(CLO) Sáng 20/12, tại Phòng triển lãm, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội đã diễn ra triển lãm tranh và ra mắt sách của họa sĩ Linh Chi - một họa sĩ thuộc thế hệ khóa Mỹ thuật kháng chiến.
Triển lãm "Họa sĩ Linh Chi - Sống trong nghệ thuật" giới thiệu đến công chúng hơn 40 tác phẩm được chọn ra trong hơn trăm bức in trong cuốn sách cùng tên của ông, trong đó có những tác phẩm lần đầu trưng bày. Tất cả là những tác phẩm tiêu biểu cho các giai đoạn sáng tác trong sự nghiệp của họa sĩ Linh Chi, từ những bức tranh và ký họa thời khánh chiến chống Pháp đến sau này, cũng như đầy đủ các đề tài mà ông quan tâm. Phụ nữ áo dài, sơn nữ, phong cảnh nông thôn, miền núi và các chất liệu sở trường của ông như lụa, bột mầu, khắc gỗ...
Theo họa sĩ, giám tuyển Lê Thiết Cương, lụa là chất liệu mà họa sĩ Linh Chi vẽ nhiều nhất và để lại dấu ấn riêng. Lụa chỉ là một chất liệu để Linh Chi vẽ, ông tỏ bày cảm xúc của mình, ông không quá nương vào cái loang nhòe vốn có của lụa mà bất kể họa sĩ nào vẽ lụa cũng khai thác. Ông vẫn diễn khối bằng đậm nhạt nhưng chỉ gợi chứ không vờn tỉa gò gẫm. Cho nên tranh lụa của ông có nhiều mảng phẳng và nghiêng về đồ họa, giữa gợi khối bằng đậm nhạt với mảng phẳng, giữa mảng phẳng và đi nét là mỹ cảm riêng có của họa sĩ Linh Chi. Lụa vẫn là lụa nhưng đã mới hơn, hiện đại hơn.
Người dân tham quan không gian trưng bày triển lãm tranh và ra mắt sách của họa sĩ Linh Chi.
Đặc biệt là nét, đành rằng nét là để tạo hình nhưng xem kỹ tranh của Linh Chi thấy nét tạo hình chỉ là một nửa, phần còn lại thì nét chính là để biểu cảm, ông đặt cái tình cảm của mình, tấm lòng của mình vào nét, buồn vui, yêu thương, nhớ nhung, đều lộ ra ở nét...
"Vì vậy, khi xem tranh của các họa sĩ Linh Chi, Mai Long, Ngọc Linh, Đào Đức, Trần Lưu Hậu, Ngô Mạnh Lân... sẽ thấy thầy Tô Ngọc Vân, thấy rõ khoa giáo của Khóa kháng chiến. Một điểm nữa là không thể không nói đến trong tranh lụa của Linh Chi, đó là cách ông nhấn nhá, cách chấm phá, ông điểm thêm phấn mầu vào lụa. Hòa âm phấn mầu và lụa, cũng là trò chuyện của hai người bạn, nhỏ bé thủ thỉ nhưng đủ hiểu nhau..." - Giám tuyển Lê Thiết Cương cho biết.
"Tranh của Linh Chi chứa đựng một góc tinh thần thuần hậu Việt Nam, dung dị, thanh bình, chan chứa tình cảm và đầy hoài niệm về một vẻ đẹp hiện thực nhưng có lẽ ngày càng rời xa thực tại xô bồ của cuộc sống bên ngoài phòng vẽ của ông. Ông đã chọn cách lặng lẽ và bình yên sống, lặng lẽ và bình yên chăm chút cho hội họa với cái đẹp của cuộc đời, theo tâm trí ông. Bởi đấy chính là con người ông, không vì hoàn cảnh mà thay đổi", nhà báo Đào Mai Trang nhận định.
Họa sĩ Linh Chi (1921-2016) – Một trong các học trò khóa Mỹ thuật kháng chiến (1951-1954) do thầy Tô Ngọc Vân trực tiếp giảng dạy. Ông tên thật là Nguyễn Tài Lương, sinh ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), năm 18 tuổi ông học lên bậc Tú tài và được các thầy dạy văn hóa thời kỳ này là: Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, các thày dạy hội họa là Nguyễn Đỗ Cung, Trần Quang Trân giảng dạy.
Tháng 9/1944, khi mới 23 tuổi ông đã bày triển lãm cá nhân đầu tiên trưng bày 43 tác phẩm sơn dầu và bột mầu tại Phòng Thông tin Tràng Tiền (Hà Nội).
Từ năm 1954 đến khi nghỉ hưu, ông về công tác tại Nhà in Quốc gia sau đó chuyển về tại Xunhabasa (Cơ quan xuất nhập khẩu sách báo). Những năm cuối đời, ông vẫn miệt mài sáng tác.
Cuốn sách “Họa sĩ Linh Chi – Sống trong nghệ thuật”.
Tuy sống hết sức khiêm nhường, nhưng với tài năng hội họa của minh, họa sĩ Linh Chi đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Tranh của ông hiện đang được lưu giữ tại nhiều Bảo tàng lớn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Bảo tàng Mỹ thuật Đông Phương Moscou (Nga); Bảo tàng Á – Phi Vacsava (Ba Lan); Bảo tàng Á – Phi (Thụy Sỹ)... Rất nhiều tác phẩm của họa sĩ Linh Chi đã được công chúng đón nhận và hiện đang được lưu giữ trong các bộ sưu tập cá nhân ở nhiều nơi, trong và ngoài nước.
Sách Họa sĩ Linh Chi – Sống trong nghệ thuật dày gần 300 trang, kích cỡ 25x30cm do Nhà xuất bản Hội nhà văn cấp phép, công ty Liên Việt in. Cuốn sách chọn lọc gần trăm tác phẩm trên nhiều chất liệu từ Bột màu / Màu nước / Tổng hợp / Lụa / các ký họa trên giấy sáng tác từ năm 1954 đến 2004.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.