Triển khai giải pháp để tăng trưởng vùng ĐBSCL không thấp hơn trung bình cả nước

Thứ tư, 19/08/2020 17:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng đề nghị các tỉnh ĐBSCL nỗ lực, quyết liệt thúc đẩy triển khai mọi giải pháp để tăng trưởng kinh tế toàn vùng không thấp hơn mức trung bình cả nước.

Thủ tướng đề nghị phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng, giá trị gia tăng cao thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa

Thủ tướng đề nghị phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng, giá trị gia tăng cao thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thông báo nêu rõ, trong 6 tháng đầu năm 2020, kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL tuy phải đối mặt với khó khăn, thách thức chưa từng có nhưng các địa phương trong vùng đã quyết liệt chủ động phòng, chống đại dịch COVID-19, đồng thời tích cực chỉ đạo các giải pháp chống hạn hán, xâm nhập mặn bước đầu có hiệu quả, tăng trưởng kinh tế của một số địa phương trong vùng đạt cao hơn bình quân chung của cả nước...

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế bình quân chung của vùng ĐBSCL đạt 1,2%, một số địa phương tăng trưởng âm. Giải ngân vốn đầu tư công tuy cao hơn bình quân chung của cả nước nhưng vẫn còn chậm; số xã đạt chuẩn nông thôn mới thấp hơn mức bình quân cả nước; đô thị hóa chưa tương xứng với yêu cầu phát triển; du lịch chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế nhất là du lịch sinh thái; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền của các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL khắc phục khó khăn, đoàn kết, sáng tạo, có ý chí, quyết tâm, phát huy tiềm năng, lợi thế, bứt phá vươn lên mạnh mẽ, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất mục tiêu, nhiệm vụ phát triển  kinh tế - xã hội năm 2020 và những năm tiếp theo của địa phương mình.

Các tỉnh, thành phố trong vùng huy động sự vào cuộc cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/04/2020 của Chính phủ về hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Đồng thời, nỗ lực, quyết liệt thúc đẩy triển khai mọi giải pháp để tăng trưởng kinh tế toàn vùng ĐBSCL không thấp hơn mức trung bình cả nước; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp tích cực chủ động tháo gỡ lực cản đối với phát triển ở địa phương mình, chỉ đạo giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư, bằng mọi biện pháp giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2020, coi đây là quyết tâm chính trị của các địa phương đóng góp vào kết quả chung của cả nước.

Bên cạnh đó, khẩn trương triển khai lập quy hoạch vùng ĐBSCL và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong quá trình lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh cần lưu ý phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù của vùng, của từng địa phương; quan tâm các vấn đề liên quan đến liên kết nội vùng và liên kết với thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đó, về nông nghiệp, hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng, giá trị và giá trị gia tăng cao thích ứng với biến đổi khí hậu với 3 trọng tâm: Thủy sản, cây ăn quả, lúa gạo theo tỉ lệ, cơ cấu phù hợp diễn biến của khí hậu, môi trường và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Về công nghiệp, cần phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp, cơ khí nông nghiệp; chế biến nông lâm thủy hải sản gắn với vùng nguyên liệu.

Hình thành các trung tâm dịch vụ, thương mại cấp tiểu vùng nằm ở các đô thị trọng điểm, các khu kinh tế biển, trung tâm logistic, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Hình thành các cụm dịch vụ hiệu quả cao, nhất là các khu vực ven biển, tăng cường kết nối vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long.

ĐBSCL cần thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, quan tâm phát triển doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc để doanh nghiệp có điều kiện vừa thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa có trách nhiệm với xã hội, chia sẻ với nhân dân, công nhân lao động nhất là trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Phát triển kinh tế số, thương mại điện tử dựa vào tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong vùng; tăng cường áp dụng công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng những cánh đồng “thông minh”.

Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương phối hợp, tháo gỡ khó khăn tại từng địa phương, tạo điều kiện thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ, đề xuất phương án xử lý kiến nghị của địa phương để tháo gỡ “nút thắt”, “điểm nghẽn” trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành tích cực, chủ động hỗ trợ các địa phương trong vùng kết nối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tập đoàn đa quốc gia đang có xu hướng chuyển dịch vốn đầu tư vào Việt Nam để thu hút đầu tư thời gian tới.

Thế Vũ

Tin khác

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức
Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, báo cáo Thủ tướng giải pháp với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Tin tức
Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

(CLO) Về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) và các doanh nghiệp tiếp tục tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên.

Tin tức
Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức