Tranh luận chuyện hồ thủy điện xả lũ

Thứ sáu, 03/04/2015 23:07 PM - 0 Trả lời

Tranh luận chuyện hồ thủy điện xả lũ

Trong khi đó, những người từng phụ trách thủy lợi nói, xả như vậy là làm lũ “nhân tạo” chồng lên lũ tự nhiên.

Xả lũ là bất khả kháng



Ông ĐỖ HỮU HÀO (thứ trưởng Bộ Công thương) - Ảnh: Tuổi Trẻ

Thứ trưởng Bộ Công thương ĐỖ HỮU HÀO: Mưa lũ là bất khả kháng. Không ai biết chắc bão về thì mưa lũ sẽ là bao nhiêu. Nhà ở phố mưa nhiều cũng ngập nên việc các thủy điện thời gian qua, khi có bão lũ lớn phải xả lũ, khiến hạ nguồn ngập nặng cũng là bất khả kháng. Về nguyên tắc, các thủy điện này đều có chức năng tích nước phát điện và xả lũ.

Dư luận mới chỉ nói đến một phía là do xả lũ gây ngập nặng nhưng thực tế nếu không có đập thủy điện giữ lại, tất cả lũ tràn về thì có thể lũ còn lớn hơn nhiều.

Nếu các hồ thủy điện cứ giữ nước, không xả, đập vỡ thì có thể cuốn trôi cả thành phố chứ không chỉ ngập như vậy. Chúng ta phải nhìn nhận sự việc trên cả hai chiều.

Thưa ông, điều dư luận quan ngại nhất là có quá nhiều thủy điện trên một dòng sông và được xây dựng vì mục tiêu kinh tế chứ không quan tâm đến chống lũ?

Nhân dân thắc mắc là đúng nhưng chúng tôi khẳng định là các thủy điện đều có trong quy hoạch và chúng tôi quản được quy hoạch. Hiện nay, việc xây dựng các nhà máy thủy điện được thẩm định chặt, thậm chí phải qua cả Thủ tướng.

Những công trình thủy điện có công suất 50MW trở lên đều phải nằm trong quy hoạch tổng sơ đồ điện VI đã được phê duyệt và phải được Thủ tướng đồng ý mới triển khai.

Thủy điện công suất 50MW trở xuống được giao cho các địa phương phê duyệt nhưng cũng phải trao đổi và có sự thống nhất của Bộ Công thương.

Một dự án thủy điện được phê duyệt ngoài khả năng phát điện còn phải đảm bảo tính khả thi, các yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho hạ lưu và các vấn đề về môi trường... Còn tại sao lại có nhiều thủy điện trên một dòng sông thì đó là cách tận dụng khả năng phát điện.

Thủy điện vẫn là loại hình phát điện rẻ, hiệu quả và không gây ô nhiễm nên chúng ta ưu tiên và tận dụng để phát triển nguồn điện. Nguồn thủy điện lớn hết rồi thì giờ chúng ta phải tập trung làm thủy điện vừa và nhỏ.

Nhưng thực tế, nhiều thủy điện xả lũ đã gây lũ nặng hơn cho hạ lưu?

Không phải. Trong các trận lũ vừa qua, chúng tôi kiểm tra lại và thấy nếu không có các hồ thủy điện thì lũ có thể cao hơn. Các hồ thủy điện đã giảm, cắt lũ được 20 - 30%. Bây giờ, rừng đã bị phá nhiều, mưa xuống bao nhiêu trôi xuống hết nên lũ có xu hướng mạnh lên.

Các thủy điện đều có quy trình xả, quy trình đó không phải một bộ làm mà liên bộ làm. Giám đốc mà lệnh cho xả sai quy trình thì ông ta có thể bị đi tù chứ không đơn giản. Nhưng do lũ to là bất khả kháng nên khi các hồ thủy điện xả đã gây lũ.

Việc kiểm tra vận hành của các hồ thủy điện có thường xuyên không?

Việc kiểm tra thực hiện theo phân cấp. Thủy điện địa phương cấp phép thì địa phương kiểm tra, còn lại bộ kiểm tra. Tuy nhiên, nhà máy thủy điện cũng như các nhà máy khác, giám đốc phải chịu trách nhiệm toàn bộ. Khi có vấn đề gì thì các cơ quan chức năng mới đi kiểm tra, nếu không trên cả nước có cả nghìn nhà máy thủy điện, kiểm tra làm sao hết được. Bình thường họ vận hành thì không phải kiểm tra.

Ngoài quy trình vận hành của một hồ thủy điện, nếu trên cùng một dòng sông có nhiều đập thủy điện thì các nhà máy thủy điện này còn phải chấp hành quy trình vận hành liên hồ chứa. Vấn đề này được giao cho Bộ Tài nguyên - môi trường. Việc xả, vận hành thủy điện theo quy trình và các quy định nghiêm túc như vậy chứ không phải các hồ muốn làm gì thì làm.

Sơ tán dân rồi mới xả lũ



Ông VŨ TRỌNG HỒNG (tổng thư ký Hội Thủy lợi VN) - Ảnh: Tuổi Trẻ

Ông VŨ TRỌNG HỒNG - Tổng thư ký Hội Thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy lợi đưa ra ý kiến:

Qua sự việc của hồ thủy điện A Vương và Sông Ba Hạ, tôi thấy có vấn đề trong điều hành.

Bình thường, khi không có lũ thì Bộ Công thương chịu trách nhiệm về việc không để các đập thủy điện vỡ và vẫn tích được nước sản xuất điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm để không xảy ra tình trạng ngập úng hoặc hạn hán dưới hạ lưu, Bộ Tài nguyên - môi trường có nhiệm vụ xây nhiều hồ tích lũ. Nhưng khi lũ về thì ba bộ này không thể đứng riêng rẽ được.

Lúc đó, Thủ tướng phải “cầm cờ”, giao cho cơ quan tham mưu là Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương điều phối và nên có sự tham gia của các chuyên gia thủy lợi lâu năm.

Trong trường hợp một hồ thủy điện “báo động đỏ” thì ban chỉ đạo phải biết và tỉnh khẩn cấp di dời dân rồi mới xả, chứ không thể xả trước rồi nói rằng xả là hợp lý, xả vì bất khả kháng.

Quan trọng nhất là trước mùa lũ, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương phải ra quyết định về cách điều hành, xả lũ vì trên một dòng sông thường có 3 - 4 hồ thủy điện.

Ở các vụ việc vừa rồi, tôi có thể đặt câu hỏi là trước mùa lũ anh đã làm gì. Chống lũ không phải có lũ thì mặc áo phao vào mà cái chính là trước khi mùa lũ đã phải lặn lội xem tình hình ở tất cả các nơi rồi.

Ngoài ra, tôi cho rằng, một điểm rất quan trọng mà hiện nay chúng ta coi thường là việc lập bản đồ những vùng trũng, vùng ven sông của các địa phương để trước mùa lũ có tính toán, thông báo cho người dân biết nguy cơ ngập thì mới có biện pháp phòng tránh kịp thời.

 Lũ “nhân tạo” chồng lên lũ tự nhiên

 
 Ông Phạm Hồng Giang
(Ảnh: Tuổi Trẻ)
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học PHẠM HỒNG GIANG - Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Nếu quản lý hồ không theo quy trình, duy trì mức nước hồ quá cao trong mùa mưa, không kịp thời xả nước trước, nhất là khi đã có dự báo mưa lũ, rồi phải xả nước hồ cùng với thời điểm lũ tự nhiên đang về thì đúng là lũ “nhân tạo” đã chồng lên lũ tự nhiên.

Trước đây, mọi quy hoạch và công tác quản lý nguồn nước do Bộ Thủy lợi phụ trách. Lúc đó, hầu hết các hồ chứa vừa và nhỏ phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Sau đó, phần thủy điện được tách ra và phát triển rất mạnh trong thời gian qua do nhu cầu về năng lượng tăng nhanh.

Khi tham gia xem xét các dự án thủy điện vừa và lớn, Bộ Thủy lợi, sau này là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đều yêu cầu các hồ chứa phải có nhiệm vụ chống lũ. Tuy nhiên, khi vận hành thì không rõ việc đó được thực hiện thế nào.

Hiện, chỉ riêng hồ Hòa Bình có quy trình vận hành được Chính phủ phê duyệt và nhiệm vụ chống lũ của hồ được chỉ đạo tương đối chặt chẽ. An toàn của đập Hòa Bình cũng được hội đồng liên ngành theo dõi, đánh giá hằng năm. An toàn của các đập khác thì chủ đầu tư tự lo.

Chưa thể nói mô hình điều hành hồ Hòa Bình đã hoàn toàn tốt, song những kinh nghiệm tại đó nên được tham khảo cho các nơi khác. Theo tôi, nên có cơ chế quản lý chung, có một “tổng chỉ huy” chứ không thể như hiện nay, chỉ lo lợi ích của chủ đầu tư, lợi ích của ngành mình, của địa phương mình.

Hiện nay, việc quản lý nguồn nước phân tán quá. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lo tưới tiêu, Bộ Công thương lo phát điện, Bộ Tài nguyên - Môi trường lo tác động môi trường... Vì thế, rất cần sự phối hợp và điều hành chung.

Ở những nơi có điều kiện, người ta xây dựng nhiều đập “bậc thang” trên sông nhằm tận thu nguồn thủy năng. Tại đó, việc xả lũ từ hồ trên đương nhiên có ảnh hưởng lớn đến hồ dưới. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy chế nào về quản lý các hệ thống thủy điện bậc thang.

Những trận lũ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng vừa qua ở miền Trung đang đặt ra nhiều vấn đề rất cấp bách, trong đó có vấn đề quản lý hồ chứa an toàn và tham gia tích cực vào việc giảm nhẹ lũ.

355 nhà máy thủy điện ở miền Trung, Tây nguyên

 
Ông Bùi Cách Tuyến
(Ảnh: Tuổi Trẻ
)
Ông BÙI CÁCH TUYẾN - Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường: Thống kê ban đầu của chúng tôi cho thấy, số lượng thủy điện vừa và nhỏ do địa phương phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ở một số tỉnh miền Trung và Tây nguyên lên tới 355 cái, trong đó Gia Lai là 113, Lâm Đồng 55, Kontum 22, Đắc Nông 64 và Đắc Lắc 101.

Chính vì vậy, đối với bất kỳ báo cáo đánh giá tác động môi trường nào, vấn đề hậu kiểm, giám sát thực hiện theo đúng báo cáo là rất quan trọng.

Tôi nghĩ, đây là vấn đề quan trọng số một mà các địa phương phải thường xuyên theo dõi và giám sát các chủ đầu tư vì từ hậu kiểm, thanh kiểm tra có thể phát hiện những vấn đề mà trước đây chưa tính toán được để kịp thời có những đề xuất lên các đơn vị chuyên ngành cao hơn như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên - môi trường để được tư vấn hoặc cùng hợp lực giải quyết.

(Theo Tuổi Trẻ)

Tin mới

Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.

Thế giới 24h
Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.

Xe
Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Đời sống văn hóa
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.

Kinh tế vĩ mô
Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.

Đời sống văn hóa
Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.

Thế giới 24h
Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".

Công luận 24H
Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

(CLO) Meta vừa công bố phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mang tên Llama 4, bao gồm hai biến thể: Llama 4 Scout và Llama 4 Maverick.

Báo chí - Công nghệ
Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thế giới 24h
Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

(CLO) Việc đổ thêm dầu khi động cơ đang nóng có thể an toàn, nhưng chỉ khi người dùng hiểu rõ nguyên tắc và rủi ro nhiệt hơn 93°C.

Xe
Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Hoa và rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường sẽ lần đầu tiên đến với khán giả Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.

Thế giới 24h
GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

(CLO) GDP quý I/2025 của Việt Nam ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Kinh tế vĩ mô
Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.

Đời sống
Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.

Kinh tế vĩ mô
Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?

Góc nhìn
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn