Triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong đại dịch: Lấy thách thức tạo đà cho cơ hội!

Thứ sáu, 28/05/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) 3 tổ chức xếp hạng uy tín hàng đầu thế giới Moody’s, S&P và Fitch: Nâng triển vọng từ “Ổn định” lên “Tích cực” với kinh tế Việt Nam. Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được thành tích này kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Đánh giá trên cũng đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế” trong công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam.

Kinh tế phục hồi tích cực

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s Global Ratings (“S&P”) mới đây thông báo về việc giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng từ “Ổn định” lên “Tích cực”. Trong năm 2020, đã có 124 lượt hạ bậc và 133 lượt hạ triển vọng trên toàn thế giới. Có 16 quốc gia bị hạ bậc trên toàn thế giới từ kết quả đánh giá của ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn toàn cầu là Moody’s, S&P và Fitch.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết: “Trong năm 2021 và các năm tiếp theo, Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách thể chế song song với nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 để tiếp tục tạo nền tảng vững chắc thực hiện các mục tiêu trung, dài hạn của đất nước và nâng cao vị thế tín nhiệm quốc gia”.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cùng các cơ quan Chính phủ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như tổ chức quốc tế khác để truyền tải thông điệp về quyết tâm, nỗ lực phát triển kinh tế, ổn định xã hội và cải thiện hồ sơ tín dụng của Việt Nam.

tin-hieu-lac-quan-ve-hoat-dong-xuat-khau-cua-viet-nam-sang-trung-quoc-10-.4973

Điểm sáng mà S&P dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục làm tốt trong những năm tới là vị thế điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á về thu hút FDI, xuất khẩu tăng trưởng ổn định, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và vị thế đối ngoại vững chắc. “Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt để phục hồi vững chắc trong vòng một đến hai năm tiếp theo nhờ vào các giải pháp hiệu quả cao của Chính phủ để kiềm chế dịch trong nước” - S&P nhận định.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực với những kết quả đáng ghi nhận: Hoạt động xuất, nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2020...  Theo Bộ KHĐT, các chỉ số quan trọng của kinh tế - xã hội cho thấy, nền kinh tế đất nước đang phục hồi tích cực và có xu hướng phát triển tốt.

Ngày 19/5, tờ Business Times của Singapore dẫn báo cáo của ngân hàng Maybank Kim Eng nhận định, Việt Nam (dường như) đang dẫn đầu tăng trưởng kinh tế trở lại trong số 4 nền kinh tế mới nổi ở ASEAN được gọi chung là CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). Theo báo cáo, sự phục hồi trong khối diễn ra không đồng đều trong đó Việt Nam đang dẫn đầu với xuất khẩu và sản xuất đã “vượt xa” mức trước đại dịch. Báo cáo chỉ ra, Việt Nam được đánh giá đã ngăn chặn thành công suy thoái trong năm 2020 với mức tăng trưởng kinh tế dương, với xuất khẩu cả năm tăng 6,9%. Xuất khẩu của Việt Nam tăng 29,6% trong 4 tháng đầu năm 2021, với các mặt hàng máy móc, máy tính và điện tử tăng mạnh.

Theo Maybank, việc tạo doanh thu và bán lẻ của Việt Nam cũng đang phục hồi về mức trước Covid-19 dù đợt lây nhiễm mới gần đây đang hạn chế khả năng di chuyển của người dân xuống khoảng 20% dưới mức cơ bản. Dù vậy, đơn vị này vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2021 của Việt Nam ở mức 6,5%. Báo cáo cũng cho biết, Việt Nam cũng như Campuchia và Lào đang dần thu lợi về xuất khẩu và sản xuất trong năm 2021, khi nhu cầu toàn cầu tăng lên.

Trong bài viết mới nhất về Việt Nam, báo Nhật Bản Nikkei nhận định, cho đến nay, Việt Nam tương đối không bị tác động bởi đại dịch, nhờ các biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Nhưng hiện giới chức cảnh giác cao độ khi các ca liên quan đến các biến thể mới đang gia tăng. Ông Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế tại Hà Nội chia sẻ với tờ báo Nhật Bản rằng, việc kiểm soát sự bùng phát Covid-19 là ưu tiên hàng đầu của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và mọi người dân, vì nếu dịch bệnh lan rộng sẽ gây ra thiệt hại lớn về kinh tế và con người, và làm mất lòng tin của công chúng.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong 4 tháng qua, nếu xét tổng thể cả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp thì có giảm một chút (khoảng 0,7%), nhưng vốn đầu tư trực tiếp tăng lên, đặc biệt là vốn đầu tư thực hiện tăng. Tức là các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá khả năng phục hồi và họ vẫn đầu tư vốn bằng tiền thật vào nền kinh tế của chúng ta. Đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp của ta tăng lên khá cao, các dự án được đánh giá tăng lên đến 40% so với cùng kỳ so với năm 2020. Như vậy, số dự án giảm đi, nhưng số vốn của từng dự án lớn lên. Có nghĩa là những dự án lớn với số vốn của mỗi dự án tăng cao, đi vào nền kinh tế của chúng ta.

anh-minh-hoa-bai-ktvn-va-trien-vong-2018_oeqg

Tăng trưởng dương năm 2020 là một “kỳ tích”

Mặc dù diễn biến dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp và khó lường nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn đang nỗ lực kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và câu chuyện “tăng trưởng dương” năm 2020 của kinh tế Việt Nam là điểm sáng hiếm hoi hiện nay, càng tiếp thêm lạc quan, hy vọng của nền kinh tế nước ta trong thời gian tới.

Năm 2020, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng dương. Bất chấp tác động nghiêm trọng của đại dịch, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP thực tế khoảng 3%. Điều quan trọng, mức tăng trưởng của Việt Nam không chỉ cao hơn mức khoảng 2,3% của Trung Quốc mà còn là tốc độ tăng trưởng cao nhất ở châu Á vào năm 2020. Thành tựu này là một “kỳ tích” thực sự đối với một quốc gia đang phát triển như nước ta.  Trước đó, mức tăng trưởng của Việt Nam khá đáng kể, khoảng 7% liên tục trong nhiều năm.

Thống kê cho thấy, bất chấp những vấn đề phát sinh từ đại dịch, xét về giá trị GDP, Việt Nam đạt trên 343 tỷ USD, vượt Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia với mức 1.090 tỷ USD, Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philippines 367,4 tỷ USD.

Thặng dư thương mại của Việt Nam năm 2020 được ghi nhận ở mức 19,06 tỷ USD, với giá tiêu dùng trung bình tăng 3,23% và lĩnh vực chế biến và chế tạo có mức tăng trưởng 3,98%. Quả thực là một thành tích đáng nể.

Đáng chú ý, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo tăng trưởng GDP 6,5% đối với Việt Nam vào năm 2021. IMF cũng kỳ vọng rằng trong 2021, thâm hụt tài khóa của Việt Nam sẽ thu hẹp so với năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ tăng lên mức hơn 3.750 USD trong vài năm tới.

Không chỉ IMF mà Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng có những dự báo khá lạc quan và nhiều triển vọng vào nền kinh tế trong nhiệm kỳ mới.

53che-bien-dieu-

Biến thách thức thành cơ hội

Tuy nhiên, đất nước đang phải đối mặt với một số thách thức trong lĩnh vực kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm 25% so với năm 2019, đạt 28,53 tỷ USD tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào năm 2020. Các dự án đăng ký năm 2020 cũng giảm 35% so với năm 2019. Bên cạnh đó, cả nước đã tiếp tục chính sách ngăn chặn đại dịch và các vấn đề liên quan đến y tế, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của đất nước. Vấn đề phục hồi các doanh nghiệp vừa và nhỏ về như trước đại dịch vẫn là một thách thức lớn.

Mặc dầu vậy, đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cũng như của các chuyên gia quốc tế đề cập ở trên cho thấy các bước hiệu quả để kiểm soát đại dịch Covid-19 của Việt Nam cần tiếp tục được duy trì và tập trung cho phục hồi các hoạt động kinh doanh. Thậm chí, sự phục hồi kinh tế đặt ra những thách thức mới khi các nước khác đang thay đổi chính sách thương mại do ảnh hưởng của đại dịch và cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ tiếp diễn.

Liên quan đến đại dịch, cho đến nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã kiểm soát tốt sự lây lan một cách tích cực nhưng trong lần bùng phát dịch thứ tư hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh sẽ cần cẩn trọng hơn, hệ thống chính trị mới cần phải rà soát và điều chỉnh phù hợp các khoản chi để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Các chuyên gia quốc tế khuyến nghị, Chính phủ mới cũng sẽ cần giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động, trong đó lưu ý tới những cơ hội đòi hỏi lực lượng lao động lành nghề trong nước. Đáng khen là, các ưu tiên do Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra là phù hợp với sáu nhiệm vụ chính và ba đột phá chiến lược, bao gồm chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế dựa trên kỹ thuật số, phát triển khoa học và công nghệ và tạo dựng môi trường thuận lợi hơn cho phát triển doanh nghiệp cũng như cho các vấn đề về sản xuất.

dnghiep_0

Nguồn vốn FDI nhiều khả năng sẽ được cải thiện và các nỗ lực thu hút FDI cần được đẩy mạnh. Ngoài các thế mạnh về đất đai, lao động có tay nghề cao và các chính sách tạo thuận lợi trong kinh doanh thì đã đến lúc Chính phủ mới cũng nên tập trung vào các chính sách tài khóa và thực thi các chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ nhiều hơn. Việt Nam cũng cần phải điều chỉnh các chính sách của mình cho phù hợp với Sáng kiến khả năng phục hồi chuỗi cung ứng do Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đề xuất.

Những khó khăn do đại dịch và các chính sách kinh tế của các quốc gia khác khiến nhiệm vụ duy trì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam càng trở nên vô cùng thách thức. Chính phủ mới tự tin sẽ vượt qua những thách thức ấy, nhưng cần phải bám sát liên tục những diễn biến để định hướng lại các chính sách của Việt Nam.

Các chuyên gia quốc tế phân tích, với tư cách là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Việt Nam cũng sẽ có nhiều trách nhiệm lớn. Bên cạnh đó, trong ASEAN, Việt Nam là nước lãnh đạo trong thực tế. Tất cả đòi hỏi một chiến lược được soạn thảo kỹ lưỡng để phát huy vai trò của Việt Nam một cách cân bằng. Từ trước tới nay, ở các cương vị và vị trí khác nhau, Việt Nam cho thấy là quốc gia đã xử lý rất tốt và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong giai đoạn tới.

Tin rằng, Chính phủ mới có đủ khả năng để ứng phó với những thách thức mới, đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội. Tín hiệu đáng mừng và đáng chú ý nhất thể hiện ở việc quý I/2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã ghi nhận ở mức 4,5%.

Khánh An

Tags:

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn