Triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 sử dụng vốn do UNICEF viện trợ

Thứ năm, 24/06/2021 20:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam sẽ triển khai dự án hỗ trợ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với tổng kinh phí hơn 10,3 triệu USD, sử dụng vốn ODA do UNICEF viện trợ.

Mục tiêu của Dự án là giới thiệu và triển khai thành công tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Mục tiêu của Dự án là giới thiệu và triển khai thành công tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 985/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương thực hiện dự án “Hỗ trợ triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2021-2023" sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc viện trợ không hoàn lại.

Theo đó, tên của dự án là “Hỗ trợ triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2021-2023”. Nhà tài trợ là Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF); cơ quan chủ quản là Bộ Y tế và chủ dự án là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Mục tiêu của dự án nhằm giới thiệu và triển khai thành công tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam; hỗ trợ xây dựng và phổ biến các chính sách và hướng dẫn phù hợp thuận lợi cho việc giới thiệu và riển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 bảo đảm độ bao phủ và an toàn tiêm chủng. 

Đồng thời nâng cao năng lực của hệ thống y tế và tiêm chủng để tiêm chủng an toàn, giám sát phản ứng sau tiêm chủng và theo dõi hiệu quả và phân phối công bằng vaccine phòng COVID-19; triển khai có hiệu quả các kế hoạch hoạt động của các tỉnh tại vùng khó tiếp cận nhằm đảm bảo công bằng và đạt độ bao phủ tiêm chủng cao. Nâng cao nhận thức về vaccine phòng COVID-19 và hiệu quả của vaccine ở các nhóm đối tượng ưu tiên cũng như với mọi người dân, góp phần gia tăng nhu cầu, sự tiếp nhận và niềm tin với vaccine phòng COVID-19.

Mức kinh phí của dự án là 10.377.527 USD tương đương 240.696.361.000 đồng, bao gồm vốn ODA viện trợ không hoàn lại 10.000.000 USD (tương đương 231.940.000.000 đồng). Vốn đối ứng bằng hiện vật là 8.756.365.876 đồng (tương đương 377.527 USD).

Nguồn và cơ chế tài chính trong nước đối với dự án bao gồm vốn ODA do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương quản lý, ngân sách Nhà nước cấp phát 100%. Vốn đổi ứng (bằng hiện vật) bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sẵn có và một phần chi phí nhân sự của các đơn vị tham gia thực hiện dự án, Bộ Y tế tự bố trí.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 đến năm 2023 trên toàn quốc.

PV

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức