời tiết.
Tiến sĩ Zita Sebesvari đến từ Viện Môi trường và An ninh Con người của Đại học UNU cho biết: “Khi chúng ta khai thác bừa bãi tài nguyên nước, hủy hoại thiên nhiên và gây ô nhiễm cả Trái đất và không gian, chúng ta đang tiến gần đến bờ vực của nhiều điểm bùng phát rủi ro có thể phá hủy chính những hệ thống mà cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào”.
“Chúng ta đang thay đổi toàn bộ bối cảnh rủi ro và mất đi các công cụ quản lý rủi ro”, Tiến sĩ Zita Sebesvari nhấn mạnh.
Những điểm rủi ro lớn nhất
Báo cáo xem xét 6 ví dụ về điểm bùng phát rủi ro, bao gồm cả điểm khi bảo hiểm xây dựng không còn khả dụng hoặc không đủ khả năng chi trả cho những công trình ở khu vực bị lũ lụt. Điều này khiến người dân không có mạng lưới an toàn kinh tế khi thiên tai xảy ra, làm tăng thêm khó khăn cho họ, đặc biệt là đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương.
Cuộc khủng hoảng khí hậu đang làm gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như một công ty bảo hiểm lớn đã ngừng bảo hiểm tài sản ở California (Mỹ) do “tác động của thảm họa ngày càng gia tăng nhanh chóng”, đặc biệt là cháy rừng.
Phí bảo hiểm cũng tăng vọt ở Florida (Mỹ) và 6 công ty bảo hiểm ở bang này đã phá sản do lũ lụt và bão liên quan đến khí hậu. Báo cáo cũng cho biết, ước tính nửa triệu ngôi nhà ở Úc sẽ không thể được bảo hiểm vào năm 2030, chủ yếu do nguy cơ lũ lụt ngày càng tăng.
Một điểm bùng phát rủi ro khác được xem xét trong báo cáo là khi các tầng ngậm nước ngầm bị khai thác quá mức đến mức các giếng cạn nước. Báo cáo cho biết các tầng ngậm nước hiện ngăn chặn một nửa tổn thất đối với sản xuất lương thực do hạn hán gây ra, dự kiến sẽ trở nên cạn kiệt thường xuyên hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Những rủi ro do thiên tai, chẳng hạn như bão lũ, gây ra với con người sắp đạt tới điểm tới hạn, khiến việc phòng tránh đôi khi trở thành bất khả. Ảnh: NBC
Báo cáo cho biết hơn một nửa số tầng ngậm nước chính trên thế giới đang bị cạn kiệt nhanh hơn mức chúng có thể được nạp lại một cách tự nhiên. Nếu chúng đột nhiên cạn kiệt, toàn bộ hệ thống sản xuất thực phẩm có nguy cơ thất bại.
Điểm tới hạn rủi ro về nước ngầm đã được vượt qua ở một số quốc gia, chẳng hạn như Ả Rập Xê Út, và sắp đến gần ở Ấn Độ. Ả Rập Xê Út là nước xuất khẩu lúa mì lớn vào những năm 1990 nhưng hiện phải nhập khẩu ngũ cốc sau khi các giếng nước ngầm cạn kiệt.
Các điểm bùng phát rủi ro khác được báo cáo đề cập là thời điểm nguồn cung cấp nước từ các sông băng trên núi bắt đầu giảm; khi quỹ đạo Trái đất chứa đầy mảnh vụn đến mức một vụ va chạm với vệ tinh sẽ gây ra phản ứng dây chuyền; khi những đợt nắng nóng vượt qua ngưỡng đổ mồ hôi tự nhiên có thể làm mát cơ thể con người; và khi sự mất mát của các loài động vật hoang dã phụ thuộc lẫn nhau dẫn đến sự sụp đổ của một hệ sinh thái.
Thay đổi để làm “tổ tiên tốt”
Tiến sĩ Caitlyn Eberle của Đại học UNU, cho biết: “Bây giờ bạn có thể không biết [về điểm giới hạn rủi ro], nhưng rất nhanh thôi, bạn sẽ biết. Trong 5 năm, 10 năm, 20 năm nữa, những rủi ro sẽ ở đó. Chúng ta vẫn có thể tránh được những tác động này, bởi điều đó thực sự nằm trong khả năng thay đổi của chúng ta”.
Trong khi đó, Tiến sĩ Zita Sebesvari cho biết: “Sự thay đổi mang tính biến đổi thực sự có sự tham gia của tất cả mọi người. Ví dụ, trong trường hợp bảo hiểm nhà ở, chủ sở hữu có thể tăng cường khả năng phục hồi lũ lụt, các đô thị có thể cải thiện quy hoạch, chính phủ có thể cung cấp những gói bảo hiểm do nhà nước hậu thuẫn và hành động toàn cầu từ các quốc gia và công ty có thể cắt giảm lượng khí thải carbon”.
Sebesvari cho biết các giá trị cũng cần phải thay đổi: “Một trong những ví dụ của chúng tôi là “trở thành tổ tiên tốt”, nghe có vẻ hoa mỹ nhưng chúng tôi nghĩ rằng quyền của các thế hệ tương lai cần được xây dựng rất cụ thể trong quá trình ra quyết định của chúng ta ngày hôm nay”.
Giáo sư Tim Lenton, tại Đại học Exeter, Vương quốc Anh, nhận định rằng báo cáo của các chuyên gia Đức là một lời cảnh tỉnh rất quan trọng và thiết thực với nhân loại trong bối cảnh biến đổi khí hậu liên tiếp tạo ra những kiểu thời tiết cực đoan mới, khắc nghiệt hơn.
“Các tác giả này đang sử dụng một định nghĩa khác về điểm tới hạn”, Giáo sư Tim Lenton nói. “Phần lớn những gì họ mô tả là phản ứng ngưỡng, chắc chắn gây ra những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe và cả tính mạng – đặc biệt là việc con người tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm cực cao mà như chúng ta đã thấy trong đợt nắng nóng bi thảm ở châu Á hồi đầu năm nay”.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.