(CLO) Vào ngày 24/6, Tòa án Tối cao Mỹ đã lật ngược phán quyết vụ “Roe kiện Wade” cách đây gần một nửa thế kỷ, khi loại bỏ việc phá thai như một quyền của người dân Mỹ và đang gây ra những phản ứng trái chiều. Thực ra, tranh cãi về quyền phá thai không chỉ là câu chuyện của nước Mỹ.
Quyền phá thai như thế nào trên thế giới?
Năm 1973, vụ kiện Roe vs Wade đã trao cho phụ nữ Mỹ quyền tuyệt đối được phá thai trong 3 tháng đầu (12 tuần) của thai kỳ và các quyền ở mức độ hạn chế khác trong các thai kỳ sau đó. Dẫu vậy, trong khi phá thai dưới một số hình thức là hợp pháp ở mọi tiểu bang dưới thời “Roe”, thì quyền phá thai thực ra đã bị xóa bỏ trong những năm qua ở hơn một chục tiểu bang và chỉ chờ phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ nói trên để có hiệu lực.
Ví dụ, Texas đã thông qua luật vào năm 2021 cho phép người dân kiện các phòng khám và bác sĩ vì đã thực hiện phá thai sau 6 tuần. Ở Mississippi - tiểu bang trung tâm của vụ án của Tòa án Tối cao Mỹ - hầu hết các vụ phá thai đều bị cấm sau 15 tuần.
Hiển nhiên, quyền phá thai là một vấn đề gây tranh cãi và cấp thiết không chỉ đối với nước Mỹ, mà ở nhiều quốc gia khác và thậm chí gây ra sự chia rẽ mang tính toàn cầu. Thế giới hiện tại được phân ra thành các nhóm quốc gia có những quan điểm rất khác nhau đối với việc phá thai: Bảo vệ sự sống, bảo vệ quyền phụ nữ hay đứng ở giữa 2 thái cực (ví như chỉ cấm một phần)?
Theo Trung tâm Quyền sinh sản, một tổ chức vận động pháp lý toàn cầu nhằm thúc đẩy quyền sinh sản, có tới 24 quốc gia trên thế giới đang cấm hoàn toàn việc phá thai. Nhóm nước này bao gồm Andorra và Malta ở châu Âu, El Salvador và Honduras ở Trung Mỹ, Senegal và Ai Cập ở châu Phi, Philippines và Lào ở châu Á. Chi tiết hơn, theo tính toán, khoảng 90 triệu (tương đương 5% dân số toàn cầu) phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sống ở các quốc gia cấm phá thai trong mọi trường hợp.
Các nhà hoạt động và vận động ở nhiều quốc gia này tiếp tục đấu tranh để giảm bớt các hạn chế phá thai. Tuy nhiên, luật lệ cứng rắn ở El Salvador, được ban hành vào năm 1998 từ tác động của những nhà vận động bảo thủ thuộc Nhà thờ Công giáo, đã khiến hàng chục phụ nữ bị kết tội “giết người”, thậm chí cả đối với các trường hợp bị sẩy thai. Vào tháng 3 vừa rồi, hàng nghìn phụ nữ Salvador tiếp tục tuần hành để yêu cầu nới lỏng lệnh cấm phá thai trong những trường hợp bị cưỡng hiếp, khi bào thai không còn sống hoặc nếu tính mạng của người phụ nữ bị đe dọa.
Ở một nhóm khác, có hơn 50 quốc gia và khu vực chỉ cho phép phá thai khi sức khỏe của người phụ nữ gặp nguy hiểm. Một số nước chỉ đề cập đến sức khỏe thể chất, một số khác bao gồm cả sức khỏe tinh thần. Danh sách này có Libya, Iran, Indonesia, Venezuela và Nigeria. Những nước khác cũng có ngoại lệ cho các trường hợp hiếp dâm, loạn luân, hoặc thai nhi bất thường.
Ví dụ, ở Brazil, phá thai là bất hợp pháp ngoại trừ trường hợp bị hãm hiếp, rủi ro cho tính mạng của người mẹ hoặc khi thai nhi gặp vấn đề về não - thiếu một phần não hoặc hộp sọ. Trong những trường hợp này, người phụ nữ cần được sự đồng ý của bác sĩ và ít nhất 3 chuyên gia lâm sàng khác để được quyền phá thai.
Vào tháng 8 năm 2020, dưới chính phủ cực hữu của Tổng thống Jair Bolsonaro, Bộ Y tế Brazil đã ban hành một quyết định yêu cầu các chuyên gia y tế phải cung cấp bằng chứng và báo cáo với cảnh sát về khi có bất kỳ ai tìm cách phá thai sau khi bị cưỡng hiếp - điều mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền của Liên Hợp Quốc cho rằng là chống lại nhân phẩm của người bị hiếp dâm.
Vào tháng 1 năm 2021, lệnh cấm phá thai cũng gần như hoàn toàn được đưa ra ở Ba Lan, chỉ cho phép thực hiện thủ tục này trong các trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân hoặc khi tính mạng của người mẹ gặp rủi ro. Lệnh cấm đã loại bỏ ngoại lệ đối với việc phá thai trong những trường hợp thai nhi bất thường nghiêm trọng và không thể phục hồi - lý do của 98% ca phá thai ở Ba Lan được thực hiện vào năm 2019. Các cuộc biểu tình đông đảo đã nổ ra ở Ba Lan vào tháng 11 năm 2021 sau cái chết của một phụ nữ ở tuổi 22 mang thai vài tuần vì bị xuất huyết. Gia đình của cô đã cáo buộc rằng việc cứu sống cô đã bị trì hoãn vì lệnh cấm.
Theo Trung tâm Quyền sinh sản, ở các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ và Canada, cũng như hầu hết các nước châu Âu khác, hơn một nửa phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể tiếp cận phá thai một cách an toàn theo yêu cầu.
Tổng cộng có 72 quốc gia, bao gồm cả Pháp và Đức, cho phép phá thai theo giới hạn thời gian mang thai - phổ biến nhất là 12 tuần. Ở những quốc gia này, thường có những trường hợp ngoại lệ cho phép phá thai diễn ra muộn hơn. Ví dụ ở Anh, có giới hạn 24 tuần đối với việc phá thai. Nhưng nếu thai nhi bị khuyết tật như Hội chứng Down, thai kỳ có thể được chấm dứt cho đến lúc sinh.
Cuộc tranh cãi khó có hồi kết
Trong khi các phong trào ủng hộ sự sống ở các quốc gia như Ba Lan và Mỹ vừa rồi đang có phần thắng thế trước quyền phá thai của phụ nữ, thì chiều hướng đang có phần ngược lại ở một số quốc gia khác. Trong 18 tháng qua, Colombia, Argentina và Mexico đã hủy bỏ việc hạn chế phá thai sau làn sóng phản đối của các nhóm ủng hộ quyền phụ nữ.
Gần đây nhất, vào tháng 2 vừa rồi, Colombia đã đưa ra giới hạn phá thai hợp pháp là trước tuần 24 của thai kỳ. Hay Chile có thể trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên có quyền phá thai được ghi trong hiến pháp của đất nước, khi đang chờ kết quả của một cuộc bỏ phiếu vào cuối năm nay.
Còn ở châu Âu, CH Ireland đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 5 năm 2018 dẫn đến việc phá thai được hợp pháp hóa lên đến 12 tuần và một số trường hợp có thể muộn hơn. Trước khi có sự thay đổi, hàng nghìn phụ nữ Ireland thường phải đến nước Anh để làm thủ tục chấm dứt thai kỳ mỗi năm.
Hơn một năm sau, vào tháng 10 năm 2019, nước láng giềng Bắc Ireland trở thành quốc gia cuối cùng thuộc Vương quốc Anh hủy bỏ việc cấm phá thai. Dẫu vậy, dù thủ tục đã được hợp pháp hóa ở tuần 12 trong hầu hết các trường hợp và đến tuần 24 nếu thai kỳ là mối đe dọa đối với sức khỏe của người mẹ, song quốc gia này vẫn chưa thiết lập đủ các dịch vụ phá thai do nhà nước quản lý.
Có nghĩa, phần lớn dịch vụ phá thai hợp pháp tại Bắc Ireland là do các tổ chức từ thiện cung cấp. Bởi vậy, do thiếu cơ sở phá thai, vẫn còn nhiều người mang thai phải đi đến những nơi khác như ở Anh để làm thủ tục này một cách hợp pháp. Trong đại dịch Covid-19, việc đi lại của những phụ nữ này thậm chí còn trở nên khó khăn hơn.
Năm 2020, New Zealand cũng đã kéo dài thời gian hợp pháp của việc chấm dứt thai kỳ lên 20 tuần tuổi. Trước đó, cần có hai bác sĩ được yêu cầu phê duyệt việc phá thai và họ sẽ chỉ được làm như vậy nếu có “nguy hiểm nghiêm trọng” đối với sức khỏe của người phụ nữ.
Giờ đây, việc lật lại phán quyết Roe vs Wade ở Mỹ vừa rồi có nghĩa là 13 bang đã ban hành luật để cấm tất cả các dịch vụ phá thai sẽ có hiệu lực ngay lập tức, khiến cho sự tranh cãi về việc phá thai càng trở nên gay gắt hơn. Và có thể nói rằng, sự tranh cãi này khó đi đến hồi kết khi mà số người ủng hộ quyền sự sống và quyền phụ nữ đều đang rất đông đảo. Cuộc biểu tình với sự góp mặt của cả 2 nhóm người này trước Tòa án Tối cao Mỹ vừa rồi chính là ví dụ mới và tiêu biểu nhất.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có gần 15.000 lượt xe thanh toán bằng tiền mặt, tài xế phải dừng xe trước trạm thu phí đầu vào lấy thẻ và trả tiền mặt tại cửa ra, dễ dẫn tới ùn tắc cục bộ.
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.