Google tinh chỉnh Gemini: Cấu trúc lại giao diện, tăng trải nghiệm người dùng
(CLO) Google cải tiến ứng dụng Gemini với giao diện tối ưu, giảm lộn xộn, hợp nhất menu, và thiết kế thẻ hiện đại, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.
Theo dõi báo trên:
Mặc dù, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/1/2023 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, từ ngày 10/3/2021, các trường đại học tuyển sinh vượt quá 3% chỉ tiêu sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn cố tình tuyển sinh vượt gấp rất nhiều lần so với mức cho phép.
Điển hình cho việc tuyển sinh không theo tiêu chí nào có thể kể đến Trường Đại học Văn Lang. Trường này có nhiều ngành vượt chỉ tiêu lên hơn 200% thậm chí hơn 400%. Tình trạng tuyển sinh vượt chỉ tiêu cũng xảy ra tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh hay tại Trường Đại học Mỏ Địa chất. Việc tuyển sinh vượt chỉ tiêu 100% - 400% tại một số ngành như một sự thách thức đối với cơ quan quản lý.
Điều trớ trêu nhất, dù tuyển sinh có vượt chỉ tiêu, các nhà trường cũng sẵn sàng nộp phạt. Trong năm 2023, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phạt 78 trường vì tuyển sinh vượt chỉ tiêu trong năm 2022. Nhưng mức phạt đó cũng chỉ là “muối bỏ biển”, không thể giải quyết được thực trạng tuyển sinh không theo một quy chuẩn nào.
Trong khi, dư luận đang chờ đợi những quyết sách mạnh mẽ hơn nữa của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) liên quan đến đảm bảo chất lượng tuyển sinh đại học thì mới đây, Bộ lại đề xuất cho phép các nhà trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Tức là Bộ đã nới lỏng hơn công tác quản lý tuyển sinh.
Theo đó, dự thảo Thông tư quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non quy định, cơ sở đào tạo tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và công bố công khai theo các quy chế tuyển sinh hiện hành. Cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh phù hợp với chỉ tiêu đã công bố, bảo đảm số lượng thực tuyển của từng ngành, nhóm ngành, trình độ và hình thức đào tạo không được vượt quá 20% chỉ tiêu đã công bố.
Nếu như Thông tư được ban hành sẽ trở thành nguyên tắc, tiêu chí, quy trình xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non theo tất cả hình thức đào tạo, bao gồm cả chỉ tiêu tuyển sinh của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Bàn về vấn đề này, nhiều người cảm thấy bất ngờ về sự thay đổi này đến từ Bộ GD&ĐT. Theo anh Nguyễn Trọng Long ở quận Nam Từ Liêm, chỉ tiêu tuyển sinh được xác định căn cứ vào năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng như số giảng viên, cơ sở vật chất của nhà trường. Hiện nay, việc nhiều ngành số giảng viên còn không đáp ứng được cho việc mở ngành, cơ sở vật chất đi mượn nhưng vẫn tuyển sinh rầm rộ. “Trường Đại học không có trụ sở phải đi thuê nhiều năm vẫn tuyển sinh được là điều vô cùng bất hợp lý. Chưa kể giảng viên liệu có đúng như kê khai, hay nhà trường đi thuê kê khai cho đúng thủ tục” – anh Nguyễn Trọng Long nêu.
Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Lý ở quận Hà Đông cho rằng, qua tìm hiểu thông tin các trường đại học để đăng ký nguyện vọng cho con, chị Lý nhận thấy không phải nhà trường nào cũng đưa thông tin đúng, đầy đủ, kịp thời nhằm cung cấp cho phụ huynh và học sinh những thông tin thiết yếu để nắm bắt được năng lực đào tạo của nhà trường. Đa số các nhà trường sẽ đưa thông tin chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh trước, đến cận ngày tuyển sinh mới đưa ra các thông tin như đề án tuyển sinh và ba công khai. Cách thông tin nhỏ giọt đang gây khó khăn cho phụ huynh tiếp cận thông tin, thậm chí còn cố tình tung hỏa mù thông tin.
Chính vì vậy, chị Nguyễn Thị Lý cho rằng, Bộ GD&ĐT cần siết chặt quản lý hơn nữa liên quan đến tuyển sinh, đặc biệt cần xử lý nghiêm khắc tình trạng mập mờ thông tin trong tuyển sinh đại học. “Hiện nay, nhiều quy định buộc nhà trường công khai nhưng nhiều trường lại tìm cách hạn chế công khai, tung hỏa mù thông tin để tuyển sinh. Nếu nay trao tiếp quyền cho nhà trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tôi lo lắng sẽ xảy ra tình trạng tuyển sinh tùy tiện, chỉ mục đích lôi kéo được nhiều người học mà không đảm bảo được chất lượng đào tạo” – chị Nguyễn Thị Lý nêu.
Trước nỗi lo lắng nhiều trường vì muốn tuyển sinh được nhiều sinh viên nhằm tăng doanh thu mà bất chấp quy định, sẵn sàng nộp phạt để hợp thức hóa sai phạm, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng, thực tế đó có thể xảy ra và cần thiết phải có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn.
“Nếu Bộ GD&ĐT muốn thay đổi, không ấn định chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể nhưng có quy định điều kiện để các nhà trường tự đưa ra chỉ tiêu cũng được. Nhưng chỉ tiêu cần dựa trên điều kiện đảm bảo chất lượng. Cần căn cứ vào cơ sở vật chất, trang thiết bị và số lượng giảng viên, chất lượng giảng dạy. Các trường đề xuất chỉ tiêu dựa trên các điều kiện đó, không được đề xuất tùy tiện, thích bao nhiêu đề xuất bất nhiêu” – ông Trần Xuân Nhĩ nêu.
Nói về việc việc nhà trường xác định chỉ tiêu không đúng với điều kiện thực tế, ông Trần Xuân Nhĩ cho rằng, nếu vượt quá phải phạt, tùy theo mức độ mà có chế tài. Nếu tuyển sinh vượt 30% đến 100% thậm chí tuyển sinh vượt 400% thì cần xử lý nghiêm, thậm chí đình chỉ đào tạo. “Chế tài cần nghiêm khắc vì một khi đã cho phép các nhà trường tự xác định chỉ tiêu thì chế tài phải đủ mạnh và công tác kiểm tra, kiểm soát phải chặt chẽ” – ông Trần Xuân Nhĩ nêu.
Những trường hợp sinh viên theo học mà trước đây trường tuyên bố chất lượng một đường nhưng khi thanh tra phát hiện ra một nẻo, có ý kiến cho rằng phụ huynh, sinh viên có quyền đòi tiền đền bù từ nhà trường. Ông Trần Xuân Nhĩ cho rằng, đó cũng là một chế tài cần nghiên cứu. “Đây cũng là đề xuất hay. Những trường hợp vi phạm thì cần có chế tài, việc bắt nhà trường trả tiền lại là một loại chế tài. Việc học không đúng ngành nghề, học không làm được việc, đào tạo tốn kém nhưng chất lượng thấp dẫn đến hậu quả cho người học thì việc đòi lại tiền cũng là một cách. Tuy nhiên, nếu cần thiết có chế tài như vậy cũng cần có quy định rõ ràng” – ông Trần Xuân Nhĩ bình luận.
Qua trao đổi với chuyên gia có thể thấy, việc để các nhà trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên các tiêu chí Bộ GD&ĐT đưa ra là một cách làm nhằm hạn chế các thủ tục xin cho, gây phiền hà cho các trường đại học. Tuy nhiên, nỗi lo lắng rằng nhiều trường sẽ lợi dụng việc tự chủ để làm trái quy định, tuyển sinh rầm rộ vượt năng lực đào tạo khiến cho chất lượng đào tạo thấp, không đáp ứng đúng như tuyên bố của nhà trường là bài toán thực tế cần phải được giải quyết. Nếu không có chế tài và biện pháp xử lý đủ mạnh thì các tồn tại như tuyển vượt chỉ tiêu, bằng thật chất lượng giả trong đào tạo sẽ còn là những điểm nghẽn của giáo dục đại học.
Các căn cứ để xác định chỉ tiêuChỉ tiêu tuyển sinh được xác định dựa trên tỷ lệ diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo trên tổng số người học chính quy quy đổi tại trụ sở chính và từng phân hiệu không nhỏ hơn 2,8m2. Tỷ lệ người học quy đổi trên giảng viên toàn thời gian đối với từng nhóm ngành và từng ngành (trong trường hợp phải xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành) của cơ sở đào tạo không lớn hơn 40. Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ, cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu đáp ứng quy định của chuẩn chương trình đào tạo áp dụng cho ngành, nhóm ngành và trình độ đào tạo tương ứng. |
Trinh Phúc
(CLO) Google cải tiến ứng dụng Gemini với giao diện tối ưu, giảm lộn xộn, hợp nhất menu, và thiết kế thẻ hiện đại, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.
(CLO) Chiều 25/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và bà Desislava Radeva, Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt-Bun (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 25/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự.
(CLO) Tại cuộc thăm, làm việc tại trụ sở tập đoàn AP Moller Maersk (Maersk), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chiến lược của Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero, cũng như xây dựng hệ thống hạ tầng cảng biển và logistic công suất lớn, cũng như xây dựng đội tàu vận tải biển.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác chiến lược, lâu dài với Ericsson, Ericsson có thể đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm hợp tác, đầu tư và là nơi thí điểm để thực hiện các ý tưởng mới, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các tập đoàn lớn khác.
(CLO) Tối 25/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ của Đảng ủy Khối.
(CLO) Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
(CLO) Đang đi trên đường, cụ ông 70 tuổi bất ngờ bị gã thanh niên hàng xóm dùng gậy gỗ đánh chết. Tại tòa, kẻ gây án đã khai ra động cơ phạm tội.
(CLO) Ngày 25/11, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đang tạm giữ ông Bùi Đức Hiếu (SN 1981, nguyên Chủ tịch UBND phường Hàng Kênh) vì có liên quan đến ma túy
(CLO) Được đầu tư với kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng nhưng hiện gói thầu xây lắp giá trị lớn nhất hơn 1.725 tỷ đồng của dự án hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được nhà thầu thi công.
(CLO) Quân đội Nga đã bắt giữ một công dân Anh đang chiến đấu cùng quân đội Ukraine tại khu vực Kursk mà Ukraine chiếm đóng một phần, theo hãng thông tấn TASS đưa tin hôm 25/11, trích dẫn nguồn tin giấu tên trong lực lượng thực thi pháp luật.
(CLO) CEO TikTok Shou Chew gặp Elon Musk để tìm kiếm tư vấn đối phó thách thức tại Mỹ. ByteDance đối mặt nguy cơ cấm TikTok, trong khi nỗ lực pháp lý vẫn tiếp diễn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 26/11, khu vực Bắc Bộ trời chuyển rét do ảnh hưởng từ không khí lạnh, trời có mưa rào rải rác. Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to. Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng Bình Định, Phú Yên từ đêm 26/11 có mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to.
(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM vừa ký Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
(CLO) Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) đang mời thầu nhà đầu tư thực hiện dự án trạm dừng nghỉ Km41+500 thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.
(CLO) Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến nâng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành đào tạo sư phạm và y dược có cấp chứng chỉ hành nghề.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2024) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.