Tròn 100 ngày xung đột Nga - Ukraine: Phương Tây đang bối rối trước việc phải đi bao xa

Thứ sáu, 03/06/2022 18:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã chạm cột mốc 100 ngày. Đến nay, nó không chỉ khiến 2 quốc gia này thiệt hại nặng nề, mà còn gây tác động tiêu cực trên khắp thế giới. Bởi vậy, không khó hiểu khi ngay cả phương Tây cũng đang bối rối trước việc phải đi bao xa trong cuộc chiến này.

“Sự đoàn kết” đang lung lay

Ngày 4/5, tức cách đây gần tròn một tháng, Liên minh châu Âu đưa ra đề xuất cấm nhập khẩu dầu từ Nga và nhắm mục tiêu vào ngân hàng lớn nhất nước này. Đây còn đã là gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga kể từ khi cuộc chiến nổ ra ở Ukraine. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã phát biểu rất mạnh mẽ rằng: “Lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các sản phẩm dầu của Nga, từ đường biển và đường ống cho đến dầu thô và tinh chế”.

tron 100 ngay xung dot nga  ukraine phuong tay dang boi roi truoc viec phai di bao xa hinh 1

Cuộc chiến tại Ukraine đã kéo dài hơn 100 ngày, gây ra bất ổn về mọi mặt trên toàn thế giới. Ảnh: AFP

Tưởng như đề xuất này sẽ nhanh chóng được thông qua khi mà lúc đó các nước EU nói riêng và phương Tây nói chung đang được ca ngợi “đoàn kết hơn bao giờ hết” như phát biểu Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều quan chức EU vào thời điểm đó, cũng như được thể hiện qua việc nhiều nguyên thủ quốc gia châu Âu và quan chức cấp cao Mỹ đã đến thăm thủ đô Kiev của Ukraine, trong đó có Đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ là Jill Biden.

Tuy nhiên, “tinh thần đoàn kết” của châu Âu đã sớm cho thấy sự lung lay, khi mà phải trải qua tới gần một tháng thì vòng trừng phạt Nga thứ 6 nói trên mới được thống nhất. Lý do vì nhiều quốc gia EU đã không tán thành một số chi tiết trong gói trừng phạt, đặc biệt lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga - phản ứng mạnh mẽ nhất của Liên minh châu Âu đối với cuộc chiến của Nga tại Ukraine. Cụ thể, một nhóm các nước được dẫn đầu bởi Hungary cho rằng họ không thể không nhập khẩu dầu của Nga.

Để rồi, ngay cả sau khi EU tiến hành hội nghị thượng đỉnh trong các ngày 30 và 31/5 vừa rồi, thì gói trừng phạt thứ 6 vẫn chưa thể chính thức được thông qua, với rất nhiều tranh cãi trong nội bộ. Và cũng chỉ đến vào hôm qua, ngày 2/6, EU mới được cho rằng đã phê duyệt thành công lệnh cấm vận dầu mỏ Nga, cũng như loại bỏ ngân hàng lớn nhất của Moscow là Sberbank khỏi cuộc hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Theo đó, EU sẽ cắt giảm tới 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga cho đến cuối năm 2022.

Dù đề xuất rút cuộc cũng đã được phê duyệt, nhưng với sự trì hoãn và tranh cãi suốt gần một tháng qua, “sự đoàn kết” trong lòng châu Âu và cả phương Tây nói chung rõ ràng đang bị nghi ngờ. Thậm chí, chính Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy từng tuyên bố trước các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh hồi đầu tuần này rằng: “Những tranh cãi nội bộ sẽ chỉ khiến Nga ngày càng gây áp lực lên toàn bộ châu Âu”.

Có thể thấy, phương Tây đang bối rối trước việc cần phải đi bao xa đối với cuộc chiến tại Ukraine. Thực tế, trong khi chưa “bóp nghẹt” được nền kinh tế Nga, thì các lệnh trừng phạt của phương Tây đã gây ra những tổn thất cho chính họ, cũng như tạo ra một loạt cuộc khủng hoảng trầm trọng trên toàn thế giới, từ việc đẩy giá năng lượng cho đến giá lương thực, phân bón lên cao mức kỷ lục.

Ít nhất, các vòng trừng phạt của phương Tây đã trực tiếp gây ra bất ổn cho chính họ, từ Mỹ cho đến EU. Ví như tỷ lệ lạm phát của Đức đạt tới 7,9% trong tháng 5, cao nhất kể từ khi quốc gia này thống nhất. Giá năng lượng cũng tăng 38,3% so với cùng thời điểm năm ngoái, trong khi giá thực phẩm tăng 11,1%. Đây cũng là vấn đề chung của phần lớn các quốc gia EU. Thậm chí, thống kê còn cho thấy, lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu đạt mức kỷ lục 8,1% trong tháng 5, từ mức 7,4% của tháng 4.

Trong khi đó, tại Mỹ lạm phát cũng đang làm đau đầu giới chức nước này, đặc biệt chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Theo cuộc thăm dò của Associated Press-NORC, chỉ còn 39% người trưởng thành ở Mỹ ủng hộ những gì ông Biden đã làm được với tư cách là Tổng thống, tức đạt tỷ lệ thấp kỷ lục từ đầu nhiệm kỳ của ông đến nay. Lạm phát của Mỹ trong tháng 4 đã lên tới 8,3%, sau khi từng lập kỷ lục 41 năm hồi tháng 3 trước đó.

Nga hay phương Tây mới thực sự sa lầy?

Mỹ là nước mạnh tay nhất trong các đồng minh. Tổng thống Joe Biden mới đây đã ký khoản viện trợ quân sự trị giá 80 tỷ USD cho Ukraine. Tuy nhiên, sự băn khoăn của chính quyền Mỹ cũng ngay lập tức được thể hiện khi cho biết họ sẽ không gửi các loại tên lửa mà Ukraine có thể bắn tới lãnh thổ Nga, mà chỉ giới hạn ở mức 80 km. Có nghĩa rằng, ngay cả Mỹ cũng lo về việc cuộc chiến sẽ lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraine, điều càng khiến tình hình trở nên nghiêm trọng về mọi mặt, từ kinh tế cho đến địa chính trị.

tron 100 ngay xung dot nga  ukraine phuong tay dang boi roi truoc viec phai di bao xa hinh 2

Cuộc sống người dân ngay cả ở các nước phương Tây phát triển như Mỹ hay Đức cũng đang gặp khó khăn bởi lạm phát tăng cao và kinh tế suy thoái. Ảnh: DW

Tuần trước, Thủ tướng Ý Mario Draghi cũng đã trực tiếp gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin và đề nghị châu Âu có thể giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow nếu ông Putin để nguồn cung lúa mì được giải phóng từ các cảng đang bị phong tỏa của Ukraine. Sau đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng liên tiếp gọi điện cho ông Putin yêu cầu quân đội Nga dừng giao tranh để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực đang đe dọa toàn thế giới.

Như vậy, nhiều quốc gia phương Tây đã phải tự đặt ra câu hỏi rằng đây có phải là cuộc chiến mà không ai có thể thắng không? Cuộc xung đột không chỉ tàn khốc với hàng nghìn quân nhân thiệt mạng, hàng triệu dân thường mất nhà mất cửa, mà nó còn đang tác động tiêu cực đến các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Sự chia rẽ trong lòng phương Tây cũng được thể hiện qua việc Thổ Nhĩ Kỳ đã ra sức ngăn cản Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, với lý do 2 nước này đã hỗ trợ các nhà hoạt động người Kurd lưu vong mà Tổng thống Recep Tayyip Erdogan coi là khủng bố. Ngoài ra, nhà lãnh đạo của Hungary Viktor Orban đã không ngần ngại công khai chỉ trích các lệnh trừng phạt đối với Nga. Rõ ràng, Tổng thống Zelenskyy không thể không cảm nhận được sự lung lay từ sự “đoàn kết” của phương Tây.

Đúng là các lệnh trừng phạt của phương Tây đã phần nào ảnh hưởng tới nền kinh tế Nga, song không phải quá nặng nề và có thể xem cũng chỉ ở mức độ như tình hình chung trên thế giới. Theo ngân hàng đầu tư Mỹ Morgan Stanley, lạm phát của Nga ở mức khoảng 18% và chi tiêu của người tiêu dùng dự kiến sẽ giảm 13% trong năm nay.

Điều đó lý giải tại sao Tổng thống Putin không hề bối rối. Sau cuộc nói chuyện với 2 ông Macron và Scholz mới đây, Điện Kremlin đã đưa ra những tuyên bố rất cứng rắn, khi chỉ trích các lệnh trừng phạt của phương Tây và việc cung cấp vũ khí cho Ukraine mới là nguyên nhân “làm tình hình thêm bất ổn”.

Bên cạnh việc phương Tây bối rối, cuộc chiến tại Ukraine còn khiến bản thân nước này ngày càng kiệt quệ, thậm chí có thể rơi vào tình trạng không thể hồi phục. Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Ukraine đã giảm 45% kể từ khi xung đột nổ ra. Thiệt hại đối với các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng khác có thể lên tới 600 tỷ USD.

Nói tóm lại, khi cuộc chiến kéo dài, triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ rất ảm đạm. Market Watch, một ấn phẩm của Dow Jones & Company, cho biết: “Trong mọi trường hợp, thiệt hại kinh tế sẽ rất sâu sắc không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với phần còn lại của thế giới”.

Theo các chuyên gia, thay vì chờ đợi kết quả của cuộc chiến, các nhà hoạch định chính sách cần khẩn trương tìm ra các giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực, hỗ trợ các nước đang phát triển, ngăn chặn nạn đói và nguy cơ suy thoái toàn cầu. Bởi vậy, sau 100 ngày của cuộc chiến, có lẽ cả thế giới đang bị sa lầy trong cuộc chiến này chứ không chỉ một bên nào?!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế