(CLO) Là người có mặt tại sân ga Hà Nội đầu năm 1977, chứng kiến những đôi mắt rưng rưng, nụ cười rạng rỡ của người dân, soạn giả, NSƯT, nhà báo Khúc Hà Linh đã viết bài thơ cảm động “Tấm vé Hà Nội - Sài Gòn”.
Từ chuyến tàu Bắc Nam Thống Nhất đầu tiên
Bài thơ sau đó đã được đăng trên báo Giải Phóng - cơ quan của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhà báo Khúc Hà Linh đã chia sẻ về ký ức thời kỳ ấy với những rưng rưng xúc động.
Hiện thực qua con mắt của người làm báo luôn có những chi tiết vừa chân thực, vừa đầy sức gợi mở. Nhà báo Khúc Hà Linh kể lại:
Ngày 30/4/1975, Sài Gòn giải phóng, đất nước hòa bình nhưng phải đến ngày 31/12/1976 mới có chuyến tàu Bắc Nam Thống Nhất đầu tiên. Hơn hai mươi năm (1954-1975) đôi bờ sông Bến Hải (Quảng Trị) tạm thời chia cắt, chứng kiến bao cảnh vợ chồng, mẹ con, anh em… phân ly. Cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc tập kết, những tưởng sau hai năm trở về đoàn tụ gia đình, nhưng kẽm gai, bom mìn của chính quyền Sài Gòn đã chặn lại. Cả dân tộc trường kỳ chiến đấu, giải phóng Sài Gòn, Bắc Nam thống nhất, đất nước hòa bình. Khát vọng của đồng bào miền Nam khi ấy là sớm được trở về cố hương tìm lại người thân sau chiến tranh lưu lạc.
Mấy ai biết rằng, chỉ sau 7 tháng, kể từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 14/11/1975, Chính phủ đã ra Mệnh lệnh đặc biệt quyết định khôi phục tuyến đường sắt Bắc Nam. Từ đây, đất nước đã phải mất hơn 1 năm làm việc nhọc nhằn gian khổ để hoàn thành mục tiêu. Tính ra đã có hơn 10 vạn lượt cán bộ, công nhân, bộ đội và nhân dân tham gia khôi phục công trình. Để rồi sau hơn 400 ngày đêm, nắng mưa, thiếu thốn… tuyến đường sắt Bắc Nam dài hơn 1.730km đã được nối liền. Cũng mấy ai biết rằng, chặng đường này đã vượt qua 20km cầu lắp đặt mới, có khoảng 660km đường ray mới, và kéo gần 1.700km dây thông tin. Người ta phải đào đắp gần 3 triệu m3 đất và khai thác 7 vạn m3 gỗ để làm đường.
Thời gian và tinh thần lao động sáng tạo của con người đã làm nên một sự kiện lịch sử: 6 giờ sáng ngày 31/12/1976, đoàn tàu Thống Nhất kéo hồi còi vang động trong không gian, chuyển bánh xuất phát hướng về phía Sài Gòn, sau hơn hai chục năm chia cắt. Cái giờ phút ấy mãi mãi đi vào lịch sử đường sắt Việt Nam. Sau này được biết, 200 hành khách trên chuyến tàu đặc biệt này phần lớn là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ, lãnh đạo ngành giao thông vận tải, khách quốc tế và khách mời danh dự.
Đặc biệt, hôm ấy còn có một con tàu mang tên Thống Nhất xuất phát từ ga Sài Gòn trở ra Hà Nội. Thế là có hai con tàu cùng ra Bắc vào Nam, cùng bắt đầu hành trình nối liền Bắc - Nam đầu tiên. Đây cũng là thỏa ước nguyện của dân tộc, non sông một dải, Bắc Nam một nhà. Dọc đường, những nơi tàu đỗ, nhân dân gần đó đã chờ sẵn hân hoan chào đón, tặng hoa. Cảm động nhất là giây phút hai đoàn tàu gặp nhau trên “khúc ruột” miền Trung (TP. Đà Nẵng).
Khung cảnh sân ga và bài thơ năm ấy vẫn ám ảnh
Một lần khoảng đầu năm 1977, nhà báo Khúc Hà Linh ra Hà Nội và đã chứng kiến một cảnh tượng quá giản dị đời thường, nhưng vô cùng cảm xúc, chạm vào trái tim của con người. Ông kể:
Ngày ấy đất nước vẫn trong thời bao cấp, các tuyến giao thông đường sắt ở phía Bắc đã ít, với tuyến đường vào Nam lại càng ít hơn. Mỗi ngày số chuyến tàu khách rất hạn chế, lượng người đi tàu lại nhiều, có khi nhỡ 2-3 chuyến mới lên được toa. Ở mỗi cửa bán vé, nhà ga phải dựng những khung sắt làm thành đường dẫn, đủ để xếp “hàng một” nhằm hạn chế người mua chen lấn, xô đẩy hỗn loạn. Những tấm biển treo trên cửa bán vé các tuyến đường như: Hà Nội – Vinh; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Nam Định; Hà Nội - Thái Nguyên... đã quen thuộc hàng chục năm, nét chữ màu sơn đã cũ kỹ, mài mòn nắng gió. Nhưng hôm nay, bỗng thấy có gì khang khác. Ông bỗng nhận ra sân ga mới có thêm một cửa bán vé, bên trên có tấm biển ghi “Cửa bán vé tàu Bắc Nam Thống Nhất”.
Nhà báo Khúc Hà Linh cho biết, những khuôn mặt người háo hức, vui mừng, xếp hàng mua vé. Đó là những anh bộ đội trả phép, những cán bộ đi công tác lần đầu, còn có những khuôn mặt già nua, nhăn nheo, tụ dồn bao nhiêu sương gió cuộc đời, những nỗi nhớ mong khắc khoải. Ông để ý tới một bà mẹ khoác khăn rằn, vận áo bà ba đang xếp hàng giữa dòng người. Trên khuôn mặt nhăn nheo, giọt nước mắt bà ứa ra lăn trên gò má. Có lẽ không phải bị chen lấn xô đẩy, bởi vì trên tay, bà đang cầm tấm vé tàu mới mua.
Ngày ấy vé tàu được in trên giấy nện cứng, màu xanh lam, xinh xắn, hình chữ nhật, diện tích gần bằng hai ngón tay. Có lẽ nhà ga thiết kế tấm vé dày dặn như thế để hành khách sử dụng không bị rách hỏng, nhàu nát sau một chặng đường dài. Thời ấy, chuyến tàu thống nhất vào Nam chạy mất 80 giờ, gần 4 ngày đêm. Có khi phải dừng nghỉ dọc đường. Tiếng loa phóng thanh nhắc hành khách lên tàu nghe giục giã, nghe thân thương. Tội nghiệp bà cụ, chẳng có ai đưa tiễn. Thỉnh thoảng bà lại móc túi giở ra xem tấm vé tàu, và tờ giấy ghi địa chỉ, có lẽ phải kỳ công lắm mới được người thân gửi từ miền Nam, sau mấy chục năm cách xa tưởng là vô vọng.
Nhà báo Khúc Hà Linh đứng trong sân ga, nghe con tàu kéo một hồi còi, rồi bánh xe rùng mình chuyển động. Phương Đông mặt trời ửng hồng. Chuyến tàu Thống Nhất năm ấy đã dời ga trong cảnh bình minh lên. Lúc ấy, ông đi tàu về Hải Dương và đặt ra câu hỏi: Người mẹ miền Nam sẽ về đâu? Tới ga Sài Gòn, rồi đi đâu nữa? Chiến tranh bom đạn mấy chục năm, bao nhiêu lần giặc dồn dân đổi ấp, làm sao người thân của bà vẫn còn ở chỗ cũ? Đôi chân gầy guộc rồi còn đi đâu? Lên Tây Nguyên, hay về miền Đông, hay lên Đà Lạt? Cuộc chiến tranh đâu chỉ lấy đi sinh mệnh con người, còn hủy hoại cả niềm tin, và hy vọng?
Đêm ấy ông mất ngủ, loay hoay trước ngọn đèn và con chữ hiện dần lên thành một bài thơ. Nói đúng hơn là một ghi chép còn thô nháp tả cái cảm xúc giữa sân ga. Sau đó bài thơ được đăng báo Giải Phóng và tòa soạn đã gửi báo biếu kèm theo thư cảm ơn tác giả. Tờ báo ấy ông giữ gìn mãi, rồi sau mấy lần chuyển nhà, bị thất lạc chỉ còn tấm bì thư kẹp trong cuốn sổ đã nhàu.
Thấm thoát 43 năm trôi qua, nhưng khung cảnh sân ga và bài thơ năm ấy vẫn ám ảnh, khắc khoải nhà báo Khúc Hà Linh mỗi khi nhớ về sự kiện ngày 30/4/1975, về ngày đoàn tàu Thống Nhất nối liền hai miền Nam - Bắc.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có gần 15.000 lượt xe thanh toán bằng tiền mặt, tài xế phải dừng xe trước trạm thu phí đầu vào lấy thẻ và trả tiền mặt tại cửa ra, dễ dẫn tới ùn tắc cục bộ.
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.