Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP.HCM:

Trình diễn Bản giao hưởng nổi tiếng “Thế giới mới”

Thứ năm, 07/03/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 9/3 tới, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh (HBSO) sẽ trình diễn bản giao hưởng nổi tiếng “Thế giới mới” của Dvorak. Đây chính là bản giao hưởng đã từng được nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong mang lên mặt trăng trên chuyến tàu con thoi huyền thoại Apollo 11.

Bản giao hưởng kỳ diệu

Chương trình do Giám đốc âm nhạc Trần Vương Thạch biên tập và dàn dựng. Chương trình nổi bật bởi bản giao hưởng nổi tiếng “Từ Thế giới mới” của Antonin Dvorak và bản “Concerto cho piano và dàn nhạc” của Leroy Anderson, cung Đô trưởng, lần đầu tiên được biểu diễn tại TP.HCM.

Giao hưởng số 9 cung Mi thứ “Từ Thế giới Mới”, hay còn được cả thế giới biết đến với tên gọi khác là “Giao hưởng Thế giới Mới” là bản giao hưởng xuất sắc của soạn giả người Séc – Antonin Dvorak. Ông viết bản này vào năm 1893 trong quãng thời gian được mời làm giám đốc Nhạc viện Quốc gia Âm nhạc Hoa Kỳ (từ 1892 – 1895).

Antonin Leopold Dvorak (1841 – 1904).

Antonin Leopold Dvorak (1841 – 1904).

Vượt xa các bản giao hưởng nổi tiếng nhất đương thời, đây là một trong số các tác phẩm làm rung động hàng triệu con tim của mọi thính giả trên khắp thế giới. Neil Armstrong đã mang theo một bản thu âm của giao hưởng số 9 trong chuyến hành trình lên Mặt trăng của Apollo 11. Và “Thế giới mới” đã được vang lên khi Neil Amstrong đặt những bước chân đầu tiên lên mặt trăng – một “bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại”.

Bản giao hưởng “Từ thế giới mới” của Dvorak là bản giao hưởng được yêu thích nhất của ông, và thực sự là một trong những bản giao hưởng được yêu thích nhất mọi thời đại.

Chương trình lần này của HSBO cũng đánh dấu sự kiện lần đầu tiên bản “Concerto cho piano và dàn nhạc” của Leroy Anderson, cung Đô trưởng, được biểu diễn tại TP.HCM do nghệ sĩ Nguyễn Thùy Yên trình diễn.

Đôi nét về các nghệ sĩ

Nghệ sĩ piano Nguyễn Thùy Yên tốt nghiệp Nhạc viện TP.HCM và là một nghệ sĩ piano nổi tiếng và nổi tiếng cả trên sân khấu âm nhạc cổ điển Việt Nam. Nguyễn Thùy Yên bắt đầu học hệ Trung cấp piano tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh từ năm 1985.

Năm 2005, cô tốt nghiệp bậc Cao học chuyên ngành Biểu diễn. Cô đã tham gia nhiều chương trình biểu diễn và là thành viên ban giám khảo Cuộc thi Quốc tế Tài năng Trẻ Piano Steinway 2012 vòng thi quốc gia, giám khảo Cuộc thi Piano TP. Hồ Chí Minh 2017. Hiện cô là Phó Trưởng khoa Piano, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Nguyễn Thùy Yên đang là Phó Trưởng khoa Piano, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.

Trang tiêu đề của bản nhạc viết tay giao hưởng số 9 của Dvorak. Ảnh: wikipedia.

Trang tiêu đề của bản nhạc viết tay giao hưởng số 9 của Dvorak. Ảnh: wikipedia.

Nhạc trưởng Trần Vương Thạch hiện là Chỉ huy Dàn nhạc và là Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2007. Từ 1996 đến nay, ông là Chỉ huy Dàn nhạc tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh, đã biểu diễn nhiều chương trình giao hưởng tại nhiều thành phố lớn trong cả nước.

Buổi hòa nhạc kết hợp một tác phẩm piano dễ thưởng thức với một bản giao hưởng được yêu mến rộng rãi. Buổi trình diễn hứa hẹn sẽ thu hút một lượng lớn khán giả yêu thích âm nhạc với giá vé dao động từ 300 nghìn đồng đến 650 nghìn đồng tùy thuộc vào vị trí trong nhà hát. Riêng học sinh, sinh viên có thể tham dự buổi hòa nhạc với giá vé chỉ 80 nghìn đồng. Đây thực sự là một khích lệ để việc thưởng thức nhạc giao hưởng không trở nên quá xa lạ đối với các bạn trẻ. 

Tử Hưng

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa