Trật tự thế giới đảo lộn khi Mỹ thờ ơ với các thể chế đa phương

Thứ năm, 16/07/2020 15:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nếu Mỹ thoái lui khỏi các thể chế toàn cầu thì các cường quốc khác phải tiến lên phía trước.

Tình trạng mất trật tự, hỗn loạn thế giới mới

Cách đây 75 năm tại San Francisco, 50 nước đã cùng nhau ký kết hiến chương thành lập Liên Hiệp Quốc và dành một chỗ trống cho Phần Lan - nước này đã trở thành thành viên sáng lập thứ 51 chỉ một vài tháng sau đó.

Xét trên một vài khía cạnh, Liên Hiệp Quốc đã vượt quá sự mong đợi. Không giống như Hội Quốc Liên được thành lập sau Thế Chiến thứ Nhất, Liên Hiệp Quốc vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Phần lớn nhờ vào quá trình phi thực dân hóa mà số nước thành viên của nó đã tăng lên đến 193 quốc gia.

Thế chiến thứ Ba vẫn chưa xảy ra. Dẫu vậy, Liên Hiệp Quốc lại đang vật lộn, giống như nhiều thể chế khác như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), vốn nhằm mục đích giúp thiết lập trật tự từ hỗn loạn.

Với Liên Hiệp Quốc ở vị trí cao nhất, hệ thống duy trì trật tự thế giới này bị bủa vây bởi các vấn đề nội bộ, bởi cuộc đấu tranh toàn cầu để đương đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc, và trên hết là bởi sự thờ ơ hay thậm chí là ác cảm từ Mỹ - đất nước từng đóng vai trò kiến tạo và tài trợ chính cho hệ thống này.

Tình trạng mất trật tự, hỗn loạn thế giới mới. Ảnh: AFP

Tình trạng mất trật tự, hỗn loạn thế giới mới. Ảnh: AFP

Mối đe dọa về trật tự thế giới đè nặng lên tất cả, bao gồm cả Mỹ.

Nhưng nếu Mỹ thoái lui thì tất cả quốc gia còn lại phải tiến lên, nhất là các cường quốc tầm trung như Nhật Bản và Đức và các nước đang trỗi dậy như Ấn Độ và Indonesia, những nước vốn đã quen với việc Mỹ gánh vác hầu hết trọng trách.

Nếu do dự, họ sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng gỡ rối nhọc nhằn, như cơn ác mộng vào thập niên 1920 và 1930 mà lần đầu tiên đã thúc đẩy các nước đồng minh thành lập Liên Hiệp Quốc và các tổ chức anh em của nó.

Liên Hiệp Quốc thì quan liêu và gây phẫn nộ. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trao quyền phủ quyết cho Anh và Pháp, hai cường quốc bị suy yếu nhiều kể từ năm 1945, nhưng lại từ chối trao ghế thành viên thường trực cho các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil, Đức hay bất kỳ các quốc gia châu Phi nào.

Thể chế này trông dường như không thể cải cách được. Tuy nhiên, trật tự thế giới xứng đáng được cứu rỗi.

Khi Mỹ thờ ơ với các thể chế đa phương

Theo ông Dag Hammarskjold - Tổng thư ký (thứ hai) có tiếng của Liên Hiệp Quốc, “Liên Hiệp Quốc được sinh ra không phải để đưa con người đến thiên đàng mà là để cứu rỗi con người khỏi địa ngục”.

Trong một bài báo do tạp chí Economist đăng tải hồi tháng 6 đã lý giải Liên Hiệp Quốc cũng như nhiều thể chế đa phương khác thực hiện công việc thiết yếu đó như thế nào.

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc bảo vệ 125 triệu người với ngân sách chỉ lớn hơn một chút so với ngân sách của Sở Cảnh sát thành phố New York.

Tổ chức này nói rằng họ đang giúp cung cấp các hoạt động hỗ trợ cứu sống cho 103 triệu người.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ rời khỏi WHO. Ảnh: EPA

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ rời khỏi WHO. Ảnh: EPA

Tất cả thiếu sót của Hội đồng Bảo an hẳn sẽ được bỏ qua. Đó là bởi vì nếu bị bỏ mặc phải tự lo cho chính mình thì các quốc gia sẽ rơi vào tình trạng thù địch.

Hãy chứng kiến cuộc đụng độ chết người giữa lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ thời gian gần đây do tranh chấp biên giới, mà cả hai bên đều quá kiêu hãnh để xoa dịu xung đột.

Những nỗ lực đa phương như Liên Hiệp Quốc (UN), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và NPT không thể đảm bảo giữ được hòa bình, nhưng chúng khiến cho chiến tranh ít có khả năng xảy ra và hạn chế hơn.

Pháp và các đồng minh của mình đang giúp ngăn chặn xung đột vốn đang lan rộng khắp vùng Sahel.

Nếu không có nỗ lực đa phương thì những vấn đề cũ có thể trở nên trầm trọng hơn - thậm chí Syria, sau 9 năm đẫm máu, một ngày nào đó sẽ sẵn sàng cho các kế hoạch vì hòa bình của phái viên Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, các vấn đề mới nhiều khả năng không được giải quyết. Đại dịch là một ví dụ. Virus không chỉ kêu gọi các giải pháp toàn cầu như phương pháp chữa trị và vắc-xin mà nó còn làm tình trạng mất an ninh cục bộ thêm trầm trọng.

Vấn đề biến đổi khí hậu và tội phạm có tổ chức cũng tương tự như thế. Việc bảo vệ hệ thống khỏi những tác động gây mất trật tự thì dễ nói hơn là làm.

Một mối đe dọa là sự đối nghịch giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn có thể tạo ra bế tắc cho các tổ chức toàn cầu và trở nên trầm trọng hơn bởi các thỏa thuận tài chính và an ninh đối nghịch song song.

Một đe dọa khác là Mỹ có thể tiếp tục thờ ơ với các thể chế đa phương - đặc biệt nếu Tổng thống Donald Trump hành xử tệ trong nhiệm kỳ thứ hai như cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã đề cập trong quyển sách gây chấn động mới của ông khi nói về nhiệm kỳ đầu tiên của ngài Tổng thống.

Ông Trump đã làm suy yếu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và WTO, và trong tháng Sáu ông tuyên bố rằng ông sẽ rút một phần ba quân đội Mỹ đang đóng quân tại Đức, động thái này sẽ làm suy yếu NATO và giới hạn phạm vi của Mỹ trong việc khuếch trương quyền lực từ châu Âu vào châu Phi.

Bảo vệ trật tự thế giới là điều cần thiết

Hạnh phúc thay, thế giới vẫn chưa đi đến điểm không thể vãn hồi. Trong nhiều thập kỷ, các cường quốc tầm trung đã phụ thuộc vào Mỹ trong việc “bảo trì định kỳ” nhằm duy trì hệ thống. Hiện tại, họ cần phải tự đảm nhận nhiều công việc hơn.

Pháp và Đức đã thiết lập một liên minh vì chủ nghĩa đa phương, một sáng kiến chào đón các quốc gia khác gia nhập liên minh này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường bấm nút bỏ phiếu về luật an ninh Hong Kong ngày 28/5 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường bấm nút bỏ phiếu về luật an ninh Hong Kong ngày 28/5 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Một ý tưởng khác là để cho chín nền dân chủ bao gồm Nhật Bản, Đức, Úc và Canada, vốn cùng tạo ra một phần ba GDP toàn cầu, thành lập “một ủy ban bảo vệ trật tự thế giới”.

Mặc dù Mỹ chiếm ưu thế hơn tất cả, các nước khác vẫn có thể hoàn thành mọi việc - dù có hay không sự hỗ trợ từ Nhà Trắng.

Đôi khi mục tiêu chỉ là để ràng buộc Mỹ. Sau cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học nhằm vào Sergei Skripal - cựu điệp viên người Nga sống tại Anh, việc các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt với điện Kremlin cũng đã kéo Mỹ vào.

Quad là một liên minh mới nổi giữa Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Mỹ, tất cả đều lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc bao gồm cả ở Biển Đông. Tuy nhiên, đôi khi thế giới vẫn phải vận hành mà không có Mỹ ngay cả khi đó là điều tốt nhất thứ nhì.

Sau khi ông Trump rời khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một thỏa thuận thương mại khổng lồ, các thành viên còn lại đã tự mình tiến bước.

Bị cản trở tại WTO, các quốc gia thay vào đó đang hình thành các thỏa thuận thương mại khu vực và song phương, như thỏa thuận giữa Nhật và Liên minh châu Âu hay một thỏa thuận khác giữa 28 quốc gia châu Phi.

Bảo vệ trật tự thế giới là điều cần thiết. Địa vị của Trung Quốc đang ngày càng tăng cùng với những đóng góp của nó - Trung Quốc hiện góp 12% ngân sách của Liên Hiệp Quốc so với 1% vào năm 2000.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đứng đầu 4/15 cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, và Mỹ thì chỉ có một.

Nếu các nước không hành động, hệ thống này sẽ phản ánh những quan điểm mở rộng của Trung Quốc về chủ quyền quốc gia.

Một số cho rằng công việc của các cường quốc tầm trung là xác định các vấn đề ưu tiên để giữ cho hệ thống hoạt động cho đến khi Mỹ quay lại hội dưới trướng một tổng thống khác.

Công việc của họ còn nhiều hơn thế. Mặc dù các cuộc thăm dò ý kiến gợi ý rằng hầu hết người Mỹ muốn có vai trò toàn cầu to lớn hơn, nhưng Mỹ không thể quay lại “khoảnh khắc đơn cực” khi nó xác lập bá quyền toàn cầu sau sự sụp đổ của Liên Xô.

Chính sách ngoại giao trong thời kỳ ấy của Mỹ không chỉ châm ngòi phản ứng dữ dội ở nước ngoài, bị Nga và Trung Quốc lợi dụng để gây bất lợi mà nó còn gây phẫn nộ tại quê nhà.

Tại thời điểm đó, Tổng thống Barack Obama đã lên tiếng bằng cách kêu gọi các nước đồng minh hỗ trợ Mỹ bảo vệ hòa bình thế giới.

Nhưng họ đã nhún vai. Họ không muốn lặp lại lỗi lầm một lần nữa.

Mai Bùi

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế