Trung Quốc ồ ạt thu mua than Mông Cổ do lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia kéo dài

Thứ bảy, 11/09/2021 06:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung than nghiêm trọng do lệnh cấm nhập khẩu từ Australia kéo dài, Bắc Kinh hiện đang tăng cường nỗ lực thu mua than từ các quốc gia khác, trong đó có nước láng giềng Mông Cổ.

Tăng cường thu mua

Theo South China Morning Post, Trung Quốc hiện đang phải hứng chịu giá than tăng vọt trong bối cảnh nguồn cung giảm mạnh. Điều này cũng khiến chính phủ nước này cấm một sàn địa phương có ảnh hưởng cập nhật giá than và tin tức thị trường nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ.

trung quoc o at thu mua than mong co do lenh cam nhap khau than tu australia keo dai hinh 1

Trung Quốc ồ ạt thu mua than Mông Cổ do lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia kéo dài. Ảnh: South China Morning Post.

Giá than tăng gây lo ngại đến Trung Quốc, quốc gia vốn đang phải đối phó với chi phí nguyên liệu thô tăng cao gây tổn hại cho các doanh nghiệp.

Trong một cuộc họp trực tuyến với Phó Thủ tướng Mông Cổ Amarsaikhan Sainbuyan vào hôm 7/9, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Wentao đã thảo luận về chủ đề mua thêm khoáng sản và nông sản từ Mông Cổ, theo thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc.

Kể từ khi ra lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia vào hồi tháng 10/2020, Trung Quốc đã tăng cường mua than từ các quốc gia khác, bao gồm Mông Cổ, nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng đột biến trong nước.

Chỉ trong gần một năm qua, Mông Cổ đã dần thay thế Australia trở thành nhà cung cấp than luyện cốc nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Song, chuỗi cung ứng giữa hai quốc gia này cũng gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Mông Cổ.

Giá than tăng kỷ lục

trung quoc o at thu mua than mong co do lenh cam nhap khau than tu australia keo dai hinh 2

Trung Quốc không sản xuất đủ than để đáp ứng nhu cầu nội địa. Việc ban hành lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia khiến cho nguồn cung thiếu hụt trầm trọng. Ảnh: Getty.

Theo truyền thông địa phương đưa tin hôm 21/8, Hải quan Ganqimaodu tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu than từ Mông Cổ trong vòng 2 tuần để phòng chống dịch Covid-19. Cảng Ganqimaodu hiện đang chịu trách nhiệm nhập khẩu hơn 50% các chuyến hàng than cốc từ Mông Cổ vào Trung Quốc.

Ngay sau khi đóng cửa biên giới, giá than luyện cốc của Trung Quốc, cũng như than cốc và giá than nhiệt dự kiến, đã tăng lên mức cao kỷ lục mặc cho cơ quan hải quan tuyên bố vẫn duy trì việc thông quan mặt hàng than.

Cũng trong cuộc họp trực tuyến, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cũng thảo luận với người đồng cấp Mông Cổ về vấn đề tắc nghẽn tại biên giới.

“Trung Quốc hy vọng rằng cả hai nước cùng hợp tác để đảm bảo dòng chảy thương mại hàng hóa thông suốt tại các cảng biên giới trên cơ sở phòng chống và ngăn chặn đại dịch hiệu quả”, ông Wang phát biểu tại cuộc họp.

Về phần Mông Cổ, Bộ trưởng Amarsaikhan đề xuất tăng số lượng xe tải chở than của Trung Quốc vào nước này để vận chuyển nguồn cung qua biên giới. Ngoài ra, ông cũng đề xuất vận chuyển than sang Trung Quốc bằng đường sắt.

trung quoc o at thu mua than mong co do lenh cam nhap khau than tu australia keo dai hinh 3

Hồi tháng 8, Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu than từ Mông Cổ tại cảng Ganqimaodu ở khu tự trị Nội Mông trong vòng 2 tuần để phòng dịch Covid-19. Ảnh: Daily News.

Hai bên nhất trí gia tăng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 và đẩy nhanh việc thực hiện các dự án viện trợ cũng như cấp vốn đầu tư của Trung Quốc.

Lượng than nhập khẩu trong tháng 8 của Trung Quốc giảm 7%, xuống còn 28,05 triệu tấn, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc công bố hôm 7/9 vừa qua. Giá than luyện cốc đã vượt quá 4.000 nhân dân tệ (620 USD)/tấn tại một số khu vực của trung tâm giao dịch than ở tỉnh Sơn Tây vào tuần trước - tăng hơn 45% kể từ đầu tháng 8, theo Kaiyuan Securities.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), cơ quan lập kế hoạch kinh tế hàng đầu Trung Quốc, trong tuần này đã đóng cửa các chỉ số giá cả và hai tài khoản WeChat của Trung tâm Giao dịch Than Yulin, thông báo rằng công ty đã đăng tải thông tin sai lệch và không được phép thu thập, chỉnh sửa hoặc xuất bản tin tức.

Công ty này sau đó cam kết sẽ “ngừng phát hành thông tin sai lệch về thị trường than thông qua bất kỳ kênh nào”, NDRC cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba.

“Tất cả các công ty, tổ chức liên quan và We-media nên… ngăn chặn việc đầu cơ giá than, đấu thầu tăng giá hoặc tích trữ một cách ác ý. NDRC sẽ tiếp tục tăng cường giám sát thông tin, đồng thời làm việc với các bộ phận khác để trấn áp các hoạt động bất hợp pháp, đảm bảo nguồn cung than và bình ổn giá”, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc tuyên bố.

Cấm nhập khẩu than từ Australia

Trước đây, xuất khẩu cả than nhiệt và luyện cốc của Australia chiếm một tỷ lệ lớn trong nhập khẩu than của Trung Quốc, và được yêu cầu để bổ sung sự thiếu hụt trong sản xuất địa phương. Trung Quốc không sản xuất đủ than để đáp ứng nhu cầu của họ.

Tính từ năm 2016, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc. Vào năm 2019, tổng kim ngạch hàng hóa thương mại hai chiều của Úc với Trung Quốc đạt 170 tỷ USD. Trong đó, than là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn thứ 3 của Úc sang thị trường Trung Quốc, khi đem lại doanh thu hơn 14 tỷ AUD trong năm 2019 và đáp ứng đến 60% nhu cầu than của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Hồi tháng 11 năm ngoái, các nhà máy điện và nhà máy thép của Trung Quốc được thông báo ngừng sử dụng than của Úc, gây nên tình trạng các tàu vận chuyển than với giá trị khổng lồ đang mắc kẹt ngoài khơi.

Sau động thái trên, theo thống kê, đã có hơn 50 tàu chở than của Úc bị “mắc kẹt” ngoài khơi Trung Quốc sau khi các cảng của Trung Quốc “được thông báo miệng” trong tháng 10 về việc không bốc dỡ những lô hàng này.

Cụ thể, theo South China Morning Post, hơn 4,1 triệu tấn than luyện kim trên 39 con tàu đang mắc kẹt. Ngoài ra, 9 tàu đang chở khoảng 1,1 triệu tấn than nhiệt. Theo ước tính sơ bộ, tổng giá trị của các lô than này vào khoảng 519 triệu USD.

Trong năm ngoái, Trung Quốc đã áp đặt một loạt thuế và lệnh cấm vận - một số không chính thức - lên hàng hóa của Úc, từ lúa mạch, thịt bò, bông, đến rượu, than và gỗ. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng yêu cầu các doanh nghiệp trong nước ngừng mua đồng, đường, gỗ và tôm hùm của Úc.

Hương Vũ

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp