Trang nghiêm nghi thức rước Mẫu ở Lễ hội đền Đông Cuông

Thứ năm, 02/02/2023 16:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nghi lễ rước Mẫu sang sông ở Lễ hội đền Đông Cuông được tổ chức theo đúng nghi thức truyền thống trang nghiêm nhất, để lại những ấn tượng đặc biệt đối với người dân và du khách.

Ngày 2/2, (tức 12 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Quần thể di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đền Đông Cuông, thuộc thôn Bến Đền, xã Đông Cuông đã diễn ra nghi lễ rước Mẫu sang sông.

Nghi lễ được tổ chức theo đúng nghi thức truyền thống trang nghiêm nhất, để lại những ấn tượng đặc biệt đối với người dân và du khách tham dự.

trang nghiem nghi thuc ruoc mau o le hoi den dong cuong hinh 1

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng trao Bằng chứng nhận Lễ hội đền Đông Cuông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Ảnh: BTC

Theo đó, thầy Mo và những người giúp việc trong trang phục truyền thống của người Tày Khao làm thủ tục sửa soạn những vận dụng cần thiết cho Mẫu.

Sau đó, lễ rước kiệu Mẫu (vua mẹ) từ Đền chính qua sông sang miếu Đức Ông (miếu Ghềnh Ngai) thăm Đức Ông, kiệu "Ông Báo” (vua con) đi tiếp sau kiệu Mẫu). Khi tượng Mẫu đã sang tới miếu Ghềnh Ngai thăm Đức Ông thì các thầy cúng làm thủ tục tế lễ.

Sau đó, tượng Mẫu lại được rước quay về Đền chính vào đúng 10 giờ sáng và cũng là lúc bắt đầu chính thức Lễ dâng hương tế Mẫu.

Theo quan niệm của đồng bào Tày ở khu vực xã Đông Cuông và phụ cận, nghi lễ rước Mẫu là hình thức tái hiện lễ cưới lại "của Mẫu với Đức Ông” mà hậu duệ họ Hà phải tổ chức.

Sau nghi lễ rước Mẫu sang sông là nghi lễ cúng chính tiệc truyền thống do thủ từ và các đại biểu thực hiện tại đền Đông Cuông.

Kết thúc phần lễ, nhân dân và du khách cùng tham gia phần hội với các hoạt động thi đấu thể thao, trò chơi dân gian: Vật dân tộc, đẩy gậy, kéo co, đu tiên, bịt mắt bắt vịt, ném còn...

trang nghiem nghi thuc ruoc mau o le hoi den dong cuong hinh 2

Vật tế thần là một con trâu trắng, được tắm rửa bằng các loại lá thơm để kính cáo thần linh trước khi giết mổ. Ảnh: BTC

Trước đó, tối 1/2, tại đền Đông Cuông đã diễn ra lễ khai mạc và công bố Lễ hội đền Đông Cuông được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương - người đã có công tìm phương thuốc quý để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi mất ngài lại rất linh ứng, ngầm theo để giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, vua phong là "Thần Vệ quốc”.

Lễ hội đền Đông Cuông có hai lễ chính. Lễ thứ nhất vào ngày Mão đầu năm. Vật tế thần là một con trâu trắng, bắt đầu từ 0 giờ ngày Mão, con trâu sau khi được tắm rửa bằng các loại lá thơm, được buộc vào cây mít trước cửa đền để kính cáo thần linh trước khi giết mổ làm lễ dâng Mẫu Thượng ngàn cùng thần linh và các vị anh hùng.

trang nghiem nghi thuc ruoc mau o le hoi den dong cuong hinh 3

Nghi lễ rước Mẫu sang sông ở Lễ hội đền Đông Cuông được tổ chức theo đúng nghi thức truyền thống trang nghiêm nhất. Ảnh: TTXVN

trang nghiem nghi thuc ruoc mau o le hoi den dong cuong hinh 4

Lễ rước kiệu Mẫu từ Đền chính qua sông sang miếu Đức Ông. Ảnh: TTXVN

trang nghiem nghi thuc ruoc mau o le hoi den dong cuong hinh 5

Nghi thức vật hầu Mẫu trong Lễ rước Mẫu sang sông nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Ảnh: TTXVN

trang nghiem nghi thuc ruoc mau o le hoi den dong cuong hinh 6

Lễ rước kiệu Mẫu từ Đền chính qua sông. Ảnh: TTXVN

Lễ hội thứ hai được tổ chức vào ngày Mão tháng 9 âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội cơm mới, vật tế lễ là gạo mới, cốm xanh và mổ một con trâu đen dâng lễ.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Mẫu Thượng Ngàn tại Đông Cuông là đỉnh cao của sự ngưng kết, chắt lọc, kết hợp giữa tín ngưỡng thờ thần rừng, gắn nền kinh tế nông nghiệp với hình tượng Mẫu mẹ (Mẫu đại diện thần Mẹ ở nơi rừng núi, hòa hợp với cõi trần tục, được dân chúng suy tôn và xếp vào bậc hiển thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt).

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Học giả, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu qua đời ở tuổi 104

Học giả, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu qua đời ở tuổi 104

(CLO) Theo tin từ gia đình, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu, tác giả hàng trăm công trình nghiên cứu, sách nổi tiếng về địa bạ, bản đồ vừa qua đời ở tuổi 104.

Đời sống văn hóa
Huyền thoại 'Áo dài Linh Phụng' trong lễ hội mùa thu Huế

Huyền thoại 'Áo dài Linh Phụng' trong lễ hội mùa thu Huế

(CLO) Chương trình  Áo dài “Linh Phụng” là một chuỗi những câu chuyện sống động về huyền thoại chim phụng gắn với áo dài Huế được thể hiện bằng ngôn ngữ của thời trang, âm  nhạc, vũ khúc...

Đời sống văn hóa
Hai sự kiện văn hóa ở tỉnh Sóc Trăng được tổ chức quy mô cấp khu vực

Hai sự kiện văn hóa ở tỉnh Sóc Trăng được tổ chức quy mô cấp khu vực

(CLO) Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng năm 2024 sẽ được tổ chức quy mô cấp khu vực.

Đời sống văn hóa
400 ngôi nhà tại 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' bị ngập trong biển nước

400 ngôi nhà tại 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' bị ngập trong biển nước

(CLO) Do ảnh hưởng bão số 4, hơn 400 ngôi nhà tại “Làng du lịch tốt nhất thế giới” Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu trong biển nước.

Đời sống văn hóa
Tác phẩm về Nguyễn Bính đoạt giải lý luận, phê bình văn học 2023

Tác phẩm về Nguyễn Bính đoạt giải lý luận, phê bình văn học 2023

(CLO) Cuốn sách "Nguyễn Bính - Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp" của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã xuất sắc đoạt giải B tại Lễ tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng cao năm 2023.

Đời sống văn hóa