(CLO) Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trải qua mùa hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài nhất từ trước đến nay, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.
Mặn xâm nhập sớm hơn bình thường 1 tháng rưỡi và chưa năm nào hạn vào sâu như vậy. Hơn 100.000 hộ hiện gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Điều này khiến việc trữ nước ngọt cho ĐBSCL trở thành yêu cầu cấp bách.
Hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt
Theo nhận định của các chuyên gia, năm nay, hạn hán, xâm nhập mặn được cho là khốc liệt chưa từng có trong lịch sử, vựa lúa gạo lớn nhất cả nước đang đối mặt với thách thức lớn.
11 tỉnh của ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn mặn, trong đó 5 tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai.
Theo số liệu được đưa ra tại nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh khu vực đồng bằng sông ĐBSCL mùa khô năm 2019-2020 (tháng 6/2020), xâm nhập mặn năm 2019 - 2020 đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ĐBSCL, ranh giới độ mặn 4gam/lít đã làm 42,5% diện tích tự nhiên của toàn vùng bị ảnh hưởng, tương đương 1.688.600ha, cao hơn năm 2016 là 50.376ha. Cà Mau là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất với 16.500ha/176.700ha diện tích gieo trồng trong vụ mùa bị ảnh hưởng, trong đó diện tích bị thiệt hại trắng từ 70% trở lên là 14.000ha. Đối với vụ đông xuân 2019-2020, ở ĐBSCL có sáu tỉnh (Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An và Cà Mau) bị ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn với tổng diện tích khoảng 41.900ha, trong đó, có 26.000ha thiệt hại mất trắng và Trà Vinh là tỉnh có diện tích thiệt hại nhiều nhất với 14.300ha.
Nhiều kênh rạch, hồ chứa nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long cạn kiệt nước.
Trên cây ăn trái, hạn và xâm nhập mặn đã làm khoảng 6.650ha tại sáu tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng) thiếu nước tưới, giảm năng suất, khoảng 355ha bị thiệt hại mất trắng. Hạn, xâm nhập mặn đã làm 1.241ha cây màu tại các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau thiếu nước tưới, trong đó có 541ha bị thiệt hại mất trắng. Nuôi trồng thủy sản tại Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau cũng bị thiệt hại hơn 8.715ha, trong đó nghề nuôi cá truyền thống thiệt hại 1.234ha, nuôi tôm nước lợ 4.811ha.
Hạn, xâm nhập mặn cũng đã làm cho khoảng 96.000 hộ, tương đương khoảng 430.000 nhân khẩu đang sinh sống tập trung tại bảy tỉnh ven biển (Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh) thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, trong đó có 20.600 hộ thuộc vùng cấp nước từ công trình cấp nước tập trung, 75.400 hộ thuộc vùng cấp nước hộ gia đình. Nguyên nhân thiếu nước sinh hoạt mùa khô năm năm nay là do nguồn nước tại các công trình cấp nước tập trung tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bến Tre bị cạn kiệt vì xâm nhập mặn vào sâu. Nguồn nước mặt tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Cà Mau và Bạc Liêu bị nhiễm mặn, nguồn nước ngầm suy giảm.
Xây hồ chứa nước ngọt cho ĐBSCL
Đó là phương án được Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà đưa ra khi trả lời chấn vấn tại kỳ họp thứ 10. Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh khu vực này đang chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Ông nêu 3 vấn đề của nước mặt ĐBSCL là quá thừa vào mùa lũ, quá ô nhiễm và quá thiếu và xâm nhập mặn vào mùa khô.
Ông cho rằng việc xây dựng các hồ chứa lớn ở tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười là hết sức thích hợp để tích trữ nước ngọt. Khu vực này cũng cần sớm hệ thống hạ tầng tích trữ nước, xử lý nước thải đồng bộ thì mới có thể đảm bảo sản xuất kinh tế.
Cũng trên nghị trường Quốc hội, đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp đề xuất: “Việc trữ nước ngọt ở ĐBSCL là giải pháp tối ưu cần phải tính tới cho kế hoạch dài hạn của Chính phủ”.
Ông Lâm Văn On (huyện Long Phú, Sóc Trăng) chuyển từ sản xuất lúa sang hoa màu bằng cách trữ nước ngọt.
“Bởi vì vào mùa mưa lũ đầu nguồn hàng năm, nước ngọt tuôn ra biển không ngăn được, rất lãng phí, mùa khô lại hạn hán, thiếu nước, nước biển xâm nhập, do đó, việc trữ nước ngọt là giải pháp tối ưu cần phải tính tới cho kế hoạch dài hạn của Chính phủ”, đại biểu Phạm Văn Hòa phân tích.
Trước đó, tại Hội thảo tìm giải pháp ứng phó và giảm thiệt hại do hạn hán gây ra, được tổ chức tại Cà Mau tháng 2/2020, PGS, TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ) cho rằng, thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH), Bộ Xây dựng đang thực hiện dự án tích hợp nước an toàn cho các tỉnh, thành phố vùng ÐBSCL từ nguồn vốn vay 400 triệu USD của Ngân hàng Thế giới. Dự án này sử dụng nước sông Tiền, sông Hậu để xây dựng các nhà máy cấp nước tập trung công suất từ 100 đến 400 nghìn/m3/ngày đêm để cấp nước cho toàn vùng. Còn theo GS Võ Tòng Xuân, thời gian tới, vùng ÐBSCL cần giảm diện tích trồng lúa ở vùng bị hạn, mặn và thiếu nước ngọt để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn trái, nhằm sử dụng ít nguồn nước hơn như trong Nghị quyết 120 của Chính phủ xác định ưu tiên là thủy sản, cây ăn trái sau mới đến trồng lúa. Nguồn nước ngọt tiết kiệm này ưu tiên sử dụng phục vụ sinh hoạt cho người dân vào mùa khô hạn. Do vậy, Chính phủ, các bộ, ngành cần nhanh chóng hoàn thành quy hoạch tích hợp vùng ÐBSCL phù hợp điều kiện tự nhiên của toàn vùng và các tiểu vùng, từ đó có chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất nông nghiệp phù hợp. Trên cơ sở đó, các địa phương có kế hoạch sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Người dân và các cơ quan, trụ sở trên địa bàn TP HCM đồng loạt treo cờ Tổ quốc để chào mừng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng ba âm lịch, một sự kiện trọng đại của dân tộc.
(CLO) Ngày 5/4, toàn quốc đã xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 22 người. Lực lượng Công an đã kiểm tra, phát hiện xử lý 8.666 trường hợp vi phạm; tạm giữ 37 xe ô tô, 2.324 xe mô tô, 90 phương tiện khác.
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong. Đối tượng sau khi gây tai nạn, điều khiển xe ô tô bỏ chạy và liên tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Chỉ trong 1h đồng hồ buổi trưa, trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) liên tiếp ghi nhận 6 trận động đất, trong đó có đến ba trận có độ lớn 3.4 gây rung lắc mạnh vùng tâm chấn.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.