(CLO) Lễ dâng hương, dâng hoa tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát - người có công định chế lại y phục áo dài Việt Nam đã được tổ chức trang nghiêm, trọng thể.
Ngày 7/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa và diễu hành tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát.
Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2023 và nằm trong khuôn khổ các hoạt động lễ hội mùa Thu của TP Huế.
Lễ dâng hương, dâng hoa tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát được tổ chức trang nghiêm, trọng thể. Ảnh: TPO
Tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các nhà thiết kế, người mẫu... đã đến dâng hương, dâng hoa tại lăng Trường Thái ở làng La Khê, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà theo nghi thức truyền thống.
Các đoàn đến dâng hoa, dâng hương để tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã khai sáng, phát triển chiếc áo dài và ngày nay trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam.
Cũng nhân dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức đoàn nghi thức rước lễ dâng hương tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát từ Ngọ Môn vào Triệu Miếu.
Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc cũng tổ chức lễ húy kỵ và tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát tại lăng Trường Thái và Triệu Miếu.
Hoạt động này nhằm tri ân các vị tiền nhân, tôn vinh nét đẹp truyền thống của áo dài Huế, cũng là dịp quảng bá hình ảnh áo dài Huế nói riêng và áo dài Việt Nam nói chung đến đông đảo công chúng, du khách trong và ngoài nước.
Đoàn đại biểu dâng hoa, dâng hương “ông tổ” áo dài Nguyễn Phúc Khoát tại lăng Trường Thái. Ảnh: baothuathienhue.vn
Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), húy là Hiểu, hiệu Võ vương, là vị chúa Nguyễn thứ 8 trị vì Đàng Trong từ năm 1738 đến 1765.
Theo tư liệu của dòng họ Nguyễn Phước (Nguyễn Phúc) và theo các nguồn sử liệu, chúa Nguyễn Phúc Khoát là người gốc Gia Miêu (huyện Tống Sơn, Thanh Hóa), là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Chú và mẹ là Thục phi Trương Thị Thư. Lúc đầu, Nguyễn Phúc Khoát được phong là Chưởng dinh Tiền Thủy, tước Hiểu Chính hầu, làm phủ đệ ở Cơ Tiền Dực tại làng Dương Xuân (Thừa Thiên).
Năm Mậu Ngọ (1738), Nguyễn Phúc Khoát nối ngôi khi 24 tuổi, được quan triều tôn là Thái bảo Hiểu Quận công. Sau khi lên ngôi, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát thực hiện nhiều chính sách cải cách, xây dựng nhà nước như: phủ đổi thành điện, những gì trình lên vua gọi là tấu, Thân quân gọi là Vũ lâm quân, Văn chức đổi là Hàn lâm viện.
Về hành chính thì chia làm 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công. Phàm văn thư vẫn dùng niên hiệu vua Lê nhưng đối với các thuộc quốc thì xưng là Thiên vương.
Nhiều nhà sử học thống nhất đánh giá, sự nghiệp của chúa Nguyễn Phúc Khoát nổi bật nhất là hoàn thiện giấc mơ mở cõi về phương Nam.
Theo sách “Đại Nam thực lục”, sự nghiệp mở nước của chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát bắt đầu ngay sau khi lên ngôi cho đến khi hoàn thành đến vùng Hà Tiên vào năm 1757.
Ông đã 2 lần bình định Chân Lạp, thu phục các phủ Lôi Lạt, Tầm Bôn, Cầu Nam và Nam Vang, rồi tiếp đến là chiêu dụ người Côn Man, với sự phò tá của rất nhiều tướng tài, trong đó tiêu biểu là Nguyễn Cư Trinh. Đến năm 1757 thì hoàn thành công cuộc Nam tiến, vùng đất Nam Bộ ngày nay. Đến thời điểm này, lãnh thổ Việt Nam về cơ bản đã được định hình xong.
Cùng với công cuộc Nam tiến, tại kinh đô, chúa Võ vương cho xây dựng đô thị Phú Xuân mang dáng dấp một đô thị hiện đại.
Một điều đặc biệt nữa trong thời gian trị vì của chúa Võ vương là việc chấn chỉnh về y phục trong triều. Các nguồn sử liệu của Việt Nam và ghi chép của người nước ngoài đều khẳng định, chúa Nguyễn Phúc Khoát là người đã đặt ra quy định về việc "mặc áo năm thân, cài khuy bên phải và mặc quần", tức là trang phục áo dài của Việt Nam ngày nay.
Võ vương Nguyễn Phúc Khoát là người có công định chế áo dài Việt Nam ngày nay. Ảnh: TPO
Sử gia Lê Quý Đôn trong sách “Phủ biên tạp lục”, công trình sử học - địa chí ghi chép lịch sử, văn hóa của xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn vào năm 1744 có ghi rằng: “Chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi vương, xưng vương hiệu, đổi mới phong tục, định lại trang phục trên toàn xứ Đàng Trong, nhằm khẳng định độc lập với Đàng Ngoài”.
Không chỉ có công đưa áo dài cả nam và nữ vào chế độ y quan trong triều để sau này vua Minh Mạng đã nâng lên thành quốc phục thống nhất cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, chúa Nguyễn Phúc Khoát còn có nhiều tư tưởng tiến bộ trong mở mang ngoại thương.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.
(CLO) Sáng 02/4/2025 tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”.
(CLO) Tối 01/04/2025, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ khai hội chùa Thầy - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại năm 2025 thu hút số đông người dân cùng du khách thập phương về tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.