Trung-Nga tăng cường sự ảnh hưởng ở Nam Mỹ thông qua đại dịch COVID-19

Chủ nhật, 23/08/2020 21:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nga và Trung Quốc đang khai thác tình trạng khẩn cấp về y tế đối với đại dịch Covid-19 để tăng cường sự hiện diện của họ ở nhiều nước Mỹ Latinh.

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đẩy mạnh sự ảnh hưởng của mình tại khu vực Nam Mỹ trong giai đoạn đại dịch COVID-19 - Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đẩy mạnh sự ảnh hưởng của mình tại khu vực Nam Mỹ trong giai đoạn đại dịch COVID-19 - Ảnh: Reuters

Điều trị, thuốc và cho vay. Chiến lược của Mátxcơva và Bắc Kinh dựa trên việc cung cấp các phương pháp điều trị và nguồn lực để quản lý tình trạng khẩn cấp về y tế, thay thế phương Tây và khai thác các nguồn lực của các nước trong khu vực Nam Mỹ.

Hôm 22/8, Matxcơva đã ký một thỏa thuận với Argentina, Bolivia, Ecuador, El Salvador, Honduras, Paraguay và Uruguay để cung cấp loại thuốc chống virus đã được phê duyệt như một phương pháp điều trị bệnh COVID-19. Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (Rdfi) đã xác nhận việc vận chuyển ít nhất 150.000 gói thuốc Avifavir tới các nước này trong khu vực Mỹ Latinh.

Công nghệ sản xuất sau đó sẽ được chuyển giao cho công ty Sigma Corp của Bolivia, công ty sẽ tập trung vào sản xuất tại địa phương. Bộ Y tế Nga đã phê duyệt việc sử dụng loại thuốc này như một phần của chương trình đặc biệt để điều trị virus, và kết quả thu được cho đến nay rất hiệu quả, theo các cơ quan y tế ở Moscow.

Avifavir được phát triển dựa trên favipiravir, một loại thuốc kháng virus chung được sản xuất tại Nhật Bản, rất hiệu quả trong điều trị bệnh ở giai đoạn đầu và hiện đang được bán trên thị trường để điều trị các trường hợp cúm nặng.

Thuốc đã được thử nghiệm trên 30.000 bệnh nhân ở Nga và đã có tác dụng phụ ở 17,5% dân số. Avifavir được Natalia Vostokova, giám đốc điều hành của Ipharma, trình bày tại Guatemala, người tuyên bố “65% bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục sau 4 ngày với phương pháp điều trị này, trong khi 85% cho kết quả âm tính vào ngày thứ 5”.

Tuy nhiên, nó được chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và chỉ nên được sử dụng dưới sự theo dõi y tế tại bệnh viện. Vostokova cũng tuyên bố rằng loại thuốc này sẽ làm chậm sự nhân lên của bộ gen virus và đã được thử nghiệm “ở Ý, Bắc Mỹ, London, Ấn Độ, Bangladesh và Nga”.

“Chúng tôi đang tiến hành một số biện pháp y tế và thủ tục hành chính để mua loại thuốc này và điều trị cho bệnh nhân Covid-19, vì vậy tôi tin rằng chúng tôi sẽ sớm thấy nó ở Venezuela”, Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Jorge Arreaza cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của đài truyền hình Nga Sputnik.

Trung Quốc đang cho các quốc gia Nam Mỹ vay các khoản vay thông qua mua vắc xin COVID-19 - Ảnh: Reuters

Trung Quốc đang cho các quốc gia Nam Mỹ vay các khoản vay thông qua mua vắc xin COVID-19 - Ảnh: Reuters

Đại diện của chính quyền Nicolás Maduro cho biết ông “tự hào” về mối quan hệ mà ông duy trì với Moscow và cũng rất ngưỡng mộ năng lực khoa học của người Nga: “Nó đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và chúng tôi sẽ sớm bắt đầu tiêm chủng cho người dân”.

“Đại dịch đã khiến chủ nghĩa tư bản trở nên trơ trụi”, Arreaza nói thêm. “Đó là thời khắc đau thương - nếu loài người không tận dụng thời điểm này để thay đổi quan hệ con người, sản xuất, quan hệ quốc tế thì sẽ khó có cơ hội khác, chúng ta phải hướng tới một thế giới khác, điều đó là cần thiết”.

Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết Moscow hy vọng sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng miễn phí hàng loạt vào tháng 10, và các thử nghiệm lâm sàng đã được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamalei kết thúc, nhưng vẫn đang chờ nhà nước đăng ký.

Tuy nhiên, có một số nghi ngờ về Avifavir, như BBC nhắc lại trong một báo cáo. “Kết quả của các thử nghiệm lâm sàng do các nhà nghiên cứu Nhật Bản trình bày không ghi lại kết luận chắc chắn về hiệu quả của favipiravir như một phương pháp chữa trị cho loại virus Corona mới”.

Đài truyền hình Anh lặp lại tuyên bố của Yohei Doi, một nhà nghiên cứu tại Đại học Y tế Fujita, người nói rằng mặc dù những bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng thuốc ban đầu đã cải thiện so với những người nhận được sau đó, "kết quả không có ý nghĩa thống kê".

Bắc Kinh cũng áp dụng địa chính trị của virus. Trong 5 năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã giảm đáng kể các khoản vay cấp cho các nước Mỹ Latinh, nhưng với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, chính phủ Trung Quốc đang sử dụng các khoản vay này để tạo ra một liên kết mới. Vào cuối tháng 7, Trung Quốc đã công bố phân bổ 1 tỷ đô la để giúp người dân Mỹ Latinh mua vắc xin và thuốc "sản xuất tại Trung Quốc".

Điều này đã góp phần tăng cường mối quan hệ chính trị. Brazil, chẳng hạn, đã tách mình ra khỏi Trung Quốc sau khi Jair Bolsonaro lên làm tổng thống, nhưng bây giờ với các cuộc thử nghiệm về COVID-19, họ đã trở lại thân thiết một lần nữa.

Vắc xin do phòng thí nghiệm Trung Quốc Sinovac Biotech phát triển đang được thử nghiệm trên hàng nghìn bệnh nhân ở Brazil, trong khi vắc xin Coronavac đang ở giai đoạn 3, giai đoạn mới nhất để được phê duyệt.

Trung Quốc đang có những đóng góp cho các quốc gia trong khu vực với những khoản vay, không phải là không có lãi. Trung Quốc không chỉ có được các khoản vay này - nhờ mua thuốc Trung Quốc - mà thông qua nó, họ có thể thay thế một số công ty đa quốc gia phương Tây trong ngành dược phẩm, để đặt chân vào nhiều tiềm thị trường Nam Mỹ.

Việc đẩy mạnh sự xuất hiện tại Nam Mỹ, cả Trung Quốc và Nga đã cải thiện đáng kể hình ảnh của họ ở khu vực này. Tham vọng của Trung Quốc và Nga có thể không phải là để tìm kiếm những đồng minh ở “sân nhà” của Mỹ, nhưng mối quan hệ gần gũi với những đối tác tại khu vực này sẽ giúp họ ít nhiều có được sự ủng hộ quan trọng trong những diễn đàn quốc tế.

Đây là điều cần thiết khi mà Mỹ gần đây đang cố gắng gây áp lực, thực hiện nhiều chính sách nhằm ngăn cản sự ảnh hưởng cũng như sự trỗi dậy của Trung Quốc và Nga ngay tại châu Á, Trung Đông và bất cứ khu vực nào hai “đối thủ” của Mỹ có ý định tiếp cận.

Phan Nguyên

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế