(CLO) Từ điểm nhìn của Châu bản, triển lãm "Văn chương muôn màu" giúp công chúng ta có cái nhìn đa chiều về đời sống văn chương cung đình thời Nguyễn, tiếp cận nhiều thông tin bổ ích, thú vị.
Nhân Tết Giáp Thìn và Ngày thơ Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I khai mạc Triển lãm trực tuyến "Văn chương muôn màu", giới thiệu hơn 200 tài liệu đặc sắc về đời sống văn học dưới triều Nguyễn (1802-1945).
"Văn chương muôn màu" được triển lãm trực tuyến tại địa chỉ https://archives.org.vn và https://facebook.com/luutruquocgia1
Triển lãm "Văn chương muôn màu" giới thiệu hơn 200 tài liệu đặc sắc về đời sống văn học dưới triều Nguyễn. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Triển lãm gồm 3 phần. Trong đó, phần 1: Những “gương mặt thân quen” giới thiệu khái quát về các tác gia văn học lớn của thế kỷ XIX, XX như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...
Lần giở di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn và một số tư liệu cổ, công chúng được tiếp cận thêm về các tác gia văn học đó ở một góc độ khác: Sự nghiệp quan trường và cuộc đời của họ. Từ đó, có thể hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về tư tưởng quan điểm, cũng như tâm tư, tình cảm mà các tác gia đã gửi gắm vào từng tác phẩm.
Phần 2: “Hiểm địa của ngôn từ”, đề cập đến những vụ án văn chương khoa cử và ngoài khoa cử.
Dưới triều Nguyễn, các vụ án văn chương thường gắn liền với việc bảo vệ quyền uy, vị thế của chính thể và giới cầm quyền. Các vụ án văn chương khoa cử và ngoài khoa cử được ghi lại khá nhiều trong Châu bản triều Nguyễn, liên quan tới những bài văn phạm húy, việc mang văn tự vào trường thi, sơ khảo chữa bài cho thí sinh… Hình phạt có thể từ đánh trượng, đóng gông, cho đến tội chết. Trong đó, có một số vụ án văn chương được kể qua triển lãm:
Nhân dịp mừng thọ 50 tuổi, vua Minh Mạng sai Nguyễn Bá Nghi viết vở “Quần tiên hiến thọ” theo cấu tứ và hướng dẫn của nhà vua. Khi đó, đúng khoảng thời gian mưa dầm, Tuần phủ Nam Ngãi Vương Hữu Quang được nhà vua sai làm lễ cầu tạnh tại miếu Đô thành hoàng.
Cầu suốt một ngày mà trời mưa không dứt, Vương Hữu Quang cho rằng nguyên nhân là do vua Minh Mạng đụng chạm đến thần linh khi nhà vua nói đùa ở điện Văn Minh và cho diễn vở “Quần tiên hiến thọ” tại Duyệt Thị Đường. Vì vậy, Vương Hữu Quang “xin đốt sách ấy đi để tạ trời đất thần minh”.
Theo lệnh của vua, Vương Hữu Quang bị cách chức, giam lại. Sau đó, vua gia ơn giáng ông làm Tư vụ Bộ Công.
Trường thi với cảnh lều chõng thời xưa. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Nói về tội “bội nghịch” có yếu tố văn chương, triển lãm đề cập đến năm 1833, nổ ra loạn Lê Văn Khôi (con nuôi của Tả quân Quận công Lê Văn Duyệt).
Năm 1835, Lê Văn Duyệt cũng bị luận tội. Khi lời đình nghị dâng lên, Duyệt vì lời nói và việc làm bội nghịch, có 7 tội đáng chém, 2 tội đáng xử thắt cổ chết. Hai tội đó là cố xin dung nạp sứ giả Diến Điện để hòng bào chữa điều mình đã sai trái. Nói với người ta về việc xin được thơ tiên giáng bút có câu “Trần Kiều” và “Hoàng bào”. Sau đó Lê Văn Duyệt bị san bằng mồ mả và dựng bia đá lên trên, khắc chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” (Chỗ hoạn quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu tội chết).
Về núp bóng hoạt động văn chương, triển lãm cho thấy, năm 1866, Đoàn Hữu Trưng cùng với Đoàn Hữu Ái, Đoàn Tú Trực, Trường Trọng Hòa, Phạm Lương kết hội “Đông Sơn thi tửu”, ngầm mưu việc lật đổ vua Tự Đức để lập Đinh Đạo (tức Nguyễn Phúc Ưng Đạo - con trai trưởng của anh vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Bảo) lên ngôi.
Đoàn Hữu Trưng cùng các nhân vật trọng yếu đều bị lăng trì bêu đầu, bắt thân thuộc, tịch thu gia sản để sung công. Ở đây, một hoạt động chính trị đã núp bóng hoạt động văn chương và sự trừng phạt của triều đình chủ yếu nhắm tới hoạt động chính trị, không hẳn là vấn đề “thi tửu”.
Phần 3: Tiêu dao miền thơ phú, cho thấy, dưới các triều đại quân chủ, thơ văn từng có vị trí đặc biệt trong đời sống cung đình. Châu bản triều Nguyễn đem đến nhiều thông tin thú vị về đời sống văn chương cung đình cách nay hàng trăm năm.
Khi đó, việc vua tôi cùng nhau làm thơ không chỉ để mua vui, mà có khi để ngụ ý khuyên răn, để nói chí hướng, tu tâm dưỡng tính, đào luyện nhân cách. Với những giá trị nổi bật, sinh hoạt văn chương cung đình triều Nguyễn đã góp thêm hương sắc cho lịch sử văn học nước nhà.
Một góc không gian triển lãm "Văn chương muôn màu". Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Từ điểm nhìn của Châu bản - những tài liệu lưu trữ gốc của vương triều Nguyễn, chứa đựng bút tích ngự phê của những vị hoàng đế, triển lãm sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều về về đời sống văn chương cung đình, tiếp cận các danh nhân văn học với nhiều nhiều thông tin bổ ích và thú vị, để từ đó hiểu đúng, hiểu sâu về một giai đoạn văn học nước nhà.
Triển lãm "Văn chương muôn màu" cũng góp phần giải mã những ẩn số bên trong những tác phẩm, đồng thời hiểu sâu sắc hơn những thông điệp mà các tác gia văn học gửi gắm qua từng tác phẩm. Đặc biệt, đây là những thông tin bổ trợ làm phong phú thêm kiến thức văn học, lịch sử triều Nguyễn.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".