“Sông núi trên vai” – Dịch thế nào cho đúng?

Thứ tư, 20/02/2019 15:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dịch cụm từ “Sông núi trên vai” từ tiếng Việt sang tiếng Anh là “Mountains and rivers on the shoulder” là hay hay dở? Đạt hay chưa đạt? Nhiều ý kiến xôn xao có ý chê cách dịch này còn “thô” khi nó xuất hiện trên chiếu thơ Nguyên tiêu vừa qua.

Ngày Thơ Việt Nam năm nay có sự tham gia của 200 đại biểu đến từ gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do vậy, việc chuyển ngữ tiếng Việt sang tiếng Anh – một ngôn ngữ mang thông lệ quốc tế là điều cần thiết.

Nguyên nhân của các phê phán việc dịch cụm từ “sông núi trên vai” này xuất phát từ việc cỗ máy dịch của Google đã chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh gần giống với phần văn bản được sử dụng trong Ngày Thơ Việt Nam 2019.

Bản dịch bằng máy dịch của Google. Ảnh: V.H

Bản dịch bằng máy dịch của Google. Ảnh: V.H

Về mặt ngữ nghĩa, theo nghĩa đen, nói “sông núi” ai cũng hiểu, cũng biết là sông, là núi. Trong trường hợp nói “sông núi trên vai” thì nghĩa là nhắc đến tính trách nhiệm hoặc sứ mệnh của một người đối với đất nước. Cách dùng từ này khá phổ biến và hoàn toàn không phức tạp về ngữ nghĩa dù trong văn nói hay văn bản viết, kể cả trong các văn bản cổ như trường hợp “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” (Truyện Kiều).

Tuy vậy, chuyển ngữ là một câu chuyện khác. Các yêu cầu cơ bản của việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thường đặt ra ba yếu tố: Tín – Bản dịch trung thành với bản gốc; Đạt – Đảm bảo không có thiếu sót; Nhã – Cách sử dụng từ ngữ phải mềm mại theo nhiều tầng ngữ nghĩa.

Báo Công luận

"Sông núi trên vai" tại Ngày Thơ Việt Nam 2019.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận về cách dịch cụm từ “sông núi trên vai” thành “mountains and rivers on the shoulder”, ông Tạ Quang Đông – một chuyên gia ngôn ngữ Anh, cho biết: “Cách dịch như vậy không phải là toàn bích, nhưng dịch văn chương khó chuyển tải được toàn bộ cả ý nghĩa và hình ảnh tu từ. Tiếng Việt giàu tính biểu cảm, khi dịch sang tiếng Anh rơi rụng nhiều. Nếu cố giữ tính hình ảnh thì giảm bớt mất nghĩa. Nếu bám nghĩa, bỏ hình ảnh, thì khô không khốc, hoặc nhàm, sáo”. Ông Đông nói: Như vậy thì “còn gì là văn chương?

Nếu thay “mountains and rivers” thành “motherland/homeland/fatherland” thì đại biểu quốc tế sẽ hiểu ngay, nhưng mất đi vẻ đẹp tu từ, thực sự là thường và có thể nói là nhàm. Khó có cách nào tốt hơn là để nguyên “mountains and rivers”. Dịch như thế còn thêm giá trị là để cho các quan khách hiểu tư duy hình ảnh của người Việt.

Trên trang cá nhân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói: “Người nước ngoài có hiểu nghĩa câu này không? Tôi có hỏi một số nhà thơ nước ngoài, họ nói họ biết đó là một câu nói đầy tính biểu tượng, nó thuộc về cách nói của một vùng văn hóa, cho dù họ có thể không hiểu hết nghĩa. Cũng như có những câu của nước ngoài chúng ta cũng chỉ cảm nhận ở mức độ nào đó nội dung chứa đựng trong đó mà không hiểu hết được. Tôi cũng hỏi họ về phần tiếng Anh, họ nói câu đó thì cần thêm số nhiều (S) vào từ SHOULDER vì thông thường người ta nói thế và viết thế. Chỉ khi nói cụ thể tôi gánh trên vai trái hay vai phải mới dùng số ít”.

Văn chương nước nhà từng chứng kiến nhiều “thảm họa dịch thuật” nên không khó để lý giải vì sao chỉ một cụm từ dịch y như “dịch máy” đã gây quan tâm và nhiều tranh cãi. Tuy vậy, phần đông ý kiến của các nhà văn, nhà thơ và các nhà ngôn ngữ đều đồng tình với việc chuyển ngữ “sông núi trên vai” thành “mountains and rivers on the shoulder”.

Tử Hưng

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa