(NB&CL) Ồn ào từ nhiều mùa trước và đến mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 này, khi nhiều trường ĐH trên cả nước vẫn ưu tiên phương thức xét học bạ THPT thì những tranh cãi trái chiều về phương thức xét tuyển này lại bùng lên.
Tuy nhiên, bình tâm mà nhìn nhận, một khi giáo dục ĐH đang tiệm cận tới cái gọi là tự chủ hay quốc tế hóa, thì thiết nghĩ, chẳng nên mãi nặng nề chuyện “đầu vào” mà cái đáng quan tâm nhất hẳn là việc một sinh viên ĐH sẽ được đào tạo như thế nào, có cho mình những gì khi kết thúc những năm tháng trên giảng đường.
Năm 2023, theo những thống kê đầu tiên, tính tới thời điểm này đã có khoảng hơn 100 trường đại học, học viện thông báo xét tuyển học bạ THPT, xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập THPT trong kỳ tuyển sinh năm 2023.
Tại Hà Nội, nhiều trường ĐH lớn như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Thủy lợi,… đều công bố xét học bạ THPT. Tại phía Nam, Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP.HCM, ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh có điểm trung bình 3 năm THPT thuộc nhóm 3 học sinh cao nhất, học lực giỏi và hạnh kiểm tốt.
Nhìn lại các năm học trước thì phương thức xét tuyển học bạ đã được nhiều trường lựa chọn. Đơn cử như mùa tuyển sinh đại học năm 2022, đa số các trường ĐH dành đến 90% chỉ tiêu cho hai hình thức xét tuyển vào đại học bằng học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT.
Thông tin tại giao ban trực tuyến về công tác tuyển sinh và đào tạo khối ĐH và cao đẳng sư phạm đối với các cơ sở giáo dục ĐH được tổ chức cuối năm 2022, Bộ GD&ĐT cho biết, thống kê số liệu từ các phương thức tuyển sinh được các trường ĐH đưa ra trong năm 2022 cho thấy: Phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn chiếm ưu thế với thí sinh nhập học chiếm 52,3% tổng số thí sinh nhập học; phương thức xét tuyển bằng kết quả học bạ đứng thứ hai với số thí sinh nhập học chiếm 36,2%.
Phương thức tuyển sinh đại học bằng kết quả học tập THPT đang được nhiều trường đại học lựa chọn để tăng nguồn thí sinh đầu vào.
Rõ ràng, chỉ nhìn vào thực tế xét tuyển ĐH 3 năm gần đây nhất, thấy rõ xét tuyển học bạ cho tuyển sinh đầu vào đã đang là xu thế được cả các trường lẫn học sinh lựa chọn. Các em lựa chọn phương thức xét tuyển học bạ vì giúp cho các em có thêm cơ hội vào ĐH còn nhiều trường lựa chọn phương thức này vì gia tăng cơ hội có thêm cho mình số lượng đầu vào.
Như giải thích của ông Ngô Hồng Điệp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) cho rằng: “Trường chúng tôi chưa thể cạnh tranh sòng phẳng với các trường thuộc Đại học Quốc gia hay các trường đại học lớn trong việc thu hút thí sinh. Hơn nữa, tâm lý học sinh vẫn thích về học tại TP.HCM hơn ở tỉnh. Do đó, lượng thí sinh đăng ký xét tuyển không tăng, nếu không đa dạng phương thức sẽ khó tuyển sinh. Học bạ là phương thức giúp học sinh an tâm. Khi không trúng tuyển ở các trường đại học lớn khác, thí sinh sẽ quay về nhập học”. Rõ ràng, phương thức tuyển sinh này đang đáp ứng cả cung và cầu.
Tuy nhiên, trước xu hướng này, một luồng ý kiến không nhỏ đã, đang cho rằng phương thức xét tuyển bằng học bạ không công bằng, không đánh giá được năng lực của người học, không đủ độ tin cậy, tệ hơn đã, đang tạo ra xu hướng hết sức tiêu cực là làm đẹp học bạ để phục vụ phương thức xét tuyển này. Theo phản ánh của báo chí, đã có chuyện nhiều phụ huynh xác định “chủ trương” làm đẹp học bạ THPT cho con ngay từ khi con mới vào lớp 10, bắt đầu ngay từ việc chọn trường, rằng chọn trường nào dễ có cơ hội làm đẹp học bạ hơn.
Về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội cho rằng: “Tuyển sinh học bạ là không ổn bởi vì mỗi trường THPT có chất lượng khác nhau, uy tín từng trường khác nhau. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi theo học bạ hiện nay lên tới 90%. Như vậy, học bạ không còn là thước đo chuẩn xác đánh giá năng lực học sinh. Trên thực tế có sự không tương đồng về chất lượng giáo dục giữa các trường, các vùng; giữa trường chuyên, lớp chọn với các lớp học khác. Khi mặt bằng không tương đồng thì phương thức đánh giá năng lực, chất lượng qua học bạ rõ ràng là không tương đồng”.
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP.HCM cũng từng chia sẻ quan điểm, kỳ xét tuyển ĐH, cao đẳng các năm qua ghi nhận quá nhiều học sinh có học bạ giỏi và xuất sắc. Vì thế, cần phải đặt vấn đề, phải chăng việc các trường đại học tăng cường tuyển sinh xét học bạ đã làm chất lượng học của học sinh “tăng lên”, thể hiện qua điểm số tại trường phổ thông? Ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Trường đại học FPT nhận định, phương thức xét tuyển học bạ là không công bằng với các thí sinh. Việc xét tuyển dựa vào học bạ sẽ không công bằng khi mỗi trường đánh giá khác nhau.
Cũng bởi thực tế này, vừa qua, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa thay mặt cử tri tỉnh này gửi tới Bộ GD&ĐT trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đề nghị Bộ nghiên cứu bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ, bởi hiện nay đang nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “làm đẹp” học bạ và “chạy điểm” ở các nhà trường.
Những tranh luận, quan điểm ấy là hoàn toàn có cơ sở. Câu chuyện “làm đẹp điểm, làm đẹp học bạ” là thực tế đáng buồn nhưng có thật, thậm chí khá phổ biến. Tuy nhiên, quan điểm của ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM cho rằng, xét tuyển ĐH bằng học bạ là hình thức thuận tiện phổ biến cũng không phải không có lý.
Một thực tế không thể không lưu ý đó là việc ĐH Việt Nam đang thực hiện tự chủ ĐH đồng thời đang đứng trước yêu cầu phải tiệm cận dần với quốc tế. Thực hiện tự chủ ĐH sẽ có việc các trường tự chủ trong việc xây dựng công bố đề án, phương thức tuyển sinh riêng.
Cũng trong tiến trình hội nhập với thế giới, tuyển sinh ĐH ở nước ta ngày càng đa dạng hóa, với hàng chục phương thức xét tuyển như: dựa vào kết quả tốt nghiệp THPT, kết quả học tập theo tổ hợp môn, kết quả kỳ thi riêng (đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, đánh giá năng lực chuyên biệt,...); tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT; dựa vào giải học sinh giỏi quốc gia; học lực kết hợp phỏng vấn; chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi THPT; kết hợp học bạ với năng khiếu... cũng là điều đương nhiên sẽ xảy tới. Sự đa dạng này rõ ràng mang tính tích cực, tiến bộ, tạo cơ hội cho học sinh học đại học. Tất nhiên, lại phải nhấn mạnh lại rằng: mỗi phương thức có những ưu, nhược điểm khác nhau và vấn đề là cần hạn chế, giảm thiểu những nhược điểm.
Về việc giảm thiểu nhược điểm này, trong câu chuyện xét tuyển xét học bạ, nhiều chuyên gia cho rằng cần nhất là tạo nên những giải pháp để giảm thiểu chứ không phải là câu chuyện ngồi phê phán phương thức này. Theo TS. Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, Cao đẳng Việt Nam, để phương thức xét học bạ phát huy ưu điểm, các trường nên xếp vào tiêu chí phụ cùng yếu tố hạnh kiểm, thành tích nổi bật...
Như vậy, có thể tuyển chọn thí sinh theo đúng tiêu chí và năng lực người học cần đạt. Trách nhiệm thanh kiểm tra, giám sát của chính Bộ GD&ĐT cũng không thể xem nhẹ. Quy chế tuyển sinh đại học do Bộ ban hành cũng chỉ quy định nguyên tắc để đảm bảo công khai, minh bạch và bình đẳng giữa các trường, còn trường đại học được tự chủ và chịu trách nhiệm về phương thức tuyển sinh. Vai trò của Bộ là chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế này.
Điều quan trọng không kém còn là trách nhiệm của chính các trường ĐH. Tự chủ ĐH, tự chủ tuyển sinh các trường cũng sẽ buộc phải đồng nghĩa với nâng cao chất lượng và quy cách đào tạo, làm thế nào để có thể nâng cao và phân loại được chất lượng sinh viên sau quá trình đào tạo chứ không phải là câu chuyện “đầu vào” chẳng khác đầu ra.
“Trong quá trình đào tạo sẽ tiếp tục sàng lọc theo quy chế, quy định, chất lượng đào tạo của nhà trường, không phải thí sinh nào cũng có thể tốt nghiệp ra trường. Nếu vào trường với kết quả không đúng như năng lực thì sinh viên sẽ không theo được chương trình học tập và tự bị đào thải”, ông Dương Văn Bá - ĐH Hòa Bình chia sẻ quan điểm.
Điều quan trọng nhất, đó không phải là câu chuyện phương thức đầu vào mà là việc, nói như TS. Nguyễn Văn Cường, chuyên gia tư vấn giáo dục độc lập: “Cần tránh vòng luẩn quẩn kiềm chế sự phát triển: các trường ĐH không tin tưởng bằng tốt nghiệp phổ thông, tổ chức kỳ thi tuyển riêng với nội dung giáo dục phổ thông. Các doanh nghiệp không tin tưởng bằng cấp ĐH, tổ chức thi tuyển nhân viên với nội dung chuyên môn trong giáo dục ĐH”. Đó mới là điều đáng quan ngại nhất.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.