Trắng đêm tác nghiệp cùng người lính biên phòng

Thứ năm, 20/02/2020 09:46 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đã có rất nhiều tín hiệu khả quan về tình hình phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam, như đồng nghiệp của tôi từng mượn lời thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ để đặt tít bài: “Con sông vẫn chảy, chiếc lá vẫn xanh”.

Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Đặng Văn Tuân – phóng viên báo Tuổi trẻ về chuyến tác nghiệp tại Lạng Sơn càng cho chúng ta thêm niềm tin để bình tĩnh sống. Bởi bên cạnh các bác sĩ đang trực tiếp cứu chữa bệnh nhân còn có rất nhiều lực lượng tổng lực cũng góp phần không nhỏ trong công tác này. Họ là những người lính bộ đội biên phòng nơi tuyến đầu chống dịch, đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình.

Phải thận trọng và an toàn

Nhà báo Đăng Văn Tuân chia sẻ: Ngay khi nhận lệnh phân công từ tòa soạn, các nhóm phóng viên của báo đã chia ra nhiều mũi tác nghiệp với yêu cầu phải bao quát thông tin, nhanh hơn báo khác và phải có thông tin chính xác, hình ảnh chân thực về sự kiện. Những áp lực là không nhỏ, nhóm chúng tôi được giao nhiệm vụ lên tuyến biên giới Lạng Sơn ngay từ ngày mùng 6 tết.

Trước ngày chuẩn bị lên Lạng Sơn, vợ tôi cất vào ba lô một hộp khẩu trang y tế, gia đình, người thân cũng khá lo lắng cho chuyến tác nghiệp đột xuất ngay ngày đầu tiên khai xuân ít nhiều có rủi ro này. Rõ ràng, đưa tin là nhiệm vụ của tất cả các nhà báo, mà muốn có hình ảnh, thông tin chân thực, xúc động thì không có cách nào khác là phải tiếp xúc tận nơi với những người bị cách ly ở biên giới khi họ vừa trở về từ Trung Quốc. Bởi thế, bản thân tôi cũng xác định rằng, đây là một chuyến đi nhiều nguy hiểm, phải thận trọng và an toàn, cũng phải nỗ lực hết sức để tiếp cận nguồn tin.

Với kinh nghiệm nghề nghiệp, chúng tôi xác định rằng, thời điểm đó, nếu không đưa tin về các hoạt động kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ ở biên giới, có thể những thông tin nhiễu loạn trên mạng sẽ làm xã hội hoảng loạn hơn. Suy nghĩ như vậy nên nhóm phóng viên đã đi sớm để chủ động thông tin hơn, đồng thời cũng nhờ vậy mà đã mở rộng được những tin tức liên quan đến cuộc giải cứu nông sản ở biên giới. Cho nên báo Tuổi trẻ là tờ báo đầu tiên ghi nhận quá trình nông sản bị ách tắc và được giải cứu như thế nào tại những “điểm nóng” này.

Hình ảnh lực lượng biên phòng trắng đêm phòng dịch tại khu vực biên giới Lạng Sơn được nhà báo Đặng Văn Tuân ghi lại.

Hình ảnh lực lượng biên phòng trắng đêm phòng dịch tại khu vực biên giới Lạng Sơn được nhà báo Đặng Văn Tuân ghi lại.

Tác nghiệp ở vùng biên, chúng tôi cũng cảm thấy thấm thía với những vất vả khi phải chạy đi chạy lại, tác nghiệp, ghi hình, phỏng vấn, túc trực cùng các lực lượng liên ngành như biên phòng, hải quan, kiểm dịch trong công tác phòng chống dịch bệnh...

Chúng tôi phải đi dọc biên giới Lạng Sơn, ghi nhận những câu chuyện ở các đồn biên phòng Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam... Nhìn chung chuyến đi đầy nguy hiểm nhưng có những thông tin, hình ảnh rất xúc động và đáng quý.

Không chỉ vậy, khi tác nghiệp trong những đêm trắng cùng họ, chúng tôi cũng thấy bao mệt mỏi tan biến, những lo lắng cũng phần nào bớt đi và thấy những hiểm nguy của nghề báo cũng bình thường thôi, không có gì to tát cả. Bởi khi chứng kiến lực lượng biên phòng vẫn ngày đêm trực chốt biên giới 24/24; hàng hóa thông quan thì các lực lượng chức năng cửa khẩu phải hàng ngày tiếp xúc mầm lây lan bệnh; các bác sỹ Trung đoàn 123 vẫn hàng ngày tận tụy chăm sóc, thăm khám cho hơn 400 công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về. Thực sự, chưa khi nào mà các lực lượng từ biên phòng, kiểm dịch y tế đến hải quan tại các cửa khẩu biên giới lại phải “gồng mình” đến như vậy. Với họ mục tiêu hàng đầu là nhằm ngăn chặn được dịch bệnh lây lan ngay từ đường biên, mọi quy trình khép kín từ kiểm soát người thông quan, kiểm tra thân nhiệt, cách ly những công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc được thực hiện nghiêm ngặt ngay để ngăn chặn dịch bệnh. Qua đó để thấy Việt Nam đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch, vừa an toàn, vừa nhân văn.

Nhà báo Đặng Văn Tuân trao đổi thông tin với đoàn lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn kiểm tra công tác chống dịch Covid-19 tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Nhà báo Đặng Văn Tuân trao đổi thông tin với đoàn lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn kiểm tra công tác chống dịch Covid-19 tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Luôn sẵn sàng chống “giặc dịch”

Một trong những hình ảnh khiến nhóm phóng viên chúng tôi không thể quên được đó là hàng trăm chiến sĩ thuộc các đồn biên phòng Lạng Sơn những ngày này ăn gió nằm sương trên từng đường mòn nơi địa đầu Tổ quốc.

Chúng tôi - những người cầm bút thực sự không khỏi xúc động trước những người chiến sĩ quân hàm xanh ấy. Những câu chuyện trắng đêm phòng dịch trong rừng biên giới với một tinh thần “người lính” đã được chúng tôi xây dựng thành những loạt bài, những clip rất ý nghĩa và được  bạn đọc quan  tâm.  Ở đó, trong cơn mưa rét tê tái ở biên giới Việt - Trung, những chiếc lều bạt được dựng lên vội vã. Bộ đội biên phòng thay nhau túc trực để không một ai vượt biên từ Trung Quốc trở về mà không được kiểm tra y tế, đưa vào khu cách ly. Thực sự chứng kiến những chiến sĩ nhóm lửa sưởi ấm giữa rừng xua đi cái giá lạnh ngày đông nơi biên thùy xa xôi mới thấy, những công việc họ làm, tinh thần chống dịch của lực lượng biên phòng nơi đây thật đáng trân quý.

Tôi vẫn nhớ về hình ảnh những đồng chí ở điểm chốt xa nhất của Đồn biên phòng Chi Ma (huyện Bình Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Đồn biên phòng Chi Ma được giao nhiệm vụ quản lý hơn 16 cây số đường biên. Trước tết, các chốt dã chiến đã được lập để chống buôn lậu, nhưng nhiệm vụ chốt chặn để đón công dân từ vùng dịch Trung Quốc trở về còn quan trọng hơn. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và cả Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn huy động thêm hàng trăm chiến sĩ tăng cường cho Chi Ma. Một số xã Mẫu Sơn, Tú Mịch... huy động thêm cả công an, dân quân phối hợp lực lượng biên phòng lập chốt. Mọi vị trí trọng điểm đều phải được chốt chặn để đảm bảo “một con ruồi cũng không chui lọt”. Chiếc lều dã chiến được căng ngay bên đường, bùn ngập đến mắt cá chân. Bộ đội khơi tạm một cái rãnh để nước mưa đỡ dồn vào trong lán. Bên trong là 2 cái giường gấp, mấy tấm ván kê tạm lên đá để đồ cá nhân, nước sát trùng, khẩu trang y tế... Chúng tôi gọi họ là những người “Ăn núi, ngủ bùn”. Dù cách đó chỉ vài chục bước chân là một bãi đất khô ráo, dưới tán rừng thông thơm ngan ngát nhưng không được dựng lán bởi bắt buộc phải lập lán ở chỗ trũng vì còn quan sát các lối mòn xung quanh. Đó là những chiếc lán chỉ cách tường rào biên giới Trung Quốc chưa đầy trăm bước. Nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra, đơn vị phải lập chốt để đề phòng trường hợp xấu nhất là công dân Việt Nam từ vùng có dịch Covid-19 ở Trung Quốc vượt biên vào nội địa, vì trên thực tế vị trí này từng là lối mòn để cánh cửu vạn vác hàng vượt biên vào nội địa. 

Hay như câu chuyện của bộ đội biên phòng ở chốt dã chiến Bản Thín cách cửa khẩu Chi Ma hơn chục cây số cũng vậy. Chốt dã chiến Bản Thín được lập từ ngày 3/2, mỗi ngày có 4 chiến sĩ thay nhau trực. Ban ngày phải đảm bảo luôn có 2 người, ban đêm tăng cường thêm 3 người nữa. Ca đêm chỉ có 1 người được chợp mắt, 2 người thức gác ở điểm chốt và 2 người đi tuần. Ở điểm này không điện, không nước, cũng không có sóng điện thoại. Chiến sĩ phải treo điện thoại lên cành cây phía rừng thông để giữ liên lạc. Mưa rét thì phủ thêm cái bịch nilon, cứ có chuông thì chạy ra nghe, rồi lại treo ở đó. Bếp lửa bên ngoài lán vừa là nguồn ánh sáng trong đêm, vừa là chỗ sưởi ấm, nấu ăn và hong khô củi trong cái mưa lất phất, rét buốt của rừng Mẫu Sơn....

Chiến sĩ phải treo điện thoại lên cành cây phía rừng thông để giữ liên lạc... là một trong những hình ảnh rất ấn tượng.

Chiến sĩ phải treo điện thoại lên cành cây phía rừng thông để giữ liên lạc... là một trong những hình ảnh rất ấn tượng.

Phải nói là, khi tác nghiệp suốt hơn một tuần ở vùng biên giới, chúng tôi đã cảm nhận được một tinh thần “chống dịch như chống giặc” của lực lượng bộ đội biên phòng. Tôi vẫn ấn tượng đến bây giờ về câu nói của một Trung tá ở đồn biên phòng Tân Thanh: “Chuyện bình thường mà nhà báo ơi! Anh em tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần rồi, mười mấy năm trước có dịch SARS, mới đầu chúng tôi nhận nhiệm vụ chốt chặn 3 tuần, nhưng kéo dài đến 3 tháng. Lần này mà kéo dài thời gian chúng tôi cũng sẵn sàng, lính mà!”. Tinh thần ấy có lẽ đã góp phần không nhỏ vào những tín hiệu lạc quan trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19. Và để đến thời điểm này, nghĩ về tuyến đầu chống dịch nơi biên giới, đã có rất nhiều cơ sở để tin rằng, người Việt Nam sẽ chiến thắng được dịch bệnh nguy hiểm ấy bởi có rất nhiều những con người ngày đêm thực hiện nhiệm vụ với một thái độ và trách nhiệm cao nhất.

Hà Vân (Ghi)

Tin mới

Vụ xe rác rơi xuống cầu Bình Thành ở Huế: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên

Vụ xe rác rơi xuống cầu Bình Thành ở Huế: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên

(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.

Đời sống
Sắp diễn ra đại sự kiện Honda Thanks Day 2024 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Sắp diễn ra đại sự kiện Honda Thanks Day 2024 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…

Xe
Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian

Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian

(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".

Tiêu điểm Quốc tế
Thủ tướng Đức tiếp tục tái tranh cử bất chấp sự ủng hộ giảm sút

Thủ tướng Đức tiếp tục tái tranh cử bất chấp sự ủng hộ giảm sút

(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz ứng cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp sự ủng hộ kém mạnh mẽ trong đảng của ông.

Thế giới 24h
COP29 kéo dài thêm thời gian do các nước nghèo từ chối lời đề nghị 250 tỷ USD

COP29 kéo dài thêm thời gian do các nước nghèo từ chối lời đề nghị 250 tỷ USD

(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu
Quần thể danh thắng Tràng An nhận giải thưởng 'Điểm đến có ảnh hưởng' 2024

Quần thể danh thắng Tràng An nhận giải thưởng 'Điểm đến có ảnh hưởng' 2024

(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.

Du lịch
Lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt 183.856 tỷ đồng

Lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt 183.856 tỷ đồng

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.

Giao thông
Tôn vinh những nỗ lực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

Tôn vinh những nỗ lực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.

Giao thông
Phấn đấu hoàn thành dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven theo biển đúng mục tiêu đề ra

Phấn đấu hoàn thành dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven theo biển đúng mục tiêu đề ra

(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.

Giao thông
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Thắt chặt tình đoàn kết, xây dựng Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Thắt chặt tình đoàn kết, xây dựng Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh

(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Tin tức
Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Ông Trump được hoãn xử vô thời hạn 'vụ án 34 tội danh', gần như đã hết tội

Ông Trump được hoãn xử vô thời hạn 'vụ án 34 tội danh', gần như đã hết tội

(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.

Thế giới 24h
Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

Hà Nam: Sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).

Tin tức
Khánh Hòa lần đầu tổ chức lễ hội trầm hương tại Festival Biển Nha Trang 2025

Khánh Hòa lần đầu tổ chức lễ hội trầm hương tại Festival Biển Nha Trang 2025

(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.

Du lịch
Bình Luận

Tin khác

Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng: Nhiều dự án, ý tưởng đột phá, bền bỉ, hướng tới cộng đồng

Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng: Nhiều dự án, ý tưởng đột phá, bền bỉ, hướng tới cộng đồng

(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.

Nghề báo
Đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí trong 5 năm hoặc áp thuế ở mức tối thiểu

Đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí trong 5 năm hoặc áp thuế ở mức tối thiểu

(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.

Nghề báo
Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường'

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường'

(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Nghề báo
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí

(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.

Nghề báo
Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.

Nghề báo
Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.

Nghề báo
Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá cho phóng viên

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá cho phóng viên

(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng viết bài về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên

Nâng cao kỹ năng viết bài về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên

(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.

Nghề báo
Báo Nhà báo & Công luận tổ chức 'Về nguồn và Trao thẻ hội viên' tại Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Báo Nhà báo & Công luận tổ chức "Về nguồn và Trao thẻ hội viên" tại Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Nghề báo
Chúng tôi mong muốn góp phần đưa chính sách nhân văn thực sự đi vào cuộc sống…

Chúng tôi mong muốn góp phần đưa chính sách nhân văn thực sự đi vào cuộc sống…

(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.

Nghề báo