Trung Quốc nỗ lực xoa dịu cuộc biểu tình đòi tiền gửi của người dân

Thứ năm, 14/07/2022 06:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà chức trách Trung Quốc sẽ bắt đầu hoàn lại tiền cho các khách hàng ngân hàng có tài khoản bị đóng băng trong nhiều tháng qua sau khi một số cuộc biểu tình lớn nhất mà nước này từng chứng kiến nổ ra kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Theo tuyên bố vào cuối ngày thứ 2 của các cơ quan quản lý tài chính của tỉnh, các khách hàng từ bốn ngân hàng nông thôn ở tỉnh Hà Nam, miền Trung và một ngân hàng ở tỉnh An Huy lân cận, sẽ được chính quyền hoàn trả lại tiền bắt đầu từ thứ 6.

trung quoc no luc xoa diu cuoc bieu tinh doi tien gui cua nguoi dan hinh 1

Những người biểu tình trong một cuộc biểu tình phản đối việc đóng băng tiền gửi của các ngân hàng ở nông thôn, bên ngoài một tòa nhà của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, ngày 10 tháng 7 năm 2022. Ảnh: Reuters.

Họ cho biết các khoản thanh toán đầu tiên sẽ được gửi cho khách hàng với tổng số tiền dưới 50.000 nhân dân tệ (7.445 USD) khi gửi tại một ngân hàng. Các thỏa thuận riêng biệt sẽ được thông báo trong thời gian thích hợp cho những khách hàng có số tiền gửi nhiều hơn số tiền đó trong tài khoản của họ.

Các ngân hàng nông thôn có liên quan hiện vẫn chưa đưa ra được lời giải thích rõ ràng về lý do tại sao và trong bao lâu các khoản tiền sẽ vẫn bị đóng băng. Vào tháng 5, cơ quan quản lý ngân hàng quốc gia cho biết một cổ đông lớn của ngân hàng Hà Nam phải chịu trách nhiệm về việc thu hút tiền bất hợp pháp từ những người gửi tiết kiệm thông qua các kênh trực tuyến.

Các khoản hoàn trả sẽ được xử lý bởi hai ngân hàng khác, nhưng các nhà quản lý không cho biết chi tiết nguồn tiền sẽ đến từ đâu.

Các thông báo này được đưa ra sau một cuộc biểu tình lớn vào chủ nhật ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Đây là cuộc phản đối lớn nhất từ trước đến nay của những người gửi tiền, những người đã đấu tranh trong nhiều tháng để lấy lại số tiền tiết kiệm bị đóng băng của họ.

Tháng trước, một doanh nhân 45 tuổi đến từ Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, nói với CNN Business rằng anh ta không thể rút được được một chút nào trong số tiền tiết kiệm trị giá 6 triệu USD của gia đình mình.

Các cuộc chạy đua gửi tiền vào các ngân hàng nhỏ của Trung Quốc đã trở nên thường xuyên hơn trong những năm gần đây và một số đã bị cáo buộc là có sự không phù hợp về tài chính hoặc tham nhũng. Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng một vấn đề tài chính lớn hơn nhiều có thể đang rình rập, gây ra bởi sự sụp đổ từ thị trường bất động sản Trung Quốc và các khoản nợ xấu tăng cao liên quan đến đại dịch Covid-19.

Theo ước tính vào tháng 4 của Sanlian Lifeweek, một tạp chí thuộc sở hữu nhà nước, có tới 400.000 khách hàng trên khắp Trung Quốc không thể tiếp cận khoản tiết kiệm của họ tại các ngân hàng nông thôn ở tỉnh Hà Nam và An Huy.

Khoảng một phần tư tổng tài sản của ngành ngân hàng được nắm giữ bởi khoảng 4.000 tổ chức tín dụng nhỏ, thường có cấu trúc quản lý và sở hữu không rõ ràng, đồng thời dễ bị tham nhũng và suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Cảnh sát Hà Nam hôm chủ nhật cho biết họ đã bắt giữ một số nghi phạm với cáo buộc sử dụng các ngân hàng nông thôn để gây quỹ công trái phép kể từ năm 2011.

Bất chấp hành động của cảnh sát và động thái trả nợ của một số ngân hàng gửi tiền trong những ngày tới, các nhà phân tích cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng có thể vẫn chưa kết thúc.

Betty Wang, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại ANZ, cho biết trong một lưu ý cho khách hàng hôm thứ 3: “Tình hình của cuộc biểu tình vẫn đang tiếp tục phát triển.”

Bà Wang cho hay: “Mặc dù quy mô của các khoản tiền gửi không lớn nhưng tác động xã hội của vụ việc có thể rất lớn nếu nó không được xử lý thích hợp. Nó cũng có thể kích hoạt một vòng thắt chặt quy định khác”, bà nói thêm rằng Bắc Kinh có thể sẽ khởi động một vòng điều tra mới vào lĩnh vực ngân hàng trực tuyến, ngân hàng thôn bản, hoặc các cuộc thanh tra liên quan đến tham nhũng tiềm ẩn tại địa phương.

Không phải ai cũng được giúp đỡ

Tuyên bố hôm thứ 2 là lời hứa đầu tiên của các nhà chức trách Trung Quốc rằng họ sẽ trả lại các khoản tiền bị đóng băng cho những nạn nhân. Tuy nhiên, nhiều khách hàng có hơn 50.000 nhân dân tệ bị mắc kẹt trong các ngân hàng đó, họ vẫn còn mù mờ về tương lai của khoản tiết kiệm cả đời của họ.

Bên cạnh đó, kế hoạch cũng có những loại trừ khác.

Các nhà chức trách cho biết sẽ không thanh toán cho những khách hàng đã gửi tiền vào ngân hàng qua các kênh khác với lãi suất cao hoặc những người đã vi phạm luật và quy định. Nhưng họ không giải thích chi tiết về điều này, khiến sự bất bình của nhiều nạn nhân dường như không được giải quyết.

Trong trường hợp các nạn nhân ở tỉnh Hà Nam và An Huy, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin rằng các sản phẩm tiết kiệm được giới thiệu cho khách hàng thông qua các nền tảng trực tuyến được liên kết với hoặc thuộc sở hữu của những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc như Baidu và JD.com.

Ở Trung Quốc, các ngân hàng địa phương chỉ được phép nhận tiền gửi từ cơ sở khách hàng của ngân hàng họ, nhưng việc nhiều ngân hàng nhỏ hợp tác với các nền tảng trực tuyến và thu hút tiền trên khắp đất nước đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.

Đầu năm 2021, Bắc Kinh đã cấm các ngân hàng bán các sản phẩm tiền gửi thông qua các nền tảng trực tuyến, vì lo ngại rằng sự mở rộng nhanh chóng của lĩnh vực fintech có thể làm tăng rủi ro trong hệ thống tài chính rộng lớn hơn.

Nhưng một số người gửi tiết kiệm nói rằng họ đã được các ngân hàng cho biết rằng các sản phẩm tiền gửi là hợp pháp và họ được bảo vệ bởi chương trình bảo hiểm tiền gửi.

Bà Wang nói: “Nếu sự việc được xác định là gian lận tài chính hoặc nếu các tài khoản bị ảnh hưởng không tiết kiệm tiền gửi một cách nghiêm túc, thì có thể họ không nằm trong diện bảo vệ của chương trình bảo hiểm tiền gửi.”

Ở Trung Quốc, khoản tiền gửi lên tới 500.000 nhân dân tệ (gần 75.000 USD) được đảm bảo trong trường hợp ngân hàng gặp sự cố, nhưng nếu cuộc điều tra của chính phủ phát hiện ra rằng những trường hợp này liên quan đến các giao dịch không tuân thủ các quy định nhà nước thì người dân có thể mất tất cả.

Sự bất bình của xã hội phát sinh từ vụ việc trêm có thể là một vấn đề đáng kể đối với chính phủ Trung Quốc.

Người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những nông dân có thu nhập thấp, những người đã gửi gần như tất cả các khoản tiết kiệm cả đời của họ.

Theo bà Wang: “Họ coi ngân hàng là nơi an toàn nhất được hỗ trợ bởi uy tín tín dụng có chủ quyền. Việc xử lý vấn đề không phù hợp có thể dẫn đến bất ổn xã hội và đe dọa sự ổn định kinh tế xã hội và điều này có thể đặc biệt nhạy cảm sau hậu quả của các cuộc bãi khóa địa phương và trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 20.”

Huy Hoàng (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

(CLO) Ngày 18/9, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore đã được tổ chức tại Singapore dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Thứ hai Bộ Công nghiệp và Thương mại kiêm Bộ trưởng Nhân lực Singapore, ông Tan See Leng.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô