(CLO) Các nhà sáng tạo ở Hollywood đang đình công. Hành động của họ chỉ ra những biến động mà ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ và thế giới đang phải đối mặt: Liệu trí tuệ nhân tạo có tiếp quản phim trường?
Hollywood đang rơi vào bế tắc. Các nhà biên kịch tại đây đã đình công từ tháng 5/2023. Bây giờ, vào cuối tháng 7, các diễn viên cũng tham gia cùng họ vào những cuộc đình công kéo dài. Họ rời khỏi phim trường, rời buổi ra mắt phim và hủy các cuộc phỏng vấn quảng cáo. Những ảnh hưởng của cuộc đình công ở Hollywood đang được cảm nhận trên phạm vi quốc tế.
Trong một ngành kinh doanh vẫn đang chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lạm phát và sự gia tăng của các dịch vụ phát trực tuyến, các nhà biên kịch và diễn viên không chỉ đình công vì mức lương đủ sống mà trên hết là để được bảo vệ khỏi trí tuệ nhân tạo (AI).
Mối quan tâm về khai thác kỹ thuật số
Thực sự, AI có thể báo trước một sự thay đổi lớn trong sản xuất phim và truyền hình. Điều này báo động cho các hiệp hội đại diện cho các nhà biên kịch và diễn viên về một tương lai không mấy sáng sủa. Các nhà văn sợ rằng những chương trình như ChatGPT có thể được sử dụng để viết toàn bộ kịch bản. Trong khi đó, các diễn viên đang đấu tranh để giành quyền đối với hình ảnh và giọng nói của chính họ: Các thuật toán hiện đại có thể tạo ra một hình ảnh kỹ thuật số giống họ để có thể sử dụng vô tận mà không cần trả thêm tiền, và điều tương tự cũng có thể được thực hiện với giọng nói, các nhà sáng tạo Hollywood lo ngại cho biết.
Hollywood đã âm thầm sử dụng công nghệ AI để viết kịch bản phim và tạo ra những diễn viên quần chúng từ lâu. Trong bộ phim Avengers: Infinity Wars (năm 2018), khuôn mặt của Thanos (nam diễn viên Josh Brolin thủ vai) được tạo ra một phần nhờ trí tuệ nhân tạo. Những cảnh quay đám đông và trận chiến trong các bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn cũng dùng AI. Gần đây loạt phim Indiana Jones tiếp tục ứng dụng công nghệ này để giúp nhân vật của Harrison Ford trông trẻ hơn. AI cũng được sử dụng để hiệu chỉnh màu sắc, tìm cảnh nhanh hơn trong quá trình sản xuất hậu kỳ, loại bỏ vết trầy xước và bụi khỏi cảnh quay...
Bóng ma của việc khai thác kỹ thuật số mới đang gieo rắc nỗi sợ hãi không chỉ ở Hollywood mà cả các phim trường châu Âu. Vì vậy, đang có sự đoàn kết mạnh mẽ ở bên này Đại Tây Dương với các đồng nghiệp ở Mỹ, vì hoàn cảnh của những người sáng tạo ít nhiều giống nhau ở mọi nơi.
Trong khi công chúng nghĩ về các diễn viên Hollywood là những ngôi sao toàn cầu như Tom Cruise, Meryl Streep hay Leonardo DiCaprio, kiếm được hàng triệu USD cho mỗi bộ phim, thì thực tế là hầu hết các thành viên của hiệp hội diễn viên SAG-AFTRA đều phải sống từ đồng lương này đến đồng lương khác, chật vật trả tiền thuê nhà hoặc đủ điều kiện mua bảo hiểm y tế.
Tình hình ở Đức cũng tương tự, nơi 70% diễn viên của nước này kiếm được ít hơn 30.000 euro (33.400 USD) mỗi năm và 60% kiếm được ít hơn 20.000 euro. Theo trang chủ của hiệp hội diễn viên Đức, chỉ 4% diễn viên kiếm được hơn 100.000 euro mỗi năm. Hầu hết họ đang vật lộn với việc mất thu nhập do đại dịch và lạm phát, cũng như các phương thức thanh toán không rõ ràng của các dịch vụ phát trực tuyến và giờ là mối đe dọa của trí tuệ nhân tạo.
'Nhu cầu hành động lớn'
Nhiều người trong ngành điện ảnh, cả ở Mỹ và Đức, đang lo lắng về tương lai của họ.
Hans-Werner Meyer, thành viên hội đồng quản trị của Bundesverband Schauspiel (BFFS) ở Berlin, Hiệp hội các diễn viên lớn nhất của đất nước, cho biết: Về mặt cấu trúc và tình hình thị trường, chúng ta có những vấn đề giống nhau. Nhưng không phải tất cả các khía cạnh đều giống nhau. Ông nói: "Ở Mỹ, nhà sản xuất và nhà phân phối thường là người sử dụng lao động. "Cấu trúc ở đó đơn giản hơn: Một bên là công đoàn rất mạnh, bên kia là nhà phân phối/người sử dụng lao động mạnh. Đó là một tranh chấp lao động cổ điển", Meyer chia sẻ thêm.
Còn ở Đức, những người hưởng lợi từ việc sản xuất - dịch vụ phát trực tuyến và đài truyền hình - không đồng thời là người sử dụng lao động. Điều đó gây khó khăn cho việc điều chỉnh vấn đề thương lượng tập thể phức tạp.
Tuy nhiên, từ quan điểm của người sáng tạo và người biểu diễn, cần có quy định rất lớn về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Meyer không phải là người duy nhất thấy như vậy. Jan Herchenröder, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Nhà biên kịch Đức, đồng ý quan điểm cho rằng: "Chúng tôi nhận thấy nhu cầu hành động rất, rất lớn ở đây!".
Hiện hiệp hội Biên kịch Mỹ đã yêu cầu Liên minh các nhà sản xuất phim và truyền hình (AMPTP) không được sử dụng công nghệ AI để viết hoặc viết lại tài liệu văn học, không thể được sử dụng làm tài liệu nguồn và tác phẩm của các nhà biên kịch “không thể được sử dụng để huấn luyện AI.
Theo bà Fran Drescher, cựu ngôi sao của The Nanny và là Chủ tịch của Hiệp hội Diễn viên Màn ảnh - Liên đoàn Nghệ sĩ Truyền hình và Phát thanh Mỹ (SAG-AFTRA), gọi việc ngoại hình của các diễn viên bị “scan” và AI sẽ thay thế họ diễn xuất là “xúc phạm và thiếu tôn trọng nghệ sĩ. Các diễn viên cần bảo vệ chân dung kỹ thuật số của các diễn viên để hình ảnh của họ không bị sử dụng bất hợp pháp”.
AI, trí tuệ nhân tạo xuất sắc nhưng nó vẫn là cỗ máy
Khi được hỏi, ChatGPT có thể làm gì mà người viết không làm được, Herchenröder nói: “Nếu bạn cung cấp cho phần mềm thông tin phù hợp, nó có thể nghiên cứu rất nhanh, tập hợp các nốt nhạc, mẫu ban đầu, văn bản ban đầu và thậm chí dựng cảnh và đối thoại”.
Vậy cái gì mà cỗ máy trí tuệ nhân tạo không làm được, Herchenröder cho rằng, “AI chưa thể khai thác sâu được…". Thực sự, khi nói đến việc phát triển kịch bản cho một bộ phim truyện hoặc một tập duy nhất của một bộ phim, để tạo ra những xung đột hoặc tình huống cảm xúc cho các nhân vật con người, thì các chương trình AI thất bại.
Song điều đáng sợ của AI là hiệu quả của các thuật toán. Herchenröder nói: "Khung thời gian mà bạn thường cần để phát triển một cốt truyện tiếp tục được rút ngắn đáng kể. Và bất cứ điều gì có thể được thực hiện nhanh hơn về mặt thời gian sẽ tốn ít chi phí hơn". Các nhà sản xuất biết điều này, đây là vấn đề lớn.
Từ quan điểm của những người sáng tạo, có một nhu cầu cấp thiết về các quy tắc liên quan đến sản xuất dựa trên AI. Việc đào tạo dữ liệu hàng loạt của phần mềm AI với các văn bản, hình ảnh và âm thanh hiện có không gì khác hơn là "một cuộc đột kích toàn cầu khổng lồ của những gã khổng lồ công nghệ xuyên Đại Tây Dương".
Hiện tại Liên minh các nhà sản xuất phim và truyền hình và Hiệp hội Diễn viên Màn ảnh - Liên đoàn Nghệ sĩ Truyền hình và Phát thanh Mỹ (SAG-AFTRA) đã bắt tay để đàm phán với Liên minh các nhà sản xuất phim và truyền hình (AMPTP), hiệp hội thương mại thay mặt Netflix Inc (NFLX.O), Walt Disney Co (DIS.N) và các công ty khác đàm phán để bảo vệ quyền lợi của các nhà biên kịch, diễn viên.
Tuy nhiên, cuộc đàm phán thất bại và một cuộc đình công của hai hiệp hội này đã diễn ra và kéo dài tình trạng căng thẳng. Theo Reuters, SAG-AFTRA đại diện cho 160.000 diễn viên đã bỏ phiếu tán thành lệnh đình công, nhất trí hợp lực với cuộc chiến cùng Hiệp hội Biên kịch Mỹ (WGA).
Người sáng tạo yêu cầu một hệ thống bồi thường
Ông Herchenröder, Hiệp hội Nhà biên kịch Đức, đang kêu gọi những người sáng tạo phải được nhận tiền bồi thường, kể cả hồi tố. Ông nói, để làm được điều đó, cần phải có sự minh bạch, cũng như một hệ thống thanh toán, "để các tác phẩm được bảo vệ hợp pháp và những gì được sử dụng làm dữ liệu cũng được trả thù lao!". Hans-Werner Meyer, thành viên hiệp hội diễn viên Đức cho biết, các diễn viên có tổ chức đang đòi hỏi điều gì đó tương tự.
Theo ông Herchenröder, "công nghệ đã có, giờ là lúc phải đưa ra có những chế tài, quy định để sử dụng nó”. Hiện đạo luật Trí tuệ Nhân tạo Châu Âu (Đạo luật AI) đã được xây dựng nhằm tạo ra một khung quy tắc cơ bản đối với các lĩnh vực sáng tạo nói chung và đối với ngành công nghiệp điện ảnh nói riêng.
Herchenröder nhấn mạnh, việc quyết định liệu AI có được sử dụng hay không và nếu có thì ở dạng nào, tất cả chủ quyền đối với việc sử dụng AI thuộc về các tác giả. "Chúng tôi chỉ đơn giản cho rằng, trong tương lai, người xem vẫn muốn những câu chuyện về thế giới của họ được kể bởi những người khác, chứ không phải AI".
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Hãng phim Universal Pictures vừa hé lộ đoạn trailer (đoạn quảng cáo ngắn) đầu tiên của How to Train Your Dragon (tựa Việt: Bí kíp luyện rồng) phiên bản người đóng, khơi dậy sự phấn khích từ hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới.
(CLO) Huỳnh Hiểu Minh hiện phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về cả danh tiếng lẫn sự nghiệp khi bộ phim mới của anh có doanh thu giảm mạnh, tỷ lệ trả lại vé lên tới 10%.
(CLO) Trên mạng xã hội, không ít khán giả cho rằng trang phục của em út BlackPink ngày càng "kiệm vải". Bên cạnh vấn đề trang phục, khán giả cũng kêu ca việc giá vé tham gia sự kiện quá đắt, lên tới khoảng hơn 1.200 USD cho 80 phút trình diễn.
(CLO) Hollywood bước vào mùa Giáng sinh với "Red One" – bộ phim hành động phiêu lưu đậm màu sắc lễ hội, do Dwayne Johnson và Chris Evans thủ vai chính, đang đứng đầu phòng vé ở Bắc Mỹ vào cuối tuần.
(CLO) "Cu li không bao giờ khóc" chỉ thu được khoảng 148 triệu đồng sau 2 ngày công chiếu. Bộ phim từng được đặt nhiều kỳ vọng này không cạnh tranh được với loạt phim ngoại như "Cười xuyên biên giới", "Red One: Mật mã đỏ"...
(CLO) Hãng phim Disney vừa chính thức loại khỏi lịch chiếu phần tiếp của Star Wars (tựa Việt: Chiến tranh giữa các vì sao), dự kiến phát hành vào ngày 18/12/2026. Thay vào đó, Ice Age 6 (Kỷ băng hà 6) sẽ được phát hành vào cùng thời điểm.
(CLO) Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM nhận định chưa có chế tài xử lý trường hợp ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát ở nước ngoài dù đang trong thời gian bị cấm diễn 9 tháng.
(CLO) Việc ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây và nhà từ thiện Nguyễn Đỗ Trúc Phương vừa bị khởi tố vì hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ là một vụ án pháp lý mà còn là một hồi chuông cảnh báo đối với giới giải trí Việt Nam.