Trung Quốc 'đốt tiền' để tìm độc lập trong ngành công nghiệp bán dẫn

Thứ hai, 28/12/2020 20:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chip máy tính là bộ não và linh hồn của tất cả thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng phổ biến trong ngành công nghệ cao của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng hầu hết được thiết kế và sản xuất ở nước ngoài. Vì thế, Trung Quốc đang vung tiền cho bất kỳ ai có thể giúp thay đổi điều đó.

"Đốt tiền" để làm chủ ngành công nghiệp bán dẫn

Một dây chuyền sản xuất tại Tsinghon - công ty khởi nghiệp chuyên sản xuất màng và chất kết dính cao cấp cho các sản phẩm chip, ở Thâm Quyến vào ngày 17 tháng 12. Động lực của Bắc Kinh nhằm giải phóng mình khỏi sự phụ thuộc vào chất bán dẫn nhập khẩu đã nâng tầm các công ty khởi nghiệp cũng như các công ty lớn - Ảnh: GILLES SABRIE / THE NEW YORK TIMES

Một dây chuyền sản xuất tại Tsinghon - công ty khởi nghiệp chuyên sản xuất màng và chất kết dính cao cấp cho các sản phẩm chip, ở Thâm Quyến vào ngày 17 tháng 12. Động lực của Bắc Kinh nhằm giải phóng mình khỏi sự phụ thuộc vào chất bán dẫn nhập khẩu đã nâng tầm các công ty khởi nghiệp cũng như các công ty lớn - Ảnh: GILLES SABRIE / THE NEW YORK TIMES

Liu Fengfeng, 40 tuổi, đã có hơn một thập kỷ làm việc tại một trong những công ty công nghệ nổi bật nhất thế giới trước khi anh nhận ra nơi diễn ra 'cơn sốt tìm vàng' thực sự đang diễn ra ở Trung Quốc.

Vì vậy, năm ngoái Liu đã rời bỏ công việc của mình tại Foxconn, gã khổng lồ Đài Loan chuyên lắp ráp iPhone tại Trung Quốc cho Apple. Anh đã tìm thấy một thị trường ngách - màng và chất kết dính cao cấp cho các sản phẩm chip - và nhanh chóng huy động được 5 triệu đô la. Ngày nay, công ty khởi nghiệp của anh có 36 nhân viên, hầu hết trong số họ làm việc tại trung tâm công nghệ của Thâm Quyến và đang hướng tới việc bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm tới.

"Trước đây, bạn có thể đã phải cầu xin ông nọ bà kia để được họ rót vốn", Liu nói. “Bây giờ, bạn chỉ có một vài cuộc trò chuyện và mọi người đều hy vọng các dự án sẽ bắt đầu càng sớm càng tốt”.

Trung Quốc đang ở trong giai đoạn huy động cộng đồng để làm chủ con chip, một nhiệm vụ mà mục tiêu của nó dường như khó tới mức bất khả thi - ít nhất là cho đến khi đạt được chúng - như đưa người đi đường lên mặt trăng hoặc giành huy chương vàng Olympic.

Ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, các nhà đầu tư, doanh nhân và quan chức địa phương đang quay cuồng xây dựng khả năng bán dẫn, đáp ứng lời kêu gọi từ nhà lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Tập Cận Bình, bớt phụ thuộc vào thế giới bên ngoài trong các công nghệ quan trọng.

Những nỗ lực của họ đang bắt đầu được đền đáp. Trung Quốc vẫn còn xa mới có được các đối thủ thực sự đối với những gã khổng lồ chip của Mỹ như Intel và Nvidia, và các nhà sản xuất chất bán dẫn của họ còn kém vị trí dẫn đầu ở Đài Loan ít nhất 4 năm. Tuy nhiên, các công ty địa phương đang mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu của đất nước, đặc biệt đối với các sản phẩm chẳng hạn như thiết bị thông minh và xe điện, vốn có yêu cầu khiêm tốn hơn so với siêu máy tính và điện thoại thông minh cao cấp.

Việc thúc đẩy làm chủ công nghệ sản xuất chip ở Trung Quốc có thể là hệ quả từ các chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với quốc gia này.

Khi Bắc Kinh mở rộng tham vọng trong lĩnh vực bán dẫn, họ cũng đang đặt ra cho mình những khả năng thất bại lớn hơn. Một số dự án chip đã "mắc cạn" gần đây vì nguồn vốn đóng băng và quản lý yếu kém. Một tập đoàn chip được nhà nước hậu thuẫn, Tsinghua Unigroup, đã cảnh báo trong tháng này rằng họ có nguy cơ vỡ nợ gần 2,5 tỷ USD trái phiếu quốc tế.

Nhiệm vụ dường như bất khả thi

Thử nghiệm chất kết dính tại phòng thí nghiệm cho Tsinghon, một công ty khởi nghiệp sản xuất màng và chất kết dính cao cấp cho các sản phẩm chip, ở Thâm Quyến vào ngày 17 tháng 12. Ảnh: GILLES SABRIE / THE NEW YORK TIMES

Thử nghiệm chất kết dính tại phòng thí nghiệm cho Tsinghon, một công ty khởi nghiệp sản xuất màng và chất kết dính cao cấp cho các sản phẩm chip, ở Thâm Quyến vào ngày 17 tháng 12. Ảnh: GILLES SABRIE / THE NEW YORK TIMES

Theo một cách nào đó, Trung Quốc đang hy vọng đạt được thành tựu tương tự đã giúp họ tiến bộ từ sản xuất đồ chơi bằng nhựa sang chế tạo các tấm pin mặt trời.

Tuy nhiên, với chất bán dẫn, “mô hình bắt đầu bị hỏng một chút,” Jay Goldberg, một nhà tư vấn ngành công nghệ và cựu giám đốc điều hành Qualcomm cho biết. Công nghệ này rất tốn kém để phát triển, và những người tham dự cuộc chơi lâu năm đã dành hàng thập kỷ để tích lũy bí quyết. Goldberg lưu ý rằng châu Âu từng có nhiều công ty chip “đáng kinh ngạc”. Các nhà sản xuất chip của Nhật Bản là những người dẫn đầu trong một số sản phẩm chuyên biệt, nhưng ít người gọi họ là những nhà đổi mới táo bạo.

"Quan điểm của tôi là, có một nấc thang - Trung Quốc đang tiến lên", Goldberg nói. Nhưng “không rõ họ sẽ đi đến kết quả nào”.

Niềm yêu thích chip gần đây của Bắc Kinh bắt đầu từ việc thành lập một quỹ đầu tư khổng lồ tập trung vào chip vào năm 2014. Chính phủ đặt ra mục tiêu cao cả: Trung Quốc sẽ sản xuất 40% lượng chip mà họ tiêu thụ vào năm 2020. Điều đó đã không xảy ra. Các nhà phân tích của Morgan Stanley ước tính rằng, các thương hiệu Trung Quốc đã mua 103 tỷ USD chất bán dẫn vào năm ngoái, trong đó 17% ​​là từ các nhà cung cấp địa phương. Họ dự đoán tỷ trọng sẽ tăng lên 40% vào năm 2025, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu của chính phủ là 70%.

Trung Quốc càng khẩn cấp làm chủ công nghệ sản xuất chip hơn khi liên tiếp xảy ra các cuộc tấn công của Hoa Kỳ nhằm vào Huawei, nhà vô địch công nghệ của Trung Quốc. Huawei đã bị chặn mua chip của Mỹ hoặc thậm chí là chip được sản xuất bằng phần mềm và công cụ của Mỹ.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp hạn chế tương tự trong tháng này đối với xuất khẩu sang nhà sản xuất chip tiên tiến nhất của Trung Quốc, Semiconductor Manufacturing International Corp., với lý do lo ngại về quan hệ quân sự. SMIC đã phủ nhận các sản phẩm của họ có bất kỳ mục đích sử dụng quân sự nào.

Vì vậy, Trung Quốc trong năm nay đã tung ra các đợt giảm thuế mới đối với chip, bao gồm miễn thuế doanh nghiệp trong 10 năm và miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu. Các quỹ do nhà nước hậu thuẫn đã đầu tư vào cả các công ty khởi nghiệp và các công ty giao dịch công khai, kể cả khi SMIC niêm yết cổ phiếu tại Thượng Hải vào tháng 7/2020.

Tại cuộc họp cấp cao nhất về nền kinh tế vào tháng 12/2020, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã coi tính tự lực về công nghệ là một trong “Năm nguyên tắc cơ bản” của đất nước để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, hoàn toàn tự cung tự cấp về chip sẽ có nghĩa là tái tạo mọi phần của chuỗi cung ứng kéo dài cho một số công nghệ phức tạp nhất trên trái đất - một sứ mệnh dường như dẫn đến sự lãng phí công của lớn không thể tưởng tượng nổi.

Theo phân tích của Tuần báo Kinh tế Trung Quốc, số lượng công ty liên quan đến chip ở Trung Quốc đã tăng 58.000 từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, tức khoảng 200 công ty mỗi ngày. Một số trong số này là ở Tây Tạng - nơi không có truyền thống gắn liền với công nghệ tiên tiến.

Cho đến tận gần đây, mục tiêu là: Với sự hỗ trợ của nhà nước, nâng cao chuỗi giá trị, chuyên môn hóa ở những nơi mà Trung Quốc có lợi thế so sánh, nhưng đừng thực sự cố gắng và rơi xuống hố khi cố gắng tự xây dựng mọi thứ", Jimmy Goodrich, phó chủ tịch phụ trách chính sách toàn cầu của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, một nhóm đại diện cho các công ty chip của Mỹ, cho biết.

Ông Goodrich nói: “Rõ ràng là ông Tập Cận Bình đang kêu gọi một chuỗi cung ứng nội địa dư thừa. Và do đó, các quy tắc kinh tế, lợi thế so sánh và hiệu quả của chuỗi cung ứng về cơ bản đã bị loại bỏ”.

Tuy nhiên, cũng đã có tiến bộ được ghi nhận, hai công ty Yangtze Memory Technologies và ChangXin Memory Technologies đang chuẩn bị đưa Trung Quốc lên bản đồ các nước sản xuất chip nhớ lưu trữ dữ liệu. Các nhà sản xuất chip logic địa phương, chuyên thực hiện các phép tính, đang mở rộng sản xuất, phần lớn cho khách hàng Trung Quốc.

Những nhà sản xuất này có thể không có nhiều lựa chọn ngoài việc phục vụ khách hàng trong nước. Randy Abrams, nhà phân tích công nghệ của Credit Suisse, cho biết một số nhà sản xuất chip đa quốc gia đang bắt đầu suy nghĩ kỹ về việc hợp tác với các nhà cung cấp và đối tác Trung Quốc vì lo ngại về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.

Tin khác

Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

(CLO) Một người đàn ông đã tự thiêu vào thứ Sáu (19/4) bên ngoài tòa án ở New York, nơi đang diễn ra phiên tòa lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Động cơ của vụ việc chưa được làm rõ.

Thế giới 24h
Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

(CLO) Thời gian học tập, vui chơi bên bạn bè của trẻ em Gaza đã biến mất kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra 6 tháng trước. Với các em, những điều tưởng như bình thường đó giờ lại là nỗi ước ao mịt mờ.

Thế giới 24h
Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h