Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

Thứ hai, 16/09/2024 16:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ ngày 11-12/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Nga. Cũng trong thời gian này, lần lượt Thủ tướng Tây Ban Nha và Na Uy đều có chuyến thăm tới Trung Quốc. Điều này cho thấy hình ảnh tích cực, chủ động của Trung Quốc, xét ở góc độ an ninh.

Mở rộng hợp tác với BRICS

Mục đích chính chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị là gặp gỡ đại diện các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) liên quan đến vấn đề an ninh, cũng như thảo luận công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới của nhóm, dự kiến được tổ chức tại Kazan từ ngày 22-24/10.

Hoạt động ngoại giao lần này một lần nữa cho thấy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, đồng thời, Bắc Kinh ngày càng coi trọng, đánh giá cao cơ chế hợp tác trong khuôn khổ BRICS. Ngay trước thềm tới Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh: “BRICS là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Trung Quốc ủng hộ vai trò chủ tịch của Nga, đồng thời cam kết sẽ góp phần củng cố hơn nữa sự hợp tác của các nước trong nhóm để bảo đảm tổ chức hiệu quả hội nghị thượng định của các nhà lãnh đạo BRICS”.

trung quoc no luc tham gia giai quyet cac diem nong hinh 1

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Nga ngày 11-12/9. Ảnh: RBC

Dự kiến tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS vào tháng 10 tới tại Kazan/Nga, các bên sẽ đề tập đến các vấn đề an ninh quốc tế, cũng như các vấn đề khu vực. Nhiều khả năng Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil sẽ nhất quyết tổ chức một hội nghị mới để giải quyết xung đột Ukraine.

Các quốc gia ở Nam bán cầu nhìn chung muốn nỗ lực thúc đẩy một giải pháp chính trị nhằm chất dứt cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine, vì nó đã làm gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng và tạo ra những vấn đề kinh tế nghiêm trọng cho một số quốc gia. Ngoài ra, do các lệnh trừng phạt thứ cấp, hợp tác giữa Trung Quốc và Nga không thể phát triển toàn diện, điển hình như những vấn đề trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng phát sinh trong quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây.

Theo giới phân tích chính trị, Trung Quốc, về mặt lý thuyết, có khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Bắc Kinh có quan hệ chặt chẽ với Moscow, nhưng không làm gián đoạn đối thoại với Kiev. Không loại trừ khả năng Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đến Nga để thảo luận về một cuộc gặp có thể có giữa hai nhà lãnh đạo tại Kazan, mà trong đó, chương trình nghị sự sẽ là các vấn đề an ninh và giải pháp chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine có thể được chú ý.

Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến các vấn đề an ninh. Điều này không chỉ liên quan đến cuộc xung đột quân sự tại Ukraine, mà còn xuất phát từ tình hình phức tạp, các “điểm nóng” xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Tình hình bất ổn ở eo biển Đài Loan (Trung Quốc) và các tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và sự cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương buộc Trung Quốc phải xem xét các kịch bản khác nhau và thường xuyên so sánh quan điểm với các đối tác, trong đó Nga chiếm vị trí đặc biệt.

Hợp tác trước sức ép từ phương Tây

Không chỉ xúc tiến các cuộc gặp thượng đỉnh với tần suất dày đặc, tăng cường trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, năng lượng... mà Trung Quốc - Nga đã truyền cho nhau những thông điệp về việc phát triển quan hệ hợp tác an ninh để đối đầu với áp lực chưa từng có từ phương Tây. Hai nước mở rộng phạm vi tập trận chung và thường xuyên tiến hành tuần tra trên biển và trên không giữa các lực lượng hải quân và không quân của hai nước.

Điều thú vị là Trung Quốc đồng thời tích cực thảo luận các vấn đề an ninh với các quốc gia mà nước này có quan hệ căng thẳng hoặc ít nhất là khó khăn. Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 11 dành riêng cho chủ đề này được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 12-14/9. Khoảng 500 chuyên gia và đại diện Bộ Quốc phòng từ hơn 90 quốc gia được mời tham dự. Đáng chú ý, Mỹ đã cử Phó Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Michael Chase, người cũng trower thành một trong những quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Đài Loan (Trung Quốc) trong những năm gần đây.

Bên cạnh đó, các chính trị gia châu Âu cũng tới thăm Trung Quốc thời gian gần đây nhằm thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương, cũng như các vấn đề an ninh khu vực cùng quan tâm. Ngày 8-11/9, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez công du Trung Quốc. Gần như cùng lúc, ngày 9-12/9, người đứng đầu chính phủ Na Uy Jonas Gahr Store cũng có chuyến thăm cường quốc châu Á.

Bất chấp một số căng thẳng, Trung Quốc vẫn có vai trò then chốt với châu Âu. Nền kinh tế thứ hai thế giới là đối tác thương mại hàng đầu của Tây Ban Nha ngoài Liên minh châu Âu (EU); ngược lại, Madrid là đối tác thương mại lớn thứ bảy của Bắc Kinh trong EU. Với Na Uy, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba, sau EU và Mỹ.

Không khó hiểu khi duy trì hợp tác với Bắc Kinh tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của cả Madrid lẫn Oslo. Tuy nhiên, ở góc độ an ninh, chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo hai nước Tây Ban Nha và Na Uy có ý nghĩa quan trọng không kém. Tây Ban Nha và Na Uy đều là thành viên NATO, nhìn chung không có bất kỳ khác biệt nghiêm trọng nào với Bắc Kinh và do đó, có thể truyền đạt lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề nhạy cảm cho các đồng minh của họ.

Theo tiến sĩ Ekaterina Zaklyazminskaya, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Trung Quốc và châu Á hiện đại, Viện Hàn lâm khoa học Nga, nhận định, Trung Quốc hiện đang cố gắng lôi kéo các nước châu Âu ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ. Nếu sự hiểu biết lẫn nhau được thiết lập giữa các cường quốc châu Âu và Trung Quốc, sẽ có cơ hội đạt được tiến bộ trong cuộc xung đột Ukraine.

Đồng thời, nhìn chung, EU là đối tác chiến lược của Bắc Kinh không chỉ vì khối lượng kim ngạch thương mại đáng kể (trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với EU đạt khoảng 450 tỷ USD), mà còn vì tiềm năng hợp tác song phương trong các lĩnh vực ưu tiên của Trung Quốc. Đặc biệt, thị trường công nghệ Mỹ đóng cửa chặt chẽ đối với Trung Quốc, nhưng nước này vẫn có thể tiến hành đối thoại với châu Âu trong lĩnh vực này.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

(CLO) Chỉ trong vòng 2 tháng, nước Mỹ đã trải qua 2 sự cố và cả 2 đều nhằm vào ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Vậy liệu vụ ám sát lần này có tạo hiệu ứng tích cực như lần trước và giúp ông Trump chiếm nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng?

Tiêu điểm Quốc tế
Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

(CLO) Hành lang Philadelphi, một dải đất nhiều bụi rậm và cồn cát hẹp ở phía nam Gaza, giáp biên giới với Ai Cập đang nổi lên như trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Israel - Hamas và giải thoát hàng loạt con tin.

Tiêu điểm Quốc tế
Pokrovsk và Chasiv Yar, hai 'cửa ải' quyết định cuộc chiến ở miền đông Ukraine

Pokrovsk và Chasiv Yar, hai 'cửa ải' quyết định cuộc chiến ở miền đông Ukraine

(CLO) Nga đang quyết tâm hơn trong việc kiểm soát toàn bộ khu vực Donetsk ở phía đông Ukraine, sau khi Kiev bất ngờ tấn công vùng biên giới của Moscow. Trong đó, hai thị trấn Pokrovsk và Chasiv Yar là những “cửa ải” quan trọng nhất mà các lực lượng Nga đang nhắm đến.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024: Các cuộc tranh luận có làm thay đổi quyết định của cử tri không?

Bầu cử Mỹ 2024: Các cuộc tranh luận có làm thay đổi quyết định của cử tri không?

(CLO) Các cuộc thăm dò cho thấy ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris và đối thủ Donald Trump của Đảng Cộng hòa vẫn gần như ngang bằng trước thời điểm cuộc tranh luận tổng thống Mỹ hôm 10/9 diễn ra.

Tiêu điểm Quốc tế
Từ “đại hồng thuỷ” đến hạn hán nghiêm trọng nhất trong lịch sử

Từ “đại hồng thuỷ” đến hạn hán nghiêm trọng nhất trong lịch sử

(NB&CL) Chỉ trong vòng 4 tháng qua, quốc gia Nam Mỹ Brazil đã phải quay cuồng trong hai cơn thịnh nộ trái ngược của mẹ thiên nhiên. Tháng 4, tháng 5/2024, liên tục những trận mưa lớn đã nhấn chìm Brazil trong biển nước hàng tháng trời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động của nước này. Và chỉ 4 tháng sau đó, Brazil lại phải hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong lịch sử với hơn 3 triệu km2 bị ảnh hưởng, chiếm hơn 30% diện tích lãnh thổ quốc gia lớn thứ 3 châu Mỹ này.

Tiêu điểm Quốc tế