(CLO) Sau nhiều thập kỷ xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác khoáng sản, Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ kinh tế cho châu Phi nhằm cùng Mỹ giành ảnh hưởng đối với lục địa.
Trong một thông điệp hồi tháng 2/2023 gửi 55 quốc gia châu Phi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng quốc gia này sẵn sàng “tăng cường hợp tác” và “tạo điều kiện phối hợp” trong các vấn đề quốc tế và khu vực, theo SCMP.
Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Qin Gang tại Libreville, Gabon, vào tháng 1. Ảnh: Tân Hoa xã.
Trung Quốc – đối tác “giàu có” của châu Phi
Các báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lưu ý rằng nông nghiệp, thương mại và nhiều cơ sở hạ tầng là những ưu tiên được Trung Quốc chú trọng từ năm 2022 trở đi.
Tuần trước, Trung Quốc đã giảm 98% thuế quan đối với hàng xuất khẩu từ Burundi, Ethiopia và Niger. Đây là một phần trong những nỗ lực rộng lớn hơn của Bắc Kinh nhằm thực hiện lời hứa của ông Tập về việc tăng nhập khẩu từ châu Phi.
Năm ngoái, Trung Quốc đã cho phép hàng chục quốc gia châu Phi khác, bao gồm cả Uganda và Tanzania, được miễn thuế xuất khẩu miễn một số sản phẩm của họ sang Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho biết, động thái này của quốc gia 1,4 tỷ dân đối với “lục địa đen” sẽ giúp Trung Quốc giữ vị trí vững chắc hơn so với Mỹ trong việc giúp châu Phi tiến lên về kinh tế.
Trung Quốc đang dần chiếm được thiện cảm của các quốc gia châu Phi. Ảnh: Reuters.
Theo nhận định của một nhà phân tích: “Trong bối cảnh mối quan hệ căng thẳng của Mỹ với Nga và Trung Quốc về nhiều vấn đề. Đất nước xứ cờ hoa đang cố gắng tăng cường ảnh hưởng của mình ở phía nam bán cầu, đặc biệt là ở châu Phi”.
Kể từ những năm 1970, Bắc Kinh đã bắt đầu đầu tư vào châu Phi, sau khi đẩy mạnh hơn nữa vào những năm 2000, thậm chí phần lớn lục địa này đã nằm trong dự án “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.
Tính đến năm 2020, các thực thể Trung Quốc đã đầu tư trực tiếp 43,39 tỷ USD vào châu Phi, theo một báo cáo của Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (Anh) công bố vào năm 2022.
Theo giới phân tích, nguồn viện trợ trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại sẽ khiến Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng hơn ở lục địa 54 quốc gia nghèo khó.
Nông nghiệp chiếm 23% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Phi và 60% việc làm ở châu Phi cận Sahara, công ty tư vấn phát triển quốc tế Development Reimagined có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.
Barry Sautman, giáo sư danh dự tại Khoa Khoa học Xã hội tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, cho biết Trung Quốc, cũng như nhiều quốc gia châu Phi, bị chi phối bởi “các chủ sở hữu nhỏ” chứ không phải kinh doanh nông nghiệp. Nông dân châu Phi có thể học hỏi từ Trung Quốc vì phần lớn diện tích đất canh tác của lục địa này vẫn được mở để trồng trọt.
Ngoại trưởng Vương Nghị trong một chuyến công du châu Phi. Ảnh: IC.
Khoảng hai năm trước, Trung Quốc cam kết tăng nhập khẩu từ châu Phi lên 300 tỷ USD vào năm 2025. Bắc Kinh cho biết sẽ mở các tuyến đường đặc biệt cho nhập khẩu nông sản châu Phi, đặc biệt là thực phẩm giá trị gia tăng, đồng thời đẩy nhanh các thủ tục kiểm tra và kiểm dịch.
Adhere Cavince, một nhà phân tích quan hệ quốc tế ở Nairobi, cho biết một châu Phi “an ninh lương thực” có thể tạo ra các sản phẩm nông nghiệp dư thừa để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nhưng các chính phủ châu Phi phải khai thác đầu tư của Trung Quốc để công nghiệp hóa nông nghiệp thay vì để lợi ích của Trung Quốc “đến, thu hoạch và lấy đi”.
Các nhà phân tích chính sách của Development Reimagined Patrick Anam và Jing Cai cho biết nông dân châu Phi phải cố gắng tạo ra “giá trị gia tăng”.
“Cơn khát” cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ vẫn chưa giảm khi các nước châu Phi cần các dự án giao thông để đẩy nhanh thương mại quanh lục địa này như một phần của Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi.
Năm 2021, Trung Quốc cam kết tiếp tục hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng khu vực, vốn “cần thiết để tăng cường thương mại nội khối châu Phi”.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể tăng tài chính phát triển, bao gồm các khoản vay ưu đãi và không lãi suất.
Bắc Kinh đã dẫn đầu một đợt tăng tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở châu Phi trong hai thập kỷ qua, bao gồm tài trợ cho các cảng, đập thủy điện, đường xá và sân bay.
Kể từ năm 2021, nguồn tài trợ cho “Vành đai và Con đường’ ở châu Phi cận Sahara đã giảm 54% - từ năm 2021 xuống còn 7,5 tỷ USD, theo Trung tâm Phát triển và Tài chính Xanh thuộc Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải.
Mỹ tăng ảnh hưởng tại châu Phi
Không kém cạnh, Nhà Trắng cho biết đã giúp ký kết hơn 800 thỏa thuận thương mại và đầu tư hai chiều tại 47 quốc gia châu Phi vào năm ngoái, với giá trị ước tính hơn 18 tỷ USD. Khu vực tư nhân Mỹ cũng đã chốt các thỏa thuận đầu tư vào châu Phi trị giá 8,6 tỷ USD.
Vào tháng 12/2022, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố các cam kết đầu tư và thương mại hai chiều trị giá hơn 15 tỷ USD với châu Phi, bao gồm kinh doanh nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và tài chính.
Tổng thống Namibia Hage Geingob (phải) và Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden tại cuộc gặp ở Windhoek ngày 22/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN.
Trong tuần này, Đệ nhất phu nhân Jill Biden cũng đã kết thúc chuyến công du 5 ngày tới Namibia và Kenya sau chuyến thăm lục địa gần đây của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen và Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield.
XN Iraki, giáo sư kinh tế tại Đại học Nairobi, cho biết việc tập trung vào xây dựng thương mại sẽ giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách mà Mỹ để lại và chuyển sự chú ý khỏi các khoản nợ do các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ.
Trong chuyến công du 10 ngày tới châu Phi vào tháng 1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen cho biết Mỹ sẽ đầu tư hơn 350 triệu USD để mở rộng truy cập internet và nâng cao “kỹ năng kỹ thuật số”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong phiên họp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi. Ảnh AP.
Theo Bagwandeen, “ưu tiên” thương mại sẽ cho phép các nước châu Phi thu hẹp sự mất cân bằng thương mại với Trung Quốc.
Khi các dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ, Trung Quốc đã đạt được các thỏa thuận treo nợ với 19 Chính phủ châu Phi, Bộ trưởng Ngoại giao Qin Gang cho biết vào tháng 1 trong chuyến đi kéo dài một tuần tới châu Phi bao gồm các điểm dừng ở Ethiopia, Gabon, Angola, Benin và Ai Cập.
Tuy nhiên, Trung Quốc khó có thể “tiếp tục mạnh mẽ trong thị trường cơ sở hạ tầng”, Yun Sun, giám đốc chương trình Trung Quốc tại nhóm chuyên gia cố vấn của Trung tâm Stimson ở Washington, cho biết.
Ông Cavince cho biết “khoảng trống tài trợ” cho cơ sở hạ tầng của châu Phi vẫn ở mức hơn 100 tỷ USD mỗi năm, với việc các quan chức Mỹ hiện đang để mắt đến một vai trò lớn hơn.
(CLO) Tối 01/04/2025, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ khai hội chùa Thầy - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại năm 2025 thu hút số đông người dân cùng du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
(CLO) Chính phủ yêu cầu trong việc xây dựng Luật cần tập trung nguồn lực, tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu hỗ trợ...
(CLO) Chính phủ quyết định rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP. Trong đó, đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian thẩm định rút ngắn xuống còn không quá 30 ngày.
(CLO) Trong thời gian gần đây, khoai sâm đất - loại nông sản từng được coi là "hot" và thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng nhưng nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ về giá cả, “cơn sốt” khoai sâm đất dường như đã qua đi, khiến giá của loại nông sản này giảm mạnh.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Trong thời gian gần đây, khoai sâm đất - loại nông sản từng được coi là "hot" và thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng nhưng nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ về giá cả, “cơn sốt” khoai sâm đất dường như đã qua đi, khiến giá của loại nông sản này giảm mạnh.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội, Petrovietnam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited đã ký Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 15-2, bể Cửu Long.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) cho biết hai sản phẩm chủ lực là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Đây là năm thứ 22 liên tiếp, Phú Mỹ có được vinh dự này.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hãng.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán và triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.
Trước thực trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng và áp lực công việc ngày một gia tăng, giới trẻ Việt đang tích cực chuyển hướng sang các giải pháp công nghệ số và dịch vụ bảo hiểm hiện đại. Đây được xem là cách thức chủ động, khoa học để đảm bảo chăm sóc sức khỏe, an sinh cho cha mẹ, thực hiện trách nhiệm hiếu đạo dù không thể thường xuyên kề cận.
Trong hai ngày 27 - 28/3/2025, Vietnam Airlines đã tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.