Tranh chấp đảo Nhật-Trung có thể là điểm nóng quân sự tiếp theo của châu Á

Thứ ba, 23/06/2020 10:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi Trung Quốc đang tranh chấp với Ấn Độ về biên giới ở dãy Himalaya, một nhóm đảo cách đó vài nghìn km có thể là điểm nóng quân sự tiếp theo chờ bùng nổ.

Hình ảnh hòn đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản được chụp vào năm 2010. Ảnh: CNN

Hình ảnh hòn đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản được chụp vào năm 2010. Ảnh: CNN

Cả Bắc Kinh và Tokyo đều nhận rằng các hòn đào không người ở này, với tên Senkaku bằng tiếng Nhật và Diaoyu bằng tiếng Trung, là của mình. 

Tuy nhiên, Nhật Bản lại là nước quản lý các hòn đào này từ năm 1972 tới nay. Những tranh chấp lãnh thổ đã diễn ra trong nhiều năm giữa hai nước, với những bằng chứng kéo dài tới cách đây vài trăm năm. 

Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều không tỏ ý sẽ nhượng bộ trong vấn đề này, đặc biệt khi vấn đề lãnh thổ là một chủ đề cực nhạy cảm với cả hai nước.

Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã có các cuộc đụng độ từ hồi đầu tuần trước, và ít nhất 20 lính Ấn Độ đã thiệt mạng. Căng thẳng chỉ được giảm bớt sau khi cả hai bên đồng ý ngồi vào bàn đàm phán.

Khác với vùng núi Himalaya, nơi mà việc biên giới không rõ ràng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, đã khiến các hòn đảo này có thể là nơi tiềm ẩn một cuộc đụng độ chực chờ bùng nổ giữa hai cường quốc Mỹ-Trung.

Việc Mỹ có liên đới tới việc tranh chấp lãnh thổ này là vì bản thân Mỹ và Nhật đã có một thỏa thuận chung về quốc phòng. Nếu lãnh thổ Nhật Bản bị tấn công bởi một thế lực thứ 3, nước Mỹ sẽ buộc phải can thiệp để bảo vệ. 

Căng thẳng leo thang

Căng thẳng đặc biệt gia tăng trong tuần trước, khi lực lượng tuần tra của Nhật Bản tuyên bố rằng đã phát hiện tàu Trung Quốc trong khu vực gần đảo Senkaku mỗi ngày kể từ giữa tháng 4 tới nay. 

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga mới đây đã tái khẳng định cam kết của nước này trong việc bảo vệ các hòn đảo Senkaku.

"Khu vực đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản. Điều này là không thể phản bác, cả về khía cạnh lịch sử lẫn theo luật quốc tế. Việc các hành động này của Trung Quốc tiếp diễn là cực kỳ nghiêm trong. Chúng tôi sẽ đáp trả lại một cách mạnh tay và bình tĩnh", ông nói.

Trong một tuyên bố hồi thứ Sáu tuần trước, phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền với những hòn đảo này.

"Khu vực đảo Diaoyu thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và chúng tôi có quyền tuần tra và tăng cường an ninh tại các khu vực này", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết.

Phía Trung Quốc cũng lên án các hành động của chính phủ tỉnh Okinawa khi đang cố gắng thay đổi cách quản lý hòn đảo này, nói rằng điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ song phương.

Theo phía Nhật Bản, hội đồng thành phố Ishigaki thuộc tỉnh Okinawa muốn tách biệt các hòn đảo này ra khỏi khu vực thành phố nhằm tăng cường khâu quản lý.

Dự kiến việc bỏ phiếu sẽ tiến hành trong tuần này.

Lịch sử căng thẳng

Trước đó, quan hệ song phương từng trở nên căng thẳng vào năm 2012 cũng vì việc tranh chấp lãnh thổ. Nhật Bản đã quyết định quốc hữu hóa một số hòn đảo tư nhân, khiến người dân Trung Quốc phản đối mạnh mẽ. 

Rất nhiều người đã ném đá vào đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh, một số khác thì tấn công các nhà hàng và cửa hàng bán đồ Nhật. Những chiếc xe ô tô của Nhật cũng bị kêu gọi tẩy chay vào thời điểm đó.

Theo phía Trung Quốc, họ sở hữu hòn đảo Senkaku từ những năm 1400, khi nơi này là điểm trú chân cho các thuyền đánh cá nước này. Tuy nhiên, phía Nhật Bản cho biết theo cuộc điều tra năm 1885, họ không thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc từng sở hữu các hòn đảo, vì thế đã sát nhập chúng vào lãnh thổ Nhật Bản vào năm 1895.

Nước này cũng cho biết họ có khoảng 200 người từng sống tại hòn đảo này, thu thập lông chim và làm cá khô.

Năm 1932, Nhật Bản bán lại hòn đảo cho những người bản địa nhưng bị bỏ không từ năm 1940 tới nay. Mỹ từng chiếm đóng hòn đảo sau Thế chiến 2 nhưng đã trả lại cho Nhật Bản vào năm 1972.

Điều gì có thể kích phát tranh chấp quân sự?

Theo ông Wiliam Choong, một giáo sư tại Singapore thì "khu vực Đông Nam Á là một điểm nóng với lịch sử phức tạp". 

"Nếu các tàu cá Trung Quốc, tàu tuàn tra hay lực lượng quốc phòng cập bến hòn đảo Senkaku, phía Nhật Bản chắc chắn sẽ sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc không công nhận chủ quyền của Nhật Bản, có thể họ sẽ coi đây là hành động gây hấn và đáp trả", ông Choong nhận định.

Theo ông các hành động gần đây của Trung Quốc đang khẳng định rằng họ sẵn sàng mạnh tay để theo đuổi mục đích của mình tại khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên theo ông Choong, việc lý do vì sao Trung Quốc lại quyết định hành động vào thời điểm này là điểm đáng chú ý hơn, và đó cũng là điều đang khiến các nhà làm luật Nhật Bản phải suy nghĩ.

Hoàng Việt

Tin khác

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

(CLO) Mỹ và 17 quốc gia khác hôm thứ Năm đã đưa ra lời kêu gọi Hamas thả tất cả con tin để chấm dứt cuộc chiến sự ở Gaza, nhưng Hamas tỏ ra hoài nghi.

Thế giới 24h
Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

(CLO) Một Thứ trưởng Quốc phòng Nga vừa bị buộc tội nhận hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng lớn khiến một số doanh nhân giàu có bị bắt.

Thế giới 24h
Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Thế giới 24h
Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thế giới 24h
Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

(CLO) Israel đã tăng cường không kích vào Rafah sau khi tuyên bố sẽ sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể gây thương vong hàng loạt.

Thế giới 24h