(CLO) Theo danh sách trích dẫn học thuật toàn cầu mới nhất, số lượng các nhà khoa học được trích dẫn học thuật của Trung Quốc đã tăng năm thứ 5 liên tiếp. Trong khi đó, Mỹ dù vẫn dẫn đầu song đã bị Trung Quốc bám sát phía sau, do trải qua những sự suy giảm liên tục.
Báo cáo trích dẫn tạp chí của nhà phân tích thông tin hàng đầu thế giới Clarivate Analytics vừa được công bố vào ngày 15 tháng 11. Báo cáo lên danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng thông qua việc được trích dẫn nhiều nhất trong các bài báo trong vòng 10 năm gần nhất. Năm nay, gần 7.000 danh hiệu đã được trao cho các nhà khoa học trong 21 lĩnh vực.
Trung Quốc chiếm hơn 40% số điểm trên BXH Clarivate Analytics về các lĩnh vực toán học, hóa học và khoa học vật liệu. Ảnh: Shutterstock
Danh sách này đánh giá sức mạnh nghiên cứu của mỗi quốc gia và phản ánh những thay đổi trong mô hình nghiên cứu khoa học thế giới. Mỹ vẫn dẫn đầu khi chiếm 38,3% (khoảng 2770 người) các nhà khoa học trong danh sách năm 2022, nhưng con số đã giảm dần qua từng năm; cụ thể là 1,4% trong năm nay và 5% kể từ năm 2018.
Trung Quốc đã cho thấy một xu hướng đầy hứa hẹn trong những năm gần đây. Tỷ lệ “các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất” của Trung Quốc đã tăng từ 7,9% vào năm 2018 lên 16,2% vào năm 2022 (khoảng 1170 người).
(Độc giả có thể xem danh sách chi tiết và cụ thể tại trang chủ của Clarivate Analytics)
Xét theo trường đại học, Đại học Harvard vẫn giữ vị trí số 1 như nhiều năm qua với 233 nhà nghiên cứu nằm trong danh sách. Viện Khoa học Trung Quốc đứng thứ hai với 228 nhà nghiên cứu. Liu Shihua, giám đốc kinh doanh xuất bản của Clarivate Analytics, cho biết: “Xếp hạng này có thể thay đổi vào năm tới, khi xem xét xu hướng dữ liệu mà chúng tôi đã chứng kiến".
Xue Wangxin, biên tập viên cấp cao tại Nhà xuất bản Đại học Thanh Hoa, cho biết: “40% biên tập viên tạp chí của chúng tôi nằm trong danh sách năm 2022. Điều đó có nghĩa là các biên tập viên của chúng tôi đang tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu của họ, và có nhiều khả năng làm tăng ảnh hưởng của tạp chí hơn”.
“Nếu các biên tập viên của chúng tôi xuất hiện trong danh sách, điều đó cho thấy rằng các bài báo của họ được xuất bản trong 10 năm qua đã được xếp hạng hàng đầu theo số lượng trích dẫn. Nó thể hiện sự đóng góp và hiểu biết của họ về lĩnh vực này, đồng thời cho thấy sức mạnh học thuật của tạp chí”, Xue giải thích thêm.
Trung Quốc vẫn yếu ở lĩnh vực sinh học
Theo báo cáo, các nhà nghiên cứu Trung Quốc có phần nổi trội trong các lĩnh vực toán học, hóa học và khoa học vật liệu. Nhưng Trung Quốc đang tụt lại phía sau trong các lĩnh vực y tế như y học lâm sàng và miễn dịch học.
Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tổ chức nghiên cứu lớn nhất thế giới, đã tuyển dụng khoảng 60.000 nhà nghiên cứu tại hơn 100 viện vào năm ngoái. Ảnh: Tân Hoa xã
“Mỹ, châu Âu và Nhật Bản chiếm gần như tuyệt đối trong lĩnh vực y sinh. Trung Quốc thậm chí còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu về đầu tư nghiên cứu trong ngành y sinh”, Zhang Mizhi, từ Viện Khoa học Khoa học Thượng Hải, đã viết trên tạp chí Phát triển Khoa học vào tháng 10 vừa rồi.
Ông nói thêm: “Trung Quốc nên tăng cường đầu tư vào y sinh học và thu hút thêm vốn đầu tư từ thị trường toàn cầu… để thúc đẩy nghiên cứu và đột phá các công nghệ then chốt trong khoa học y tế, dược phẩm và hóa học hữu cơ”.
Tuy nhiên, nói chung Trung Quốc vẫn đang cho thấy họ không chỉ tiếp tục thách thức vị trí số một của Mỹ về kinh tế, quân sự và nhiều lĩnh vực khác, mà còn về cả vấn đề học thuật. Và điều này được đánh giá có lợi cho cả hai nước nói riêng, thế giới nói chung.
“Nó sẽ thúc đẩy cuộc chạy đua về tri thức. Trong khi Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới về ảnh hưởng nghiên cứu, thì Trung Quốc tiếp tục thu hẹp khoảng cách”, David Pendlebury, trưởng bộ phận phân tích nghiên cứu tại Viện Thông tin Khoa học tại Clarivate, cho biết trong một báo cáo chính thức vào ngày 15 tháng 11.
“Thật vậy, danh sách năm 2022 phản ánh sự tái cân bằng mang tính chuyển đổi của các đóng góp khoa học và học thuật ở cấp cao nhất, thông qua quá trình toàn cầu hóa công việc nghiên cứu”, ông đánh giá thêm.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Các nhân viên hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế quan tối thiểu 10% của Tổng thống Donald Trump đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào thứ Bảy.
(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".