Trạm yêu thương số 7: Những lá thư chở yêu thương

Thứ sáu, 11/02/2022 11:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một hành trình đáng nhớ với những câu chuyện hết sức chân thực ở nơi từng là tâm dịch sẽ được 3 sinh viên Đại học Y bật mí trong Trạm yêu thương lúc 10h00 thứ Bảy ngày 12/2 trên kênh VTV1.

"Tuổi trẻ ai cũng có những lựa chọn. Và chúng tôi chọn góp sức nhỏ của mình, mang yêu thương đi thật xa” - đó là khẩu hiệu của những sinh viên Đại học Y Hà Nội xung phong chi viện cho miền Nam giữa thời điểm nơi đây đang là tâm dịch của cả nước, trong đó có bộ ba Minh Hải - Mạnh Cầm -Thành Trung. Tất cả sẽ có trong Trạm yêu thương lúc 10h00 thứ Bảy ngày 12/2 trên kênh VTV1.

tram yeu thuong so 7 nhung la thu cho yeu thuong hinh 1

Trạm yêu thương lúc 10h00 thứ Bảy ngày 12/2 trên kênh VTV1.

Mở cửa Trạm yêu thương bằng ca khúc “Covid nhanh đi đi”, bộ ba bạn trẻ Minh Hải, Mạnh Cầm, Thành Trung  không chỉ thể hiện sự mong mỏi về một ngày mai không còn dịch bệnh mà còn thể hiện sự nhiệt huyết, tinh thần vì cộng đồng của những người trẻ.

Nguyễn Ngọc Minh Hải - sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, trường Đại học Y Hà Nội khóa 2016 – 2022 không còn là cái tên xa lạ khi tháng 7/2021, mạng xã hội lan truyền ảnh chụp lá thư tay Hải viết gửi Ban Giám hiệu nhà trường xung phong vào tâm dịch Covid-19 ở Bình Dương với nội dung khiến nhiều người xúc động: “Khi Tổ quốc cần, thanh niên không ngại khó', đặc biệt khi là sinh viên Y Hà Nội, mang trong mình niềm tự hào của mái trường có truyền thống hơn một thế kỷ phụng sự Tổ quốc và chăm sóc sức khỏe nhân dân”. Minh Hải là một trong rất nhiều sinh viên ngành Y sẵn sàng lên đường chống dịch ở thời điểm đó. Ngay khi biết tin này, Nguyễn Thành Trung và Đỗ Mạnh Cầm hai sinh viên năm cuối cũng mạnh dạn viết thư xin tham gia vào đội tình nguyện của Đại học Y chi viện cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại miền Nam. Những lá đơn ấy được viết ngay khi họ vừa được nghỉ hè một ngày.

Với sinh viên Đại học Y, năm cuối là thời điểm quan trọng nhất khi kỳ thi bác sỹ nội trú gần kề, thậm chí quan trọng hơn cả thi Đại học. “Vì thi Đại học không đỗ bạn có thể thi lại, còn thi nội trú thì cả đời chỉ có một lần duy nhất” – Mạnh Cầm chia sẻ. Thế nhưng họ tự động viên mình “đó là việc cá nhân, mà việc cá nhân thì nên gác lại cho công việc chung của cả nước”. Vì thế, ba bạn trẻ đã sẵn sàng và tình nguyện cho công việc chung này.

Chia sẻ với Trạm yêu thương, nhóm sinh viên Đại học Y cho biết: vào tâm dịch họ làm tất cả mọi việc từ lấy mẫu bệnh phẩm, truy vết F0, đi điều trị cho đến công việc hành chính chưa bao giờ làm như lập danh sách, rà soát đối tượng, xây dựng kho lưu trữ thông tin… Và tình hình ở đó khắc nghiệt hơn rất nhiều so với những gì họ tưởng tượng: “Những cuộc điện thoại dồn dập với nội dung “nguy kịch lắm rồi”, “hay F0 đã mất” báo về liên tục. “Chúng em đã hỗ trợ thành phố Thuận An truy vết 5.997 F0. Có lẽ chỉ khi chương trình Trạm yêu thương lên sóng, gia đình và người thân mới biết chúng em đã gần với F0 và đối diện với nguy hiểm như thế” – Minh Hải bật mí.

Khi được hỏi có bao giờ thấy sợ không, nhóm sinh viên Đại học Y Hà Nội thẳng thắn trả lời: “Lo lắng thì có, còn sợ thì không”. Và điều họ không mong muốn nhất chính là đồng đội của mình nhiễm Covid-19. Vì điều đó đồng nghĩa với việc tinh thần của mọi người sẽ đi xuống và sẽ bớt đi một người để giúp đỡ được rất nhiều F0 đang cần trợ giúp.

Trong hành trình nơi tâm dịch ấy, có cả sự ngưỡng mộ từ những người đồng nghiệp. Bác sỹ Dương Thị Thủy – CDC Bình Dương được nhóm sinh viên trường Y ví như người không biết mệt bởi công việc của chị bắt đầu từ sáng sớm hôm trước kéo dài tới 2-3h sáng hôm sau. Chị Thủy cũng chỉ là một người bình thường như bao người khác, nhưng sức mạnh đến từ suy nghĩ “sợ rằng sự chậm trễ của mình có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người”.

Nếu Mạnh Cầm và Minh Hải giấu gia đình chuyện mình xung phong vào khu vực đang là tâm dịch thời điểm bấy giờ, vì sợ bố mẹ sẽ lo lắng thì Thành Trung lại viết đơn tình nguyện khi ngồi bên cạnh mẹ. Gia đình Trung có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Bố Trung mất sớm, từ nhiều năm nay sức khỏe mẹ đã yếu nhưng vì để nuôi hai anh em Trung ăn học nên phải gồng mình tiếp công việc sửa xe đạp mà bố em để lại. Với mẹ, Thành Trung là trụ cột duy nhất của gia đình, vì thế khi con trai đăng ký đi chống dịch mẹ không khỏi lo lắng. Thế nhưng là một sinh viên Y khoa, Trung chọn gác lại gánh nặng gia đình để quyết tâm lên đường, đóng góp một phần sức lực của mình vào công việc chung của đất nước.

Nhân vật của Trạm yêu thương số này không chỉ sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn nhất, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà họ còn sẵn sàng sẻ chia. Ngay khi biết tin Trạm yêu thương trao tặng món quà đặc biệt, Minh Hải và Mạnh Cầm đã thống nhất dành tất cả cho Thành Trung với hy vọng món quà đó sẽ phần nào san sẻ bớt gánh nặng hiện tại của gia đình bạn, để Trung có thêm thời gian và yên tâm hoàn thành ước mơ trở thành bác sĩ trong tương lai.

Đăng Khoa

Bình Luận

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam trao quà hỗ trợ người dân vùng sạt lở đất tại huyện Bát Xát, Lào Cai

Hội Nhà báo Việt Nam trao quà hỗ trợ người dân vùng sạt lở đất tại huyện Bát Xát, Lào Cai

(CLO) Ngày 19/9, lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai đã đến Trường mầm non Bản Qua trao quà của Hội Nhà báo Việt Nam ủng hộ người dân vùng sạt lở đất huyện Bát Xát (Lào Cai).

Nghề báo
Báo Nhân Dân chia sẻ khó khăn với người dân Làng Nủ bị thiệt hại do thiên tai

Báo Nhân Dân chia sẻ khó khăn với người dân Làng Nủ bị thiệt hại do thiên tai

(CLO) Tiếp tục hoạt động trao tặng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu bão gây ra, ngày 19/9, Báo Nhân Dân phối hợp một số doanh nghiệp đã đến chia sẻ, trao hỗ trợ cho người dân tại huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai).

Nghề báo
Báo Pháp luật Việt Nam trao quà hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại tỉnh Tuyên Quang

Báo Pháp luật Việt Nam trao quà hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Chiều 19/9, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam do TS Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập làm Trưởng đoàn đã trao tặng hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo
Phát động Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường'

Phát động Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường"

(CLO) Chiều 19/9, tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2024.

Nghề báo
Phó Tổng biên tập Đỗ Ngọc Thi được giao phụ trách Tạp chí Hữu cơ Việt Nam

Phó Tổng biên tập Đỗ Ngọc Thi được giao phụ trách Tạp chí Hữu cơ Việt Nam

(CLO) Sáng 19/9, Hiệp Hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam tổ chức lễ công bố quyết định giao nhiệm vụ Phụ trách Tạp chí Hữu cơ Việt Nam/Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam. Theo quyết định, Phó Tổng biên tập, nhà báo Đỗ Ngọc Thi được giao phụ trách Tạp chí Hữu cơ Việt Nam.

Nghề báo