Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia tượng Avalokitesvara Bắc Bình
(CLO) Tượng Avalokitesvara Bắc Bình tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của phần đất phía Nam trong không gian văn hóa Champa.
Theo dõi báo trên:
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính cho biết: Nhờ việc sử dụng các chính sách tài khóa hợp lý, linh hoạt đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua các thảm họa liên quan tới thiên tai và dịch bệnh.
+ Vài năm gần đây, để hỗ trợ nền kinh tế, Chính phủ đã đưa ra một số chính sách tài khóa hỗ trợ. Ông đánh giá thế nào về những chính sách tài khóa được áp dụng trong thời gian gần đây?
- Trong năm 2024, Việt Nam đối mặt với nhiều thảm họa liên quan tới thiên tai. Đơn cử như cơn bão số 3, hay còn gọi là bão Yagi đã khiến tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2024 giảm khoảng 0,15 điểm phần trăm so với kịch bản tăng trưởng khoảng 6,8 - 7%. Chưa hết, cuối tháng 10/2024, bão Trà My cũng đã gây ảnh hưởng mạnh đến các tỉnh miền Trung đặc biệt là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Tất cả những thảm họa này đã tác động mạnh tới nền kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Nhờ sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự ủng hộ và đồng hành của người dân, doanh nghiệp đã hạn chế tối đa mức độ thiệt hại và khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.
Theo đó, Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các chính sách khắc phục hậu quả sau bão Yagi, thông qua Nghị quyết 143. Đồng thời, Chính phủ đã có Quyết định 1104, hỗ trợ 80 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 cho một số địa phương chịu ảnh hưởng bởi cơn bão này.
Thực hiện Nghị quyết số 143, Bộ Tài chính khẩn trương triển khai hiệu quả các giải pháp. Cụ thể, tiếp tục thực hiện các chính sách giãn, hoãn nộp thuế, phí, lệ phí để tạo dòng tiền cho các doanh nghiệp, hộ gia đình sớm phục hồi.
Riêng các đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp do ảnh hưởng của bão, lũ, chính sách pháp luật hiện hành đang có nhiều quy định nhằm chia sẻ khó khăn. Cụ thể như: Giảm thuế tài nguyên tương ứng với giá trị thiệt hại về tài nguyên nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) có thể giảm tới 30% nhưng không vượt quá số thuế phải nộp, không vượt quá giá trị thiệt hại. Chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cũng có quy định miễn, giảm cho người dân, tổ chức kinh doanh bị thiệt hại.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) không có quy định giảm cụ thể liên quan đến thiên tai, nhưng các chi phí, hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ hàng hóa không may bị tổn thất, kể cả hàng hóa không may bị mất đi, bị hỏng do mưa bão cũng như hàng hóa mua vào để khắc phục thiệt hại, xây dựng lại nhà xưởng sẽ được kê khai khấu trừ thuế GTGT.
Đặc biệt, với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), những chi phí liên quan đến thiệt hại do bão lũ đều được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, sau khi trừ đi số tiền đã được bảo hiểm bồi thường.
Như vậy, các chính sách tài chính hiện nay đều đã tính đến việc chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp trong các trường hợp thiên tai xảy ra.
+ Giai đoạn 2020 tới nay, Việt Nam đã sử dụng nhiều công cụ tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi kinh tế. Ông có thể cho biết về những kết quả đạt được và những khó khăn gặp phải khi thực hiện các chính sách tài khóa giai đoạn vừa qua?
- Thời gian qua, chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả được thể hiện trên 3 phương diện.
Thứ nhất, chính sách giãn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí đã hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống.
Trong giai đoạn 2020 - 2024, tình hình kinh tế nước ta còn nhiều thách thức, Bộ Tài chính đã kiên trì thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, chủ động, linh hoạt để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất.
Thứ hai, nguồn lực tài chính công ngày càng được mở rộng, đáp ứng các nhiệm vụ chi NSNN.
Giai đoạn 2021 - 2023, mặc dù tình hình kinh tế còn khó khăn, nhưng tổng thu NSNN vẫn đạt được những kết quả tích cực, đảm bảo nguồn lực cho các nhiệm vụ ổn định kinh tế - xã hội, cho thấy các chính sách tài khóa được ban hành đã thực sự đi vào cuộc sống, hỗ trợ tích cực cho người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Thứ ba, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho tăng trưởng.
Công tác giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ và các tổ công tác thúc đẩy giải ngân của Thủ tướng Chính phủ quan tâm, theo dõi sát sao, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công được cải thiện, bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 93,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2024 giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn chậm, lũy kế 10 tháng đầu năm nay, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 47,43% kế hoạch, đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
+ Theo lý thuyết, việc giảm thuế, hoãn thuế, miễn giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và kinh tế phục hồi sẽ ảnh hưởng tới thu NSNN. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, thu NSNN của Việt Nam giai đoạn 2020 đến nay vẫn tăng khoảng 10% mỗi năm. Vì sao có hiện tượng này, thưa ông?
- Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là giai đoạn sau đại dịch COVID-19, việc miễn, giảm, hoãn, gia hạn nợ thuế giúp cho doanh nghiệp vượt qua những khó khăn về vốn, sớm phục hồi lại hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó lại tiếp tục tạo ra nguồn thu cho NSNN.
Do đó, để đảm bảo mục tiêu thu NSNN, Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tăng cường quản lý thu NSNN, chống thất thu, trốn thuế, đặc biệt là nguồn thu từ các hoạt động thương mại điện tử, hoạt động kinh tế phát sinh từ nền kinh tế số.
Đến nay, đã có 116 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Trong đó có cả những “ông lớn” như Facebook, Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple… đã khai và đã nộp.
Đồng thời, tập trung thực hiện các giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, quyết liệt xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, kiểm soát chặt chẽ tình hình kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, tăng cường tuyên truyền, giải đáp vướng mắc cho người nộp thuế; mở rộng hóa đơn điện tử cho từng lần bán hàng đến 100% cửa hàng bán lẻ xăng, dầu, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; triển khai có hiệu quả cổng thanh toán điện tử cho nhà cung cấp nước ngoài.
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát tổng thể hệ thống chính sách thuế để sửa đổi, hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với thực tiễn và định hướng của Nhà nước, cũng như thông lệ tốt trên thế giới…
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, Bộ Tài chính sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong năm 2024; đặc biệt phấn đấu thu đạt và vượt dự toán đề ra, đảm bảo các nhiệm vụ chi trong dự toán và các nhiệm vụ chi cấp bách, phát sinh, chi cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội trong năm 2025 và các năm sắp tới.
+ Xin cảm ơn ông!
Việt Vũ (Thực hiện)
(CLO) Tượng Avalokitesvara Bắc Bình tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của phần đất phía Nam trong không gian văn hóa Champa.
(CLO) Chiều 3/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh xác định 5 giải pháp đột phá, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, giữ vững vị trí top đầu, tạo động lực cho sự phát triển của địa phương.
(CLO) Ông Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026.
(CLO) Hiện nay, ngày càng nhiều người trưởng thành cũng như trẻ em lứa tuổi học đường mắc trầm cảm nhưng không được chăm sóc quản lý bệnh đúng cách dẫn tới nhiều ca tự sát đáng tiếc và thương tâm. Vậy làm thế nào để người bệnh thoát khỏi "đại dương đen" của căn bệnh này?
(CLO) Hà Nội sẽ duy trì hoạt động phun nước rửa đường tại các tuyến phố chính để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt là tại các khu vực nội thị và đông dân cư.
(CLO) Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Uỷ viên Đảng uỷ Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
(CLO) Dự báo ngày 4/1, TP HCM có mưa trái mùa, sáng sớm có sương mù nhẹ, trời se lạnh. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa rào, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, phía Bắc trời rét.
(CLO) Ngày 3/1, Ban Tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ - Hòa Bình 2025 tổ chức họp về công tác chuẩn bị triển khai Hội báo năm 2025.
(CLO) Trong Thông tư mới ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(CLO) Sau khi đặt mua nguyên liệu trên mạng về nhà, em P. đã rủ 3 học sinh khác thực hiện việc chế tạo pháo. Khi đang thực hiện, pháo phát nổ khiến cả 4 em bị thương.
(CLO) Tại buổi họp báo định kỳ quý IV năm 2024 diễn ra ngày 3/1, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức biểu dương, trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Yagi trên địa bàn.
(CLO) Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép dạy thêm không thu tiền trong các trường phổ thông. Do đó, các hình thức liên kết có thu tiền sẽ là những đối tượng bị cấm khi Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
(CLO) 5 năm trước, một loại virus mới bí ẩn xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, khởi đầu một trong những cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn nhất lịch sử nhân loại.
(CLO) Tại phiên họp thứ 6, Tổ công tác đặc biệt của UBND TP Hà Nội đã tập trung xem xét tháo gỡ khó khăn cho 3 dự án, trong đó có dự án khu nhà ở xã hội cao tầng Bảo Ngọc tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên.
(CLO) Đây là nội dung đáng chú ý của Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của Chính phủ vừa được ban hành, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
(CLO) Bị can Giáp Thị Sông Hương, chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng bị xác định đã trực tiếp chứng kiến những hành vi bạo lực của bảo mẫu Nhanh, nhưng không ngăn cản. Thậm chí, còn tham gia hành hạ, đánh đập các cháu bằng lược, khay nhựa, chổi và kéo lê hoặc ôm ném các cháu khi tắm và ngủ.
(CLO) Trước những thách thức kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt trong năm 2025, TS Nguyễn Quốc Việt khuyến nghị Việt Nam cần ổn định vĩ mô gắn với phục hồi tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ hơn.
(CLO) Cục Thống kê tỉnh Hải Dương vừa tổ chức họp báo công bố kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh.
(CLO) Ngày 2/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phú Xuân với diện tích hơn 300 ha tại xã Ea Đrơng (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk).
(CLO) Ngày 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
(CLO) Ngày 2/1 - ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2025, tỉnh Bắc Ninh tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(CLO) SSI Research dự kiến nhu cầu thép nội địa sẽ tăng 10% trong năm 2025, khi thị trường bất động sản đã có sự phục hồi mạnh trong năm 2024. Ngoài ra, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong năm cuối của nhiệm kỳ 2021-2025 cũng sẽ giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt mục tiêu đưa Nga vào top 4 nền kinh tế toàn cầu vào 2030, với kế hoạch tăng 60% đầu tư và giảm nghèo xuống 7%.
(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định số 2991/QĐ-UBND thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Tân tại xã Mỹ Tân (thành phố Nam Định).
(CLO) Theo báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên, năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 40.114 tỷ đồng, vượt 22,2% so với dự toán, tăng 23,6% so với cùng kỳ. Trong đó thu nội địa ước đạt 35.814 tỷ đồng, vượt 22,9% dự toán, thu xuất nhập khẩu đạt 4.300 tỷ đồng, vượt 16,2% dự toán.
(CLO) Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam, năm 2024, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản toàn tỉnh ước đạt 8.596 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), đạt 98,3% kế hoạch năm.