Châu Âu trước sức ép từ hàng hóa của cả Trung Quốc lẫn Mỹ
(CLO) Bên cạnh việc bị đẩy vào cuộc chiến thương mại với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) còn đang đứng trước nguy cơ bị hàng hóa Trung Quốc giá rẻ ồ ạt tràn vào lục địa này.
Theo dõi báo trên:
1. Sinh vật ngoại lai xâm hại là gì, có lẽ hàng triệu người Việt đều đã nghe, đã biết, hoặc từng phải khóc ròng với nó, nhưng thường đối diện hiểm họa với nhiều sự hời hợt.
Từ những năm 1990, ốc bươu vàng bùng phát từ ĐBSCL. Do có vòng đời ngắn, có thể ăn được hầu hết các loài thực vật, ốc bươu vàng đã phát triển rất mạnh, lan ra khắp cả nước, gây thiệt hại không thể đo đếm với nền nông nghiệp.
Theo các tài liệu khoa học, ốc bươu vàng được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975 với mục đích làm cảnh, thậm chí được nuôi và nhân giống tại TP. Hồ Chí Minh năm 1989. Và tới nay, nó vẫn còn được xem là món ăn khoái khẩu trên bàn nhậu. Và còn cầu ắt sẽ còn cung.
Vẫn từ ĐBSCL, cây trinh nữ vào Việt Nam và lớn nhanh như thổi tại các vùng đất bán ngập, tiến tới xâm chiếm các cánh đồng, khu vực lòng hồ thủy điện... Người nông dân đã phải trả hàng triệu đồng cho mỗi hecta đất lúa, màu để chặt bỏ trong mỗi vụ gieo trồng.
Hay có thể kể đến là bèo Nhật Bản (bèo Tây), được nhập về từ Nhật Bản vào năm 1902 với mục đích làm cảnh. Ra ngoài môi trường, loài bèo này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng 10 ngày, phân bố rộng khắp các thủy vực nước ngọt Việt Nam.
Khi bèo tây lan rộng, vẫn có nhiều người “khen” nó ở lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, mà quên mất rằng bèo tây làm giảm ô xy hòa tan trong nước, gây chết cá, thủy sinh,… Thêm nữa, nó còn ảnh hưởng xấu đến giao thông đường thủy, hoạt động của các hồ thủy lợi, thủy điện.
Nay lại là tôm càng đỏ (tôm đất), mà theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường vừa nói trước Quốc hội sáng 22/5, nó “có thể phá hoại thuỷ lợi, bờ kênh”.
Những cảnh báo liên tiếp gần đây về tôm càng đỏ tiếp tục cho thấy sự lơi là của các cơ quan quản lý, bởi từ năm 2017, dư luận đã xôn xao việc một Việt kiều đưa tôm càng đỏ về Đồng Tháp, đưa vào nuôi quy mô 2 ha nhưng “nó tràn ra phá hết, tiêu diệt cả những con cá to bằng ngón tay…”
Đến lúc này, khi tôm càng đỏ được bán tràn lan trên internet, Bộ NN&PTNT mới có ý kiến đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo xử lý, kiến nghị cả hệ thống chính trị vào cuộc…
Cá chim trắng du nhập từ Nam Mỹ là loài săn mồi theo đàn, ăn tạp và rất hung dữ. Ảnh: N.P.T
2. Trước thực trạng tôm càng đỏ có khả năng tiêu diệt mọi loài động thực vật bản địa, đào hang, phá công trình thuỷ lợi, bờ kênh, mương, gây nguy cơ sạt lở,… Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi đến các tỉnh, thành, cử đoàn giám sát xuống địa phương, nhất là những nơi giáp biên giới Trung Quốc để ngăn chặn, xử lý việc buôn bán loại sinh vật này.
Đáng chú ý, trả lời của Bộ trưởng NN&PTNT trước Quốc hội sáng 22/5 cũng chỉ ra một thực tế đau xót trong việc kiểm tra, kiểm soát, phòng chống sinh vật ngoại lai gây hại, là chồng chéo.
Theo ông Cường, Bộ có nhiệm vụ gác cửa, ngăn chặn sinh vật ngoại lai là Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng Bộ NN&PTNT sợ tôm càng đỏ làm tổn thương đến cây nông nghiệp và vật nuôi nên phải phối hợp thêm. “Tôi mong địa phương thấy việc gì có lợi cho dân, ảnh hưởng đến sản xuất thì xông vào. Đặc biệt là ĐBQH nên đưa nội dung này vào chương trình tiếp xúc cử tri. Cả hệ thống chính trị vào cuộc, không để vì lợi ích nhỏ của một bộ phận làm ảnh hưởng đến tình hình chung, sau này chúng ta mất nhiều thời gian, tiền của để khắc phục”, ông Cường nhấn mạnh.
Ngay khi Bộ NN&PTNT có văn bản, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) (Bộ Công Thương) cũng đã gửi công văn hỏa tốc tới các Cục QLTT địa phương đề nghị tăng cường kiểm soát đối với tôm hùm đất. “Lực lượng QLTT sẽ chốt chặn đường mòn, lối mở, điểm tập kết thu mua thủy sản tại các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và Quảng Ninh... Hoạt động kinh doanh trên mạng cũng sẽ được giám sát”, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng QLTT nói.
Cũng theo ông Linh, QLTT sẽ kiểm tra hệ thống siêu thị, cơ sở kinh doanh tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng, xử lý nghiêm các vi phạm khi phát hiện…
Hoạt động phòng trừ tôm càng đỏ của các bộ, ngành như trên vẫn chưa cho thấy sự khác biệt so với đợt phòng diệt ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, vẫn “mất bò mới lo làm chuồng” như trước.
Ốc bươu vàng bị xếp vào danh sách bị cấm nuôi và cần tiêu diệt ở Việt Nam, nhưng nó vẫn đang bành trướng. Ảnh: Ngọc Trinh
3. Có rất nhiều giải pháp quản lý, kiểm soát, diệt trừ sinh vật ngoại lai đã được đưa ra, đó là: Tăng cường điều tra, phát hiện và lập bản đồ phân bổ để kiểm soát, cảnh báo, xử lý kịp thời các vùng mới bị xâm nhiễm; Áp dụng triệt để và nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch, ngăn chặn sự phát tán ngay từ khâu nhập khẩu, kiểm tra giao thông; Sử dụng các biện pháp thủ công hay các tác nhân sinh hóa học - tức dùng các loài bản địa hoặc hóa chất phù hợp;…
Tuy nhiên, dù là giải pháp nào đi nữa, trước nhất phải có sự phân vai rõ ràng, tránh “cha chung không ai khóc”.
Và đặc biệt, một trong những giải pháp mà các nhà khoa học luôn đưa ra, là phải tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về việc nhận diện, phát hiện và ngăn chặn sớm sự phát tán của sinh vật ngoại lai. Cụ thể, người dân cần: Không nuôi trồng và sử dụng sinh vật ngoại lai vào các mục đích có thể gây nguy cơ phát tán như làm cảnh, thực phẩm; Khi phát hiện phải báo về các cơ quan chức năng để có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt theo quy định về đa dạng sinh học;…
Tôm càng đỏ được chế biến và quảng cáo trên internet - Ảnh minh họa
Nhiệm vụ nâng cao nhận thức cộng đồng đến nay vẫn chưa thực sự nổi bật, hay có thể nói là thiếu dấu ấn.
Công tác phòng trừ sinh vật ngoại lai xâm hại dù đang được các bộ, ngành đặt quyết tâm lớn (đến năm 2020 phải giảm một nửa trong tổng số khoảng 100 loại), nhưng sẽ gặp rất nhiều thách thức: Người dân vẫn ăn và nuôi ốc bươu vàng, tôm càng đỏ; Môi trường tự nhiên Việt Nam không còn hoặc còn rất ít loài thiên địch với sinh vật ngoại lai gây hại bởi nạn săn bắt tận diệt, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật;…
Ngoài ra, ngay cả các loại quý hiếm quen thuộc như dơi, quạ, voọc chà vá, sếu đầu đỏ,… còn bị giết thịt, hủy hoại môi trường sống, thì chưa thể hy vọng nhiều vào việc cộng đồng thôi hứng thú với những sinh vật ngoại lai mới, lạ, nhất là có thể ăn được.
Kiên Giang
(CLO) Bên cạnh việc bị đẩy vào cuộc chiến thương mại với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) còn đang đứng trước nguy cơ bị hàng hóa Trung Quốc giá rẻ ồ ạt tràn vào lục địa này.
(CLO) Một chiếc xe khách đang lưu thông trên tuyến Huế - Nha Trang bất ngờ bốc cháy dữ dội khi đến cầu Trà Khúc 2 (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Hậu quả chiếc xe bị thiêu rụi gần như hoàn toàn, 24 người trên xe may mắn thoát nạn.
(CLO) Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok… những ngày gần đây, một trào lưu mới mang tên “đóng vỉ chân dung” đang khiến giới trẻ phát sốt. Lấy cảm hứng từ những hộp đồ chơi figure thường thấy trong các cửa hàng, giới trẻ nay sử dụng công nghệ AI – đặc biệt là ChatGPT để tạo nên mô hình đồ chơi 3D mang chân dung chính mình, đi kèm trang phục, phụ kiện thể hiện cá tính và nghề nghiệp riêng.
(CLO) CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) chưa hoàn thành chỉ tiêu doanh thu năm 2024 nhưng vẫn phải đứng ra bảo lãnh khoản vay quy mô lớn cho công ty con.
(CLO) Sự xuất hiện của MG G50 giúp phân khúc MPV cỡ trung sôi động hơn song mức độ cạnh tranh được nhận định là không cao do đối tượng khách hàng khác biệt.
(CLO) Sau khi giật lại 1 điểm từ tay U17 Nhật Bản, đội tuyển U17 Việt Nam bất ngờ nhận được lời chúc mừng đặc biệt từ Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA).
(CLO) Dù từng gây sốt đầu năm 2025 với đà tăng 144% trong chưa đầy 2 tháng, cổ phiếu TMT của CTCP Ô tô TMT (TMT Motors) đã lao dốc hơn 30% sau khi doanh nghiệp công bố khoản lỗ kỷ lục 325 tỷ đồng và gánh nặng nợ vay gấp 5,6 lần vốn chủ. Những con số đáng lo ngại khiến tương lai chiến lược chuyển đổi sang xe điện của TMT trở nên mờ mịt.
(CLO) Các chatbot AI như ChatGPT đã trở thành một công cụ phổ biến với hàng triệu người dùng hàng ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc chia sẻ thông tin cá nhân với chatbot có thể dẫn đến rủi ro về quyền riêng tư.
(CLO) Điều hòa ô tô thổi gió nóng bất ngờ, hé lộ rò rỉ gas lạnh từ hệ kín, cảnh báo bảo dưỡng khẩn cấp.
(CLO) Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua đã có hơn 5,5 triệu lượt khách du lịch đổ về Đền Hùng.
(CLO) Ford Việt Nam áp dụng chính sách giảm giá và ưu đãi trong tháng 4/2025 cho các mẫu xe Territory, Ranger và Explorer.
(CLO) Một nhóm du khách nữ khoảng 14 người đã dàn hàng ngang trên Quốc lộ 24 (đoạn qua địa bàn thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum) để chụp hình, khiến giao thông khu vực này bị ách tắc.
(CLO) Lần đầu tiên, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy xác nhận rằng quân đội Ukraine đã tiến hành các hoạt động quân sự ở vùng Belgorod của Nga.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố rằng việc bán năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU) sẽ là một trọng tâm chính của chính quyền ông nhằm xóa bỏ thâm hụt thương mại với khối này.
(CLO) Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 12 VND/1 USD so với cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại, giá mua - bán USD tăng với biên độ phổ biến từ 87-160 VND so với phiên trước.
(CLO) Trong một động thái được xem là sự nhượng bộ trước chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cam kết xóa bỏ thặng dư thương mại của Israel với Hoa Kỳ.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.