Triển lãm loạt tác phẩm chưa từng công bố của hoạ sĩ Phan Kế An

Thứ sáu, 04/03/2022 15:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Triển lãm “Phan Kế An - Kho tàng ẩn giấu” lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng loạt tác phẩm chưa từng được công bố của cố họa sĩ Phan Kế An - cây đại thụ của làng hội họa Việt Nam.

Triển lãm “Phan Kế An - Kho tàng ẩn giấu” diễn ra từ ngày 11/3 đến 16/4, tại Viện Pháp Hà Nội, số 24 Tràng Tiền. Triển lãm do họa sĩ Vũ Đỗ làm giám tuyển, ngoài giới thiệu các tác phẩm có giá trị cả về nghệ thuật lẫn lịch sử, còn có sự kiện song hành tọa đàm về các tác phẩm của họa sĩ Phan Kế An, về quá trình phát hiện, tiếp nhận và phục chế bộ sưu tập được giới thiệu trong triển lãm.

trien lam loat tac pham chua tung cong bo cua hoa si phan ke an hinh 1

Hoạ sĩ Phan Kế An (1923 - 2018)

Theo thông tin từ Viện Pháp tại Hà Nội, triển lãm sẽ giới thiệu một chuỗi di sản nghệ thuật của cố hoạ sĩ, bao gồm các tác phẩm hội họa đa chất liệu, các tác phẩm học tập và nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật Repin (Liên Xô cũ) và những ký họa văn nghệ sĩ, danh nhân nửa cuối thế kỉ 20.

Trưng bày đợt này có 3 bức tranh sơn mài, 1 bức tranh sơn dầu, 1 bức tranh lụa và một loạt tranh ký họa đặc sắc của ông. Tất cả đều được gia đình bảo quản, lưu giữ cẩn trọng đến ngày nay. Những bức tranh được ví như "kho tàng ẩn giấu" này sẽ hé lộ nhiều điều bất ngờ về hành trình sáng tác và cuộc sống nghệ thuật của tác giả những năm 1945-1960.

Họa sĩ Phan Kế An (1923-2018) từng là sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương - École des Beaux-Arts de l'Indochine (1944-1945) và là một trong những thành viên đầu tiên của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông còn được biết đến với bút danh Phan Kích, được đánh giá là một họa sĩ đa tài, một trong những cây đại thụ của nền hội họa Việt Nam thế kỷ 20.

trien lam loat tac pham chua tung cong bo cua hoa si phan ke an hinh 2

Tác phẩm của họa sĩ Phan Kế An. Ảnh: BTC triển lãm

Phan Kế An thành công ở thể loại tranh sơn mài, sơn dầu, nổi tiếng nhất là bức “Nhớ một chiều Tây Bắc” (1950), bức tranh đã gợi cho hoạ sĩ - nhà thơ Đoàn Việt Bắc sáng tác thơ và nhạc sĩ Vũ Thanh phổ nhạc cho ca khúc “Nhớ một chiều Tây Bắc”. Ông cũng chính là họa sĩ đầu tiên được vẽ ký họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc với khoảng 20 tác phẩm.

Với những đóng góp của mình cho nền nghệ thuật Việt Nam, họa sĩ Phan Kế An đã được trao Giải thưởng Quốc gia về Văn học và nghệ thuật năm 2001.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa