Trò chuyện với PGS trẻ tuổi, mới về 'đầu quân' cho Viện công nghệ thông tin - ĐHQGHN

Thứ ba, 14/08/2018 09:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) PGS. TS. Lê Hoàng Sơn - Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2017. Anh hiện là Phó Tổng biên tập của 2 tạp chí quốc tế uy tín trong danh mục ISI và tham gia ban biên tập của nhiều tạp chí quốc tế khác.

Hơn 10 năm tham gia nghiên cứu khoa học, PGS Lê Hoàng Sơn đã công bố 125 công trình trong đó có 70 bài đăng trên các tạp chí nước ngoài trong danh mục ISI, 5 sách giáo trình và chuyên khảo các loại, tham gia hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học và thực hiện nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo và Khai phá tri thức. Anh cũng được vinh dự mời báo cáo tại nhiều hội thảo uy tín tại quốc tế và trong nước kể từ 2015 trở lại đây.

PGS Lê Hoàng Sơn đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện định hướng nghiên cứu trong thời đại hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.

- Thưa PGS Lê Hoàng Sơn, tại sao anh lại quyết định chuyển công tác sang Viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHN mà không phải là các trường Đại học và Viện nghiên cứu khác?

Tôi công tác ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã hơn 10 năm với vai trò là cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm Tính toán Hiệu nâng cao. Được làm việc trong môi trường tính toán liên ngành đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các ứng dụng thực tiễn kết nối người làm Tin học, mô hình hóa Toán học, và chuyên ngành. Tôi đã tham gia và triển khai nhiều sản phẩm về Hệ thống thông tin Địa lý, Hệ thống dự báo thời tiết, dự báo trượt lở, chẩn đoán bệnh… là những vấn đề thời sự và đang được quan tâm hiện nay. Tôi luôn tâm niệm người làm Tin học là người phục vụ, giúp cho người làm chuyên ngành triển khai các ứng dụng, phục vụ cho đời sống, phục vụ cộng đồng, giảm nhẹ thiên tai, ... Trong suốt thời gian công tác tại Trường, điều tôi tâm đắc nhất chính là việc được tham gia trải nghiệm và làm ra các sản phẩm có ý nghĩa. Sự hỗ trợ của nhóm nghiên cứu cũng giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Báo Công luận
 PGS. TS. Lê Hoàng Sơn

Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng để phát triển và hoàn thiện bản thân mình hơn nữa, tôi cần phải thay đổi và tham gia các dự án kế hoạch có tính chất và quy mô lớn hơn. Viện Công nghệ thông tin (CNTT) là một đơn vị trọng điểm của ĐHQGHN về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, có sứ mệnh thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở trình độ cao trong chuyên ngành và kết nối các đơn vị khác không chỉ của ĐHQGHN mà còn của cả nước về công nghệ thông tin.

Khi chuyển sang Viện, tôi sẽ có cơ hội được làm việc với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, được tiếp xúc với các bài toán lớn, được học hỏi và cọ xát để tăng cường kinh nghiệm. Viện CNTT cũng là nơi quy tụ các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như: GS. Đinh Dũng (giải thưởng Tạ Quang Bửu 2017), GS. Vũ Đức Thi (nguyên Viện trưởng Viện CNTT, Viện HL KHCNVN), PGS. Nguyễn Đình Hóa, và nhiều chuyên gia khác.

Đối với người trẻ như tôi, điều quan trọng nhất là được trải nghiệm và học hỏi, học hỏi không ngừng; có như vậy sẽ làm cho bản thân ngày càng hoàn thiện. Đó là lý do mà tôi quyết định chuyển về Viện công nghệ thông tin, ĐHQGHN.

- Mục tiêu và kế hoạch của anh tại Viện CNTT trong thời gian tới là gì?

Là cán bộ nghiên cứu, tôi sẵn sàng tham gia các công việc mà lãnh đạo Viện giao. Hiện tại, Viện Công nghệ thông tin đang đẩy mạnh hướng nghiên cứu và triển khai về “Chính phủ điện tử” dựa trên phòng thí nghiệm Chính phủ điện tử vừa được trang bị. Rõ ràng, trong thời đại của CMCN 4.0, việc số hóa nội dung và tăng cường tương tác thông qua hệ thống điện tử thay vì lưu trữ giấy sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý, tạo môi trường thân thiện giúp người dân thuận tiện trong các công việc của mình. Xa hơn nữa, hệ thống “Chính phủ điện tử” sẽ là một hợp phần quan trọng trong việc xây dựng “Đô thị thông minh”.

Báo Công luận
PGS TS. Lê Hoàng Sơn cùng GS. Hamido Fujita – Tổng biên tạp chí Knowledge-Based Systems tại hội nghị quốc tế KSE 2014 

Trong lộ trình phát triển “Đô thị thông minh” sẽ trải qua các bước số hóa, tương tác điện tử, và kết nối vạn vật. Bước số hóa sẽ thực hiện chuyển các tài liệu bản cứng ra thành bản mềm lưu trữ trên máy. Bước tương tác điện tử nhằm mục tiêu xây dựng các hệ thống quản lý và khai thác dữ liệu số hóa. Hệ thống “Chính phủ điện tử” và các hệ thống quản lý thông tin,.. cũng nằm trong bước này với mục tiêu chính là tạo kênh trung gian kết nối thuận tiện. Bước cuối cùng là thiết lập các hệ thống thu thập dữ liệu tự động từ cảm biến và phân tích (kết nối vạn vật) thay vì chờ đợi thông tin thụ động từ người dùng từ bước trước. Trong bước này có thể tạo ra các hệ thống con chuyên biệt như Nhà thông minh, Ô tô thông minh, Năng lượng thông minh, Nông nghiệp thông minh, … Tất cả các thành phần này cấu thành nên “Đô thị thông minh” như đã thấy ở một số thành phố như Singapore, Dubai, Amsterdam, Madrid,…

Với kinh nghiệm đã triển khai liên ngành trong thời gian qua, mục tiêu của tôi là hỗ trợ và tham gia xây dựng các hệ thống thông minh, từng bước phát triển “Chính phủ điện tử” và “Đô thị thông minh”, phấn đấu đến 2025 ứng dụng thành “Đô thị Đại học thông minh VNU tại Hòa Lạc” (VNU Smart University at Hoa Lac). Trong mục tiêu tổng quát này, tất cả các đơn vị chuyên môn sẽ tham gia tích cực trong việc phát triển hạ tầng mạng, chuẩn bị nội dung số, và thiết lập hệ thống tương tác thông minh, làm cơ sở cho phục vụ cả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, cũng như triển khai đào tạo nghiên cứu sinh về “Đô thị thông minh”.

- Anh nhận định thế nào về sản phẩm của Viện CNTT trong xu thế cách mạng CN 4.0?

Hiện tại Viện CNTT cũng có nhiều nhóm xây dựng các hệ thống thông minh như nhóm của PGS. Đỗ Năng Toàn làm về phần mềm chẩn đoán hình ảnh y tế phục vụ hỗ trợ chẩn đoán trong Y tế thông minh, nhóm của TS. Đinh Văn Dũng và TS. Lê Quang Minh nghiên cứu triển khai các hệ thống mạng và hạ tầng cơ sở “Đô thị thông minh”, nhóm của TS. Vũ Việt Vũ làm các hệ thống khai thác cơ sở dữ liệu địa lý, và một số sản phẩm về nhận dạng văn bản, chữ viết tay,…

Như đã nói ở trên, đây là các hệ thống thông minh trong bước tương tác điện tử và nằm trong lộ trình xây dựng “Đô thị thông minh”. Các chuyên gia đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm huyết để xây dựng các sản phẩm chiến lược vốn đã rất phù hợp trong thời đại CMCN 4.0. Do vậy, tôi tin rằng nếu được đầu tư và tập trung triển khai trong một thể thống nhất thì khung “Chính phủ điện tử” và “Đô thị thông minh” (VNU SmartUniversity at Hoa Lac) có thể được hoàn thành sớm hơn dự định.

- Là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, theo anh nghề nghiên cứu viên cần có những phẩm chất gì?

 Làm bất kỳ nghề nào cũng cần điều đầu tiên là sự say mê bởi vì nếu không đam mê thì sẽ không đi đến đâu cả.

Tuy nhiên, đặc thù của nghề nghiên cứu là phải thử thách và dấn thân với những bài toán khó, chưa có lời giải. Để tìm ra chân lý có thể phải làm đi làm lại thí nghiệm nhiều lần, mỗi lần dù thất bại ta cũng sẽ học ra một điều gì đó. Bởi vậy, phẩm chất tiếp theo của nhà nghiên cứu là sự kiên nhẫn: “Cứ đi rồi sẽ thành đường”, “Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền”.

Tố chất nghiên cứu cũng là một điều tốt, nhưng nó chỉ chiếm 1% thành công thôi. Theo tôi, một điều cũng rất quan trọng trong nghiên cứu là biết lắng nghe, nghe từ đồng nghiệp những người đi trước để ta có thể rút kinh nghiệm trong sắp xếp thí nghiệm, làm sao có thể kế thừa được các kết quả đã có một cách hiệu quả.

Phẩm chất cuối cùng khá quan trọng là khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nghiên cứu viên khá đơn độc, đôi khi phải quyết các câu hỏi mà chưa có lời giải đáp và ngay cả thầy và đồng nghiệp cũng không giải quyết nổi. Chỉ có khả năng tự học và tự rèn luyện mới có thể đem lại lời giải cho bản thân.

- Anh có thể chia sẻ về kinh nghiệm trao đổi hợp tác khoa học quốc tế và viết bài báo được chấp thuận?

 Một trong những tiêu chí định lượng để đánh giá mức độ thành công của một nhà khoa học là được sự thừa nhận của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng quốc tế và thành tích khoa học. Lẽ dĩ nhiên để đạt được như vậy phải trải qua một quá trình phấn đấu dài, không ngừng nghỉ.

Báo Công luận

PGS. Lê Hoàng Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Tính toán Hiệu năng cao 

Tôi còn nhớ lần đầu tiên khi viết bài báo quốc tế và gửi đăng tạp chí quốc tế với bao hy vọng sau khi đã miệt mài nghiên cứu rất lâu trong suốt năm. Khi nhận được kết quả phản biện là “Từ chối đăng”, tôi đã rất bàng hoàng và dằn vặt không hiểu vì sao kết quả nghiên cứu tốt như vậy mà lại bị từ chối đăng. Sau này tôi mới hiểu rằng việc nghiên cứu và công bố cần tuân theo chuẩn mực trong đó cách đặt vấn đề, phương pháp luận, và diễn giải kết quả đặc biệt là các “finding” cần phải mô tả rất rõ ràng để người đọc có thể lĩnh hội và lặp lại các kết quả đã thu được. Đôi khi lỗi sai do phương pháp luận lựa chọn chưa chính xác dẫn đến kết quả thu được không chuẩn. Chính vì vậy, việc tương tác với các tạp chí và phản biện cũng giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện phương pháp nghiên cứu và cách viết bài báo chuẩn mực.

Sau nhiều thời gian làm việc với các chuyên gia đầu ngành như GS. H. Fujita (Nhật), GS. F. Herrera (Tây Ban Nha), GS. F. Chiclana (UK), … uy tín trong cộng đồng tăng lên đáng kể và tôi đã vinh dự được bầu làm Phó tổng biên tập của 2 tạp chí SCIE là Journal of Intelligent & Fuzzy Systems (thuộc NXB IOS Press, trong Q2), IEEE Access (thuộc NXB IEEE, trong Q1), và thành viên ban biên tập tạp chí SCIE là Applied Soft Computing (thuộc NXB Elsevier, trong Q1). Đây là vinh dự và cũng là cơ hội để tôi được trải nghiệm tương tác với tạp chí uy tín trong một vai trò khác, nhiều trách nhiệm hơn. Hy vọng tôi có cơ hội được tham gia đóng góp cho Viện CNTT và ĐHQGHN thông qua các hợp tác này. 

- Anh có lời khuyên gì cho các cán bộ nghiên cứu trẻ của Viện CNTT để phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ?

Là một người trẻ và đã từng trải qua các giai đoạn phát triển nghiên cứu, tôi hiểu mong muốn và các bước mà các cán bộ nghiên cứu trẻ cần để thực hiện nghiên cứu khoa học hiệu quả. Bản thân tôi cũng là trưởng một lab nghiên cứu về “Tính toán mở và Khai phá tri thức” tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên bao gồm nhiều thành viên tại các trường ĐH khác nhau trong cả nước đến tham gia nghiên cứu trong suốt hơn 10 năm qua. Tôi cho rằng các cán bộ trẻ, nếu có điều kiện, nên tham gia nghiên cứu theo các nhóm để có thể tạo ra các sản phẩm khoa học và ứng dụng có ý nghĩa. Khi tham gia nghiên cứu và được thử thách với bài toán thực tiễn thì các kỹ năng, phẩm chất của nhà nghiên cứu sẽ được tôi luyện và hoàn thiện.

Vũ Đức Anh

Tin khác

Render OnePlus Nord CE 4 trước ngày ra mắt

Render OnePlus Nord CE 4 trước ngày ra mắt

(CLO) OnePlus dự kiến ra mắt chiếc điện thoại Nord CE 4 tại thị trường Ấn độ vào ngày 1 tháng 4 tới đây. Theo thông tin có được, Nord CE 4 trang bị màn hình 6,7 inch, pin 5.500mAh và hỗ trợ sạc nhanh SuperVOOC 100W.

Sức sống số
Hé lộ thông tin thiết kế flagship Sony Xperia 1 VI

Hé lộ thông tin thiết kế flagship Sony Xperia 1 VI

(CLO) Thời gian gần đây có nhiều tin đồn về thiết kế thay đổi của Sony Xperia 1 VI, cho rằng Sony sẽ loại bỏ màn hình 4K trên mẫu flagship Xperia 1 thế hệ tiếp theo, điều này sẽ xảy ra khi tỷ lệ khung hình thay đổi từ 21:9 thành 19.5:9.

Sức sống số
Xiaomi POCO C61 lộ diện thiết kế và thông số kỹ thuật ấn tượng

Xiaomi POCO C61 lộ diện thiết kế và thông số kỹ thuật ấn tượng

(CLO) Xiaomi mới đây đã trình làng chiếc điện thoại POCO C61 của họ, với trang bị màn hình có kích thước 6.71 inch, chip Helio G36 đến từ MediaTek, RAM 4GB/6GB, bộ nhớ trong 64GB/128GB.

Sức sống số
Apple phát hành macOS Sonoma 14.4.1 với bản sửa lỗi cho USB Hub

Apple phát hành macOS Sonoma 14.4.1 với bản sửa lỗi cho USB Hub

(CLO) Apple mới đây đã phát hành macOS Sonoma 14.4.1, một bản cập nhật nhỏ cho hệ điều hành macOS Sonoma‌ ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9 năm ngoái. Được biết, phần mềm mới này xuất hiện sau khoảng 3 tuần kể từ khi Apple phát hành macOS Sonoma‌ 14.4.

Sức sống số
Samsung ra mắt máy tính bảng Galaxy Tab S6 Lite 2024

Samsung ra mắt máy tính bảng Galaxy Tab S6 Lite 2024

(CLO) Samsung mới đây bất ngờ ra mắt chiếc máy tính bảng tầm trung có tên gọi Galaxy Tab S6 Lite. Phiên bản này mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, được trang bị chipset mới và pin 7040 mAh, chạy OneUI 6.1.

Sức sống số