Trung Quốc gây sức ép với doanh nghiệp Đức do mâu thuẫn với Lithuania

Thứ bảy, 18/12/2021 15:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc đã yêu cầu “gã khổng lồ” sản xuất lốp xe và phụ tùng ô tô của Đức Continential từ bỏ việc sử dụng các linh kiện nhập khẩu từ Lithuania trong bối cảnh mâu thuẫn giữa hai nước ngày càng gia tăng, theo nguồn tin của Reuters.

Theo Reuters, việc Continental, một trong nhà sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô lớn nhất thế giới, bị gây sức ép cho thấy căng thẳng quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Lithuania đã “lan sang” việc kinh doanh trong kỷ nguyên chuỗi cung ứng toàn cầu và làm ảnh hưởng đến một trụ cột lợi nhuận của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

trung quoc gay suc ep voi doanh nghiep duc do mau thuan voi lithuania hinh 1

Continental là một trong nhà sản xuất linh kiện ô tô lớn nhất thế giới. Ảnh: Getty Images.

Continental hiện có nhà máy sản xuất tại Lithuania, chuyên về các sản phẩm điện tử như bảng điều khiển cho cửa xe và ghế ngồi, được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới trong đó có cả Trung Quốc.

Các nguồn tin thận cận cho rằng, sức ép đối với Continental không đến từ phía Bắc Kinh mà do hàng chục các doanh nghiệp chủ yếu thuộc lĩnh vực tự động hóa và nông nghiệp gây nên. Phía Continental từ chối bình luận về vấn đề trên.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ thông tin Bắc Kinh gây sức ép cho các doanh nghiệp đa quốc gia phải ngưng sử dụng các linh kiện do Lithuania sản xuất, dù cho rằng các doanh nghiệp đã không còn tin tưởng Lithuania.

“Nhiều công ty Trung Quốc đã không còn coi Lithuania là đối tác tin cậy. Lithuania phải nhìn lại lý do tại sao các doanh nghiệp nước mình đang đối mặt với khó khăn trong thương mại và hợp tác kinh tế tại Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Trung Quốc được cho là đã tạo sức ép với nhiều quốc gia về việc hạ cấp quan hệ với Đài Loan. Đầu tháng này, một quan chức cấp cao cho biết chính phủ Trung Quốc yêu cầu các công ty đa quốc gia cắt đứt quan hệ với Lithuania hoặc đối mặt với việc rời khỏi thị trường Trung Quốc.

Quan hệ đối tác thương mại trực tiếp giữa Lithuania và Trung Quốc còn hạn chế, tuy nhiên, nền kinh tế dựa trên xuất khẩu này có hàng trăm các công ty sản xuất các sản phẩm như nội thất, thực phẩm, may mặc cho các tập đoàn đa quốc gia để bán sang Trung Quốc.

Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Lithuania dâng cao sau khi quốc gia vùng Baltic này đồng ý cho Đài Loan mở văn phòng đại diện tại Vilnius. Tên gọi của văn phòng mới không sử dụng từ Đài Bắc như thông lệ quốc tế hiện tại, mà sử dụng danh xưng Đài Loan. Bắc Kinh coi đây là sự vi phạm nguyên tắc “Một Trung Quốc”.

Chỉnh phủ Trung Quốc hồi tháng trước đã yêu cầu Lithuania giáng cấp cơ quan đại điện ngoại giao của nước này tại Bắc Kinh xuống mức văn phòng đại diện thay vì đại sứ quán - cấp cao nhất thể hiện quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nước

Hương Vũ (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp