(CLO) Các nhà khoa học Trung Quốc hôm thứ Ba (16/1) thông báo rằng họ đã nhân bản được cá thể khỉ vàng Rhesus khỏe mạnh đầu tiên bằng phương pháp mới được sửa đổi từ quy trình tạo ra cừu Dolly.
Chú khỉ nhân bản vẫn sống khỏe mạnh
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Nature Communications hôm thứ Ba. Theo đó, con khỉ vừa được nhân bản được đặt tên là Retro, thuộc giống khỉ vàng Rhesus. Falong Lu, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết chú khỉ hiện khỏe mạnh và vẫn phát triển mạnh mẽ.
Cá thể khỉ Rhesus được nhân bản có tên là Retro và đang sống khỏe mạnh. Ảnh: Nature Communications
"Chúng tôi đã nhân bản vô tính được cá thể khỉ Rhesus khỏe mạnh đầu tiên. Đây là một bước tiến lớn đến mức tưởng như không thể thực hiện được, mặc dù hiệu quả rất thấp so với phôi được thụ tinh thông thường", Falong Lu, chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm Nhà nước về Sinh học Phát triển Phân tử và Viện Di truyền và Sinh học Phát triển tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết.
Linh trưởng là một trong những loài đặc biệt khó nhân bản. Nhiều năm qua, các nhà khoa học đã gặp thất bại trong việc thay thế các tế bào nhân bản bằng tế bào từ phôi bình thường. Họ hy vọng có thể ứng dụng kỹ thuật mới để tạo ra những con khỉ Rhesus giống hệt nhau nhằm phục vụ cho nghiên cứu y học.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo rằng tỷ lệ thành công của phương pháp mới vẫn còn rất thấp, đồng thời đặt ra những câu hỏi đạo đức xung quanh việc nhân bản.
Động vật có vú đầu tiên được nhân bản là cừu Dolly, được tạo ra vào năm 1996 bằng một kỹ thuật chuyển giao hạt nhân tế bào soma, hay còn gọi là SCNT.
Kể từ thành tựu đó, các nhà khoa học đã nhân bản nhiều loài động vật có vú, bao gồm lợn, bò, ngựa và chó. Quá trình này thường chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ phôi được cấy vào động vật thay thế để tạo ra con cái có khả năng sống sót.
Phương pháp mới nhân bản mới là gì?
Trong nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phiên bản sửa đổi của phương pháp SCNT trên khỉ Cynomolgus (Macaca fascicularis) và cải tiến kỹ thuật này hơn nữa để nhân bản khỉ Rhesus (Macaca mulatta).
Chú khỉ nhân bản Retro vào thời điểm 17 tháng tuổi. Ảnh Nature Communications
Sau hàng trăm thất bại, họ đã thực hiện một quá trình gọi là cấy ghép khối tế bào bên trong, bao gồm việc đưa các tế bào bên trong được nhân bản vào phôi không được nhân bản.
Điều này cho phép nhân bản phát triển bình thường. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm kỹ thuật mới bằng cách sử dụng 113 phôi tái tạo, 11 phôi trong số đó được cấy vào 7 động vật thay thế. Kết quả, chỉ có một trường hợp sống sót.
"Chúng tôi đặt trọng tâm chính trong tương lai là các nghiên cứu nhằm nâng cao tỷ lệ thành công của kỹ thuật SCNT ở loài linh trưởng", ông Falong Lu nói.
Thực tế, cá thể khỉ nhân bản đầu tiên không phải Retro mà là cặp khỉ đuôi dài (còn gọi là khỉ ăn cua) giống hệt nhau có tên là Trung Trung và Hoa Hoa. Đôi khỉ này đã được tạo ra bằng kỹ thuật SCNT vào năm 2018 bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Thần kinh của Viện Khoa học Trung Quốc ở Thượng Hải.
Hiện Trung Trung và Hoa Hoa đã hơn 6 tuổi và đang sống hạnh phúc, khỏe mạnh với những con khỉ cùng loài. Ông Lu cho biết đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được bất kỳ giới hạn tiềm tàng nào đối với tuổi thọ của khỉ nhân bản.
Cặp khỉ đuôi dài nhân bản giống hệt nhau Trung Trung (ZZ) và Hoa Hoa (HH). Ảnh: Liu et al Cell
Tranh cãi vấn đề đạo đức
Việc sử dụng khỉ trong nghiên cứu khoa học đã gây nhiều tranh cãi về mặt đạo đức đối với phúc lợi động vật. Nhà khoa học Lluis Montoliu tại Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia Tây Ban Nha, người không tham gia nghiên cứu, chỉ ra rằng chỉ có 1 trong số 113 phôi ban đầu sống sót, nghĩa là tỷ lệ thành công dưới 1%.
"Đầu tiên, có thể nhân bản loài linh trưởng. Và thứ hai, không kém phần quan trọng, những thí nghiệm này rất khó thành công với tỷ lệ thấp như vậy", ông Montoliu cho biết.
Ông nói thêm rằng tỷ lệ thành công thấp của thử nghiệm này cho thấy việc nhân bản con người là không cần thiết và gây tranh cãi. Nếu cố gắng thực hiện, đây sẽ là thử nghiệm "cực kỳ khó khăn và phi lý về mặt đạo đức".
Trong khi đó, Hiệp hội Hoàng gia Phòng chống Hành vi tàn ác đối với Động vật của Vương quốc Anh cho biết họ có "những lo ngại nghiêm trọng về đạo đức và phúc lợi xung quanh việc áp dụng công nghệ nhân bản vào động vật. Nhân bản động vật đòi hỏi những quy trình có thể gây đau đớn và khó chịu cho động vật, đồng thời có tỷ lệ thất bại và tử vong cao".
Ý nghĩa của việc nhân bản khỉ
Trước những ý kiến trái chiều, nhóm nghiên cứu cho biết họ vẫn tuân theo luật pháp và hướng dẫn của Trung Quốc về việc sử dụng các loài linh trưởng không phải con người trong nghiên cứu khoa học.
Theo báo cáo của một hội đồng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Trung Quốc công bố vào tháng 5, nghiên cứu về các loài linh trưởng có nhiều điểm tương đồng với con người sẽ đóng vai trò then chốt góp phần dẫn đến nhiều tiến bộ y tế, bao gồm cả việc tạo ra vaccine Covid-19.
Nhóm nghiên cứu cho biết việc nhân bản thành công khỉ có thể giúp đẩy nhanh nghiên cứu y sinh, do các nhà khoa học hiện đang gặp nhiều hạn chế khi thí nghiệm trên chuột. Ngoài ra, ông Esteban cũng tin rằng việc tạo ra những cá thể khỉ giống hệt nhau về mặt di truyền có thể hữu ích trong nhiều khía cạnh.
"Nghiên cứu này là bằng chứng về việc nhân bản có thể được thực hiện ở các loài linh trưởng không phải con người, đồng thời mở ra cơ hội cho những phương pháp hiệu quả mới. Khỉ nhân bản có thể được biến đổi gen theo những cách phức tạp mà khỉ hoang dã không thể làm được. Điều này có nhiều ý nghĩa đối với mô hình bệnh tật cũng như nỗ lực bảo tồn động vật", ông Esteban chia sẻ.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.