(CLO) Dự án Báo chí Mỹ (AJP), một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích hồi sinh các tổ chức báo chí địa phương ở Mỹ, đã công bố thỏa thuận hợp tác trị giá 10 triệu đô la với OpenAI, công ty sở hữu công cụ trí tuệ nhân tạo đình đám ChatGPT.
Theo các điều khoản của thỏa thuận, OpenAI sẽ trao cho AJP 5 triệu USD tiền mặt, và tổ chức này có kế hoạch phân bổ khoản tiền dưới dạng các khoản tài trợ cho phép 10 tổ chức báo chí địa phương thử nghiệm sử dụng AI.
Bà Sarabeth Berman, CEO của AJP, nói với Axios rằng số tiền này cũng sẽ được chuyển đến một studio giúp các đối tác của dự án và chia sẻ bất kỳ bài học kinh nghiệm nào với các phương tiện truyền thông khác. OpenAI sẽ trao khoản 5 triệu USD còn lại để chi trả cho việc sử dụng ChatGPT và các công cụ khác (OpenAI tính phí trên cơ sở mỗi lần sử dụng).
Trong một tuyên bố, bà Berman nói rằng AJP tin rằng điều cần thiết là AI “được sử dụng như một công cụ cho các nhà báo chứ không phải để thay thế” và ý tưởng đằng sau mối quan hệ đối tác là “cải thiện quy trình công việc để tòa soạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho những bài báo khó và những câu chuyện quan trọng nhất".
Bà nói rằng AI cũng có thể giúp các tòa soạn sắp xếp cơ sở dữ liệu phức tạp hoặc cho phép các nhóm sản phẩm cá nhân hóa nội dung. Về phần mình, CEO của OpenAI Sam Altman nói rằng ông “tự hào ủng hộ sứ mệnh của Dự án Báo chí Mỹ... bằng cách xây dựng lại lĩnh vực tin tức địa phương".
Quan hệ đối tác nói trên đã được công bố chưa đầy một tuần sau khi OpenAI đã công bố thỏa thuận 2 năm với hãng tin Associated Press, trong đó AP đồng ý cấp phép cho OpenAI truy cập vào một số kho lưu trữ nội dung của họ. Các dữ liệu này sẽ được dùng để giúp đào tạo các thuật toán của OpenAI. Ngược lại, AP sẽ được cấp quyền truy cập vào các ứng dụng của OpenAI, cũng như được tư vấn các kiến thức chuyên môn.
AP là một trong những tổ chức tin tức lớn đầu tiên sử dụng công nghệ tự động trong các báo cáo tin tức của mình, chủ yếu là báo cáo thu nhập của công ty và đưa tin về thể thao địa phương. Đầu năm nay, họ đã ra mắt một công cụ tìm kiếm hỗ trợ AI để cho phép các tòa soạn thành viên và các khách hàng khác tìm ảnh và video bằng ngôn ngữ mô tả tự nhiên. Tuy nhiên, cho đến nay, AP vẫn chưa sử dụng AI để tạo ra các bài báo một cách độc lập.
Bà Kristin Heitmann, phó chủ tịch kiêm giám đốc doanh thu của AP, cho biết trong một tuyên bố rằng họ muốn đảm bảo rằng các tòa soạn có thể “tận dụng” công nghệ AI, đồng thời “đảm bảo rằng quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và những người sáng tạo nội dung được trả công xứng đáng” cho công việc của họ.
Hiện OpenAI đang là mục tiêu của một số vụ kiện tuyên bố rằng công cụ AI của họ đã vi phạm bản quyền trong quá trình nhập một lượng lớn nội dung. Công cụ AI Bard của Google cũng đã và đang là mục tiêu của những vụ kiện tương tự.
Gần đây, hơn tám nghìn tác giả của tiểu thuyết đã ký một bức thư ngỏ chỉ trích công cụ LLaMa của OpenAI, Bard và Meta vì đã sử dụng bài viết của họ mà không xin phép hoặc trả tiền.
Mối lo đi vào vết xe đổ
Trước những mối lo ngại các công ty AI có thể lại "mua chuộc" hoặc "lợi dụng" báo chí, giống như cách các mạng xã hội trước đây đã làm, AJP và AP đều nhấn mạnh rằng các thỏa thuận của họ với OpenAI là nhằm tìm cách thích ứng với những tiến bộ gần đây trong công nghệ AI, thay vì bị chúng điều khiển.
Nhưng điểm mấu chốt là OpenAI sẽ có quyền truy cập vào nhiều nội dung hơn để cung cấp cho ChatGPT và các công cụ khác, từ đó sẽ cho phép các công cụ đó tạo ra nội dung thuyết phục và có thẩm quyền hơn. Một số nội dung khi đó được cho là có thể cạnh tranh tốt với sản phẩm của các hãng tin truyền thống.
Nó khá giống cách các mạng xã hội từng làm trong giai đoạn đầu khi "hứa hẹn" kết hợp với báo chí, nhưng sau đó có thể nói đã "trở mặt" và chèn ép báo chí khi đã giành lợi thế. Facebook mới đây thậm chí còn nói rằng "tin tức không có giá trị kinh tế".
Lưu ý rằng, các gã khổng lồ công nghệ từng hứa hẹn sẽ giúp các công ty truyền thông “tận dụng” các công nghệ mới. Dự án Báo chí của Facebook và Sáng kiến Google Tin tức, đều đã cam kết tài trợ hơn 250 triệu USD cho các tổ chức báo chí và truyền thông trong khoảng thời gian 3 năm. Nhưng hầu hết các thỏa thuận tài trợ đó đã bị hủy bỏ hoặc ngừng hoạt động trong những tháng gần đây.
CEO Altman gần đây đã nỗ lực hứa hẹn rằng công ty của ông có trách nhiệm của AI. Nhưng vẫn còn sự hoài nghi đáng kể, không chỉ về OpenAI, mà còn về lợi ích của công nghệ nói chung và đặc biệt là tác động của nó đối với ngành truyền thông.
Ví dụ, bà Meredith Kopit Levien, CEO của New York Times, đã nói với Axios vào tháng trước rằng “bạn không thể đưa chatbot lên chiến tuyến ở Ukraine để cho bạn biết điều gì đang xảy ra ở đó và giúp bạn hiểu được tình hình".
Mặc dù vậy, những lo ngại và mối nguy nói trên cũng không ngăn cản một bộ phận báo chí trên thế giới vội vàng ứng dụng AI trong việc sản xuất tin bài.
Vào tháng 1, CNET đã bị chỉ trích vì sử dụng các công cụ AI để tạo nội dung tin tức mà không thông báo cho bất kỳ ai. Nhiều câu chuyện có dữ liệu không chính xác và dường như đã sao chép từ các nguồn khác. Sau một cuộc tranh cãi, trang web nói rằng họ sẽ tạm dừng sử dụng các công cụ AI.
Gần đây hơn, G/O Media, công ty sở hữu các trang web bao gồm Gizmodo, The Onion và Jezebel, đã xuất bản một số bài viết do công cụ AI tạo ra, với hầu như không có bất kỳ thông tin đầu vào nào từ các biên tập viên hoặc phóng viên. Theo Peter Kafka của Vox, các bài báo có rất nhiều lỗi.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Android 16 mang đến tính năng "Even Dimmer" giúp làm mờ màn hình hiệu quả hơn, bảo vệ mắt vào ban đêm, cùng với các cải tiến về quyền riêng tư và âm thanh.
(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo 'Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng'.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Meta đã bị EU phạt gần 800 triệu euro với cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh bằng cách liên kết dịch vụ 'rao vặt' Marketplace với mạng xã hội Facebook.
(CLO) Việc tỷ phú Elon Musk ủng hộ ông Donald Trump dự kiến sẽ giúp mạng xã hội X (trước đây là Twitter) khôi phục kinh doanh, khi một số thương hiệu bắt đầu quay lại quảng cáo trên nền tảng này để tranh thủ sự ủng hộ từ chính quyền mới.
(CLO) Ngày 12/11, các tờ báo lớn của Pháp, bao gồm Le Monde, Le Figaro và Le Parisien, cho biết họ đang có hành động pháp lý chống lại mạng hội X, cáo buộc nền tảng này sử dụng nội dung của họ mà không trả tiền.
(CLO) Các nhà quảng cáo dự kiến sẽ chi số tiền kỷ lục là 10,5 tỷ bảng cho quảng cáo Giáng sinh tại Vương quốc Anh trong mùa này, song không ưu tiên cho truyền hình truyền thông.
(CLO) Vào đầu thế kỷ 19, thủ đô London của Vương quốc Anh có hàng chục tờ báo in hàng ngày. Nhưng ngày nay, việc các tờ báo thay đổi định dạng đã đánh dấu sự kết thúc của tin tức địa phương hàng ngày trên báo in.
(CLO) Espresso, ứng dụng tin tức ngắn gọn của The Economist, sử dụng AI để dịch nội dung video sang nhiều ngôn ngữ nhằm tiếp cận đối tượng độc giả trẻ trên toàn cầu.
(CLO) Bốn tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech) gồm Microsoft, Meta, Amazon và Alphabet tiếp tục tăng mạnh chi tiêu vào trí tuệ nhân tạo (AI) với dự báo tổng mức đầu tư sẽ vượt 200 tỷ đô la trong năm nay và còn tăng thêm trong năm 2025.