(CLO) Giới quan sát đưa ra các dự báo không mấy lạc quan đối với triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc. Họ cũng đưa ra nhận định cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế thế giới.
Theo Bloomberg, nền kinh tế thế giới, vốn đang chật vật thoát khỏi cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra, giờ đang phải đối mặt với một lực cản khác. Đó là sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc.
“Hố nợ” hơn 300 tỷ USD của Evergrande là một trong những nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm. Ảnh: SCMP.
Bloomberg Economics dự báo GDP Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5% trong quý IV này, cao hơn chút đỉnh so với mức tăng đáng thất vọng 4,9% vào quý III. Trước đại dịch Covid-19, con số này thường dao động ở mức 6-7%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này của kinh tế Trung Quốc, và một trong số đó chính là cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản.
“Bom nợ” hơn 300 tỷ USD của China Evergrande đã phơi bày những lỗ hổng trong một ngành công nghiệp phát triển nóng như bất động sản, về việc sử dụng đòn bẩy quá mức, đối mặt với nhu cầu chậm lại và hiện đang chật vật để thanh toán các hóa đơn.
Ngành bất động sản và những ngành liên quan chiếm đến khoảng 30% GDP của Trung Quốc. Do đó, những rắc rối của ngành công nghiệp này có thể tạo ra những sức ép lớn đối với tăng trưởng kinh tế.
Cùng với đó là tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng và các đợt bùng phát dịch Covid-19 mới tại nhiều địa phương. Tất cả đã cản đường quá trình phục hồi hình chữ “V” từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
“Hy sinh vì tăng trưởng dài hạn”
Các hoạt động xây dựng đã góp phần vào sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc sau đại dịch. Song, trong bối cảnh Bắc Kinh thắt chặt việc cho vay đối với các nhà phát triển địa ốc, lĩnh vực này chao đảo. Những nhà phát triển nợ nần như China Evergrande trượt tới bờ vực sụp đổ.
Phần lớn nguồn tiền của các nhà phát triển địa ốc Trung Quốc đến từ việc bán trước căn hộ cho khách hàng. Khi hoạt động cho vay thế chấp bị thắt chặt, sự bi quan lan rộng khắp thị trường, khiến doanh số bán nhà giảm mạnh.
Danh sách các bất động sản rao bán được dán trước một văn phòng môi giới nhà đất ở Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg.
Nhà kinh tế Mark Williams tại Capital Economics ước tính có tới 30 triệu bất động sản chưa có người mua tại Trung Quốc, tương đương với nơi ở của khoảng 80 triệu người, xấp xỉ dân số của Đức.
Trên hết, khoảng 100 triệu căn hộ được khách màng mua nhưng không được sử dụng, theo ước tính của Capital Economics. Tại Trung Quốc, những dự án trên thường được gọi là “thị trấn ma”.
Tuy nhiên, nhiều động thái cho thấy Bắc Kinh sẽ tiếp tục siết chặt kiểm sóa đối với lĩnh vực bất động sản trong năm 2022, thậm chí hơn thế nữa.
Theo Bloomberg, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trở về mức tương đương với hơn 30 năm về trước chính là cái giá mà chính quyền Bắc Kinh chấp nhận, nhằm giảm phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản.
Giới quan sát dự đoán, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt kiểm soát đối với lĩnh vực bất động sản trong năm 2022, và thậm chí còn hơn thế nữa. Các ngân hàng như Goldman Sachs Group Inc., Nomura Holdings Inc. và Barclays Plc đã đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc.
Các nhà quan sát nhận định chính quyền Bắc Kinh đang rất nghiêm túc khi tuyên bố rằng khác với các đợt suy thoái trước đây, họ sẽ ngừng sử dụng lĩnh vực bất động sản để kích thích nền kinh tế.
Các quan chức Bắc Kinh cho rằng nguồn cung nhà ở dư thừa chính là mối đe dọa lớn đối với ổn định nền kinh tế. Họ bày tỏ mong muốn đẩy mạnh đầu tư vào những lĩnh vực như sản xuất công nghệ cao, thay vì nhà đất như trước đây.
“Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng lĩnh vực bất động sản đã phình quá to”, nhà kinh tế Chen Long thuộc công ty tư vấn Plenum, Bắc Kinh, bình luận.
Nền kinh tế thế giới chao đảo
Ông Rob Subbaraman, nhà kinh tế trưởng của Nomura, dự báo tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm từ 7,1% trong năm nay xuống 4,3% vào năm 2022.
“Điều đó có thể làm giảm tăng trưởng GDP thế giới khoảng 0,5 điểm phần trăm. Nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ hy sinh tăng trưởng ngắn hạn để có được sự ổn định lâu dài hơn”, ông Subbaraman nhận định.
Tiêu dùng sụt giảm cũng là một thách thức khác đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Với chiến lược “Zero-Covid” của chính quyền Bắc Kinh, các hạn chế nghiêm ngặt đã khiến người tiêu dùng e ngại, nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa.
“Nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược ‘Zero-Covid’, hoặc lĩnh vực bất động sản giảm sâu hơn, tăng trưởng GDP năm 2022 có thể giảm xuống 4%”, ông Tao Wang, nhà kinh tế trưởng tại UBS AG, cảnh báo.
“Tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại đáng kể, còn các gói kích thích kinh tế vẫn chưa được tung ra”, các nhà kinh tế Tom Orlik và Bjorn Van Roye nhận định.
“Trong khi đó, Mỹ cũng vật lộn với việc thiếu hụt 5 triệu việc làm và lạm phát tăng cao nhất trong vòng 30 năm. Sự lao dốc của nền kinh tế Trung Quốc có thể làm các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn”, giới quan sát cảnh báo.
Kinh tế Trung Quốc lao dốc khi nền kinh tế thế giới đang đối mặt với một thách thức khác. Đó là lạm phát vẫn còn cao và có thể tăng nhanh hơn nữa.
Các dự báo chỉ ra rằng lạm phát của Mỹ trong năm nay sẽ ở mức 4,6%, cao gấp đôi mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung euro và Anh cũng đang tăng mạnh.
Các lãnh đạo ngân hàng trung ương và nhà kinh tế cũng dần thay đổi quan điểm về phát biểu lạm phát chỉ là nhất thời. Fed đã bắt đầu cắt giảm chương trình mua tài sản để kích thích nền kinh tế, hướng tới nâng lãi suất vào nửa cuối năm 2022.
Trong khi đó, tính đến nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vẫn chậm chạp trong việc thúc đẩy nền kinh tế. Tuy vậy, nhà kinh tế Chang Shu dự báo PBoC sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giải phóng thêm tiền để các ngân hàng cho vay, trước cuối năm nay.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị 04 Đảng bộ tiếp tục chủ động, rà soát nội dung công việc chuẩn bị đại hội; quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024, Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18/01/2025 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, kế hoạch và hướng dẫn của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đến các chi bộ.
(CLO) Tỉnh Phú Thọ dừng, hoãn, hủy nhiều hoạt động vui chơi, giải trí dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025, trong hai ngày quốc tang nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone.
(CLO) Tự nhận là Trưởng phòng Địa chính huyện và “vẽ” ra các cơ hội việc làm, đất tái định cư, một phụ nữ tại huyện Kỳ Anh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng của nhiều người dân.
(CLO) Xe điện trẻ em – món đồ chơi tưởng chừng vô hại, nhưng lại đang trở thành mối nguy tiềm tàng khi được sử dụng thiếu kiểm soát tại các công viên, khu vui chơi công cộng. Không mũ bảo hiểm, không biện pháp bảo hộ, thậm chí có trường hợp trẻ em điều khiển xe với tốc độ cao, luồn lách giữa dòng người đông đúc, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố một loạt thuế quan mới, gây ra nhiều tranh cãi về công thức tính toán và mục tiêu kinh tế đằng sau quyết định này.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Với tiềm năng phát triển dài hạn và là vùng trũng về giá, thị trường BĐS Quy Nhơn đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư từ các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và cả dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.